Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Thơ Văn Phật Giáo


...... ... .

 
 

 NÓI NHỎ NHAU NGHE

Bảo Quốc Kiếm

 

 

Tôi thật sự vui mừng khi đọc được bài viết của ông Quảng trí. Với một lời lẽ bao dung cao thượng của một ngươiø trí thức đàn anh đáng quí. Tôi thật sự cảm kích vô cùng. Trong bài viết ông cho tôi những lời khuyên rất nhã nhặn cũng như cho ông Tịnh hải vài ý kiến đặc biệt. Với tôi, có thể tóm lược như sau :

            -Phật pháp không có kẻ thù.

            -Nếu không đặt nặng lời bình phẩm một chút, thì bài góp ý phê bình ông Tịnh hải hay hơn.

            -Việc này làm tôi xót xa cho thời Phật pháp bây giờ. Nhất là tôi đang tu môn Tịnh độ.

            -Tuy nhiên ông BQK đặt nặng vấn đề chính trị, có lẽ tác giả sốt sắng lo sợ ông (TH) là CS thật, nhưng tôi nghĩ việc này không đúng lắm.

Tôi xin đón nhận ý kiến của ông một cách chân thành và vui vẻ. Tuy nhiên để tìm hiểu một càch vô tư và thông cảm nhau hơn, tôi cần kề tai nói nhỏ vài việc cùng quí vị.

Hoàn toàn đúng như ông nói : “Phật pháp không có kẻ thù”, nhưng trong thực tế “có kẻ thù Phật pháp”. Tại sao thế ?  Tôi không dám qua mặt các nhà trí thức, để tự mình trả lời câu này. Chỉ mong rằng chư vị đọc lại lịch sử truyền giáo của Ấn Ðộ, Trung Hoa, Việt Nam... thì sẽ rõ.  Nếu Hồi giáo không thù Phật giáo thì họ cướp chùa, đốt chùa, giết Tăng, đốt kinh điển Phật gíao làm gì ? Tại Trung Quốc, bao nhiêu lần Nho giáo diệt Phật giáo quý vị cũng dư biết rồi. Thế thì tại Việt Nam lẽ nào quí vị không rõ !!! Và mới mấy hôm đây thôi, khi phái đoàn Thượng viện Mỹ đế VN, họ yêu cầu gặp những vị đang bị tù hoặc bị quản chế, thì chế độ CSVN đều thỏa mãn. trừ ngài Viện trưởng Thích Quảng Ðo. Quí vị nghĩ sao ? Hay quí vị cũng nói như HT Trí Tịnh: “Ai biểu làm chính trị làm chi...” (nhưng ngày CS chiếm được miền Nam thì ngài ngồi trên hàng ghế danh dự). Vấn đề đặt ra cho chúng ta là :”Chúng ta phải làm gì khi chúng ta không coi ai là kẻ thù cả, nhưng có những thành phần coi chúng ta là kẻ thù và họ chủ trương tiêu diệt chúng ta? Ðây là một câu hỏi mà tất cả những ai muốn làm người cũng phải biết trả lời.  Có vị tu hành nói, tôi tu hành không làm chính trị, nhưng khi ra nườc ngoài thì chỗ nào có treo cờ vàng 3 sọc đỏ thì không tới. Có ai hỏi tình hình Phật giáo trong nước thì trả lời “chúng tôi hành đạo thoải mái”. Vậy hành động ấy có mang tính chính trị hay không hay là chỉ tu hành ? Lại có người ở nước ngooài, bảo rằng tôi vượt biên nên không biết và không làm chính trị. Thật sự tôi không biết họ đang nói gì ? Nếu như không bị chính trị đàn áp, không vì chính trị đe dọa, thì tại sao rời bỏ quê hương, ngồi trên những chiếc thuyền nan lênh đênh trên đại hải, tìm sự sống trong cái chết ? Lại có một số Phật tử cho rằng tôi chỉ lo tu hành, không muốn làm chính trị!!! Bằng cái đầu ngu ngốc của tôi, tôi không thể đoán được ý định của họ. Kính xin các bậc thức giả chỉ giáo cho. Tôi không biết chính trị được hiểu như thế nào, và cái từ chính trị ấy xấu xa đi tự hồi nào ? Nếu hiểu chính trị là tranh quyền đoạt lợi, thì quả thật chúng ta không nên làm, vì đó là thứ chính trị xấu. Nhưng nếu được đồng bào tín nhiệm, vì tình thế yêu cầu, thì chúng ta nên từ chối hay không ? Tôi thiết nghĩ, chính trị không chỉ là như thế. Chính trị nằm trong từng hạt muối, hạt gạo, trong từng cọng rau muống...do đó, từ chối chính trị là từ bỏ quyền sống của chính mình. Ngay đến đức Phật, vị Ðạo sư cao cả của chúng ta, cũng dạy chúng ta làm nhiều việc chính trị cơ mà. Nhưng xin nhắc lại là không phải thứ chính trị tranh quyền đọat lợi. Lịch đại Tổ sư cũng đã từng làm như thế. Nếu tôi nhớ không lầm thì trong kinh Trường A hàm, Phật cũng đã nêu lên sự hình thành của cơ cấu chính quyền sơ khai. Và vì thế sau đó ngài dạy chúng ta tứ ân: AÂn Phật tổ Sư trưởng, AÂn cha mẹ, AÂn quốc gia và AÂn chúng sanh. Tôi không dám khua môi động tiếng, nhưng chúng ta thử đặt một vấn đề thôi - ân chúng sanh chẳng hạn. Dĩ nhiên là cha mẹ sinh ra ta, nhưng ta phải biết ai làm ra gạo cho ta ăn, ai dệt vải cho ta mặc, ai dạy cho ta đạo đức, chữ nghĩa, ai bảo vệ biên cương Tổ quốc cho ta sống thái bình...? Hay chúng ta chết đói, chết lạnh, chết vì giặc giả...? Từ đó chúng ta cần đặt ra câu hỏi, chúng ta nên hay không nên trả ân cho chúng sanh ? và trả bằng cách nào, lúc nào? Khi muôn dân bị một chính quyền gian ác thống trị, chúng ta có nên dấn thân vào việc giải trừ chế độ ấy hay không? Khi Thầy Tổ mắc nạn chúng ta có cần cứu giúp hay không??? Hay quí vị nói rằng “Hãy đợi đấy, để tôi tu thành Phật rồi trở lại cứu”. Quí vị còn nhớ đức Khổng, từ mấy ngàn năm trước cũng đã nhắc đến câu “Hà chánh mãmh ư hổ”  hay không ? Xin mỗi người tự vấn lương tâm rồi tự trả là tốt nhất.

            Ðiều thứ hai, mà ông Quảng trí nêu lên là tôi dùng lời lẽ nặng nề. Ðúng như ông phê bình, tôi xin nhận và đã có sửa lại chút đỉnh rồi. Xin quí vị thông cảm, vì tôi là kẻ phàm phu bạt địa mà. Tuy nhiên, tôi cũng xin trình bày tâm tư của người viết. Thú thật là tôi đã suy đi nghĩ lại nhiều lần về ngôn ngữ cần sử dụng, nhưng rồi cái bản chất nóng nảy phàm phu lại chấp nhận câu “Tật nào thuốc nấy”. Nhưng dù sao tôi vẫn nhận lỗi cùng độc giả. Không biết quí vị nghĩ sao, chứ riêng tôi khi đọc mấy câu như : đời này sư nào đắc ? Nói giúp sư sửa đổi... Lại thêm đọc của bà Diệu âm: Phật giáo không phải là tôn giáo - Phật không phải giáo chủ... (Vì thế CSVN gọi người đứng đầu giáo hội quốc doanh là Pháp chủ), là lúc mà tôi muốn biến thành thập nhị Ðại tướng Dược xoa để “lấy chày Kim cang mà đánh cho đầu nó thành tro bụi, bảo vệ Phật pháp”. Tiếc thay không đủ phước đức để hóa thành họ. Xin quí vị xem đó là câu chuyện tiếu lâm thôi.

            Câu thứ ba thì tôi xin gác lại, vì tác giả chưa nói rõ ràng là cho ai: “việc này làm tôi xót xa cho thời Phật pháp bây giờ..”. Tôi không hiểu ông xót xa cho công đức của ông Tịnh hải, hay xót xa vì tôi nói bậy nói càn. Thôi đành đợi vậy. Một ý nữa là ông cho rằng tôi quá đặt nặng vấn đề chính trị, quá lo lắng rằng ông Tịnh hải là CS thật, nhưng theo ông thì không đúng lắm.  Chuyện này thì xin nói nhỏ như vầy: Nhận xét của ông hoàn toàn đúng, nhưng không phải vì sốt sắng lo lắng, mà tôi đã thấy rõ vấn đề, và chỉ thẳng vào âm mưu của nhóm này . Cảm phiền quí vị coi lại mấy ý này của ông Tịnh hải và bà Diệu âm:

-tu thiền và tịnh độ đều chẳng chứng đắc

-cúng dường Thầy, xây chùa, ấn tống kinh sách đều đọa địa ngục

-xóa bỏ truyền thống PGVN

-thầy không chịu lập Phật thất thì mượn chùa

-đạo Phật không phải là tôn giáo

-Phật không phải là giáo chủ

-không ai đỗ máu cho đạo Phật..........

Nếu như vị luật sư nào có thể biện tội cho thân chủ thì xin lên tiếng. Vị nào cho đây là công đức của ông Tịnh hải và bà Diệu âm thì xin coi lại sự suy nghĩ của mình trước lịch sử Dân tộc và Phật giáo VN. Xin quí vị bằng lương tâm cuả một kẻ làm người, bằng đạo tâm của quí vị, quí vị cho đồng bào và đồng đạo một câu trả lời xác đáng. Tôi không dám nói thêm.

Phải nói rằng tâm lượng của ông Quảng trí rất bao dung, ông nhìn vấn đề một cách thản nhiên tự tại. Mặc dù ông có phê bình ông Tịnh hải vài điều, nhưng rất nhân hậu và cung kính, ông viết :

-“...vậy nên ông mới tu niệm Phật gần đây, mà ra vẻ hết hức cao độ, dạy người một cách chẳng khôn khéo gì.”

Tôi xin ghé tai nói nhỏ với quí vị rằng, tấm lòng độ lượng ấy đã bị ông Tịnh hải phủ nhận trước khi ông Quảng trí trao tặng” ai nghĩ vậy đều sai lầm, con không lo tu, lo niệm Phật, làm sao được vãng sanh.

-biết rõ thế nào niệm Phật để  được vãng sanh, và biết rõ ai tu nấy được. Con không tu thì con sẽ không được.

-chúng tôi nghe là việc của người viết lách, còn khuyên quí vị nên nghe là công việc của người muốn vãng sanh.

-chỉ vì một lời nguyền mà chúng tôi không nghĩ đến sự sống chết của mình.

Ðến đây tôi không hiểu ông Quảng trí sẽ nói thế nào. Ông Quảng trí cũng lên tiếng là hiểu ‘TAÂM CẢM” của  ông Tịnh hải, vậy xin ông cho mọi người biết về” cái lời nguyền VĨ ÐẠI quên cả sống chết” ấy là cái gì???

            Qua đọan trích lời của ông Tịnh hải như trên, quí vị hiểu rõ là ông ta không niệm Phật chi cả. Vậy quí vị có muốn bỏ thầy mình để theo kẻ mù dẫn lối hay không? Còn về khả năng Phật pháp, thì tôi là kẻ sơ học, dù đã mấy chục năm gắng học, nhưng căn tánh vốn độn nên chẳng thu thập được mấy chữ. Tôi thấy ông Tịnh hải dạy là “sơ tín tức là sơ địa” (viết nhiều lần). Tôi vô cùng hoảng hốt, bởi vì hồi còn tí tẹo, tôi có nghe thầy tôi giảng là từ sơ tín đến sơ địa cách nhau đâu khỏang 40 bậc. Xin quí vị chỉ giáo cho. Ông lại bảo là tu mà chỉ lo âm đức mà quên phần DƯƠNG ÐỨC. Ngang đó, tôi lại hoàn toàn mù tịt. Tôi cố đi hỏi mà chưa ai trả lời cho, tra mấy bộ Từ điển mà vẫn không có. Dốt ơi là dốt, tôi đập đầu la mãi mà cũng không ra. Ở một chỗ khác , ông lại nói, VÃNG SANH LÀ LÊN NGÔI THẤT ÐỊA, thì tôi lại càng choáng váng mặt mày. Ðọan khác thì ông và bà Diệu âm đều giảng vềø Phật thất rồi dạy thêm “THẤT LÀ BẢY’. Như vậy, nghĩa là tu bảy Phật, hay tu Phật bảy, chứ không thể nói là tu Phật bảy ngày. Cách giảng này rất đặc biệt cho những người THƯỢNG THẶNG thôi, còn như chúng tôi thì làm sao hiểu nỗi. Không biết lối cấu trúc của chữ HÁN mà hai vị này học mhư thế nào nhỉ??? Chỗ khác ngài lại dạy cho những vị thọ Bồ tát giới là : “thọ một giới Phật là cột thêm một phần trách nhiệm... rồi thì, bên Trung quốc có vị thọ Tỳ kheo giới mà chỉ xem mình như Sa di vì sợ không giữ  nổi”. Những lời dạy quí báu này để sách tấn hàng hậu học, hay vì mục đích gì nhỉ??? Chỉ có những vị đệ tử của ông Tịnh hải mới có thể giải thích  được mà thôi. Do đó, tôi cần đặt vấn đề với câu này của ông Quảng trí :”Tôi phải nhận rằng ông có công có sức, ưu tư lo lắng giúp người niệm Phật, giúp người tiến trên con đường giải thoát..... công đức này tôi xin khâm phục và kính trọng..”.

Như tôi đã trình bày, không lẽ mạt sát, bôi bác Tăng già là công đức ? Không lẽ kêu gọi tiêu diệt PG là công đức? Không lẽ giảng nói bừa bãi, bóp méo Phật pháp là công đức....??? Xin ông Quảng trí và chư vị mở lượng hải hà chỉ giáo cho. Lời cuối mà tôi xin thưa thêm là, ông Tịnh hải phê cho HT Ðức Niệm là: “Tụng kinh, giảng kinh, lạy sám hối, đào tạo Tăng Ni, viết sách dạy tu niệm Phật... chỉ là phước đức, không phải công đức, như tiền để nhà băng, chết không mang theo được...”. Vậy xin hỏi, một người không niệm Phật, phá hoại Phật giáo thì công đức ấy thuộc dạng nào? Câu trả lời xin chư vị cùng góp ý. Tôi tuyệt đường ngôn ngữ rồi.

Tôi xin xác định lần nữa là, những ý kiến tôi trình làng, và chỉ trình làng thôi, tôi không đối thọai riêng với bất cứ cá nhân nào, kể cả ông Tịnh hải. Xin chớ quá bao dung, để rồi ông Tịnh hải ngồi vỗ bụng cười: “Ta viết rõ ràng như thế mà cũng không biết.”            

(08-02-04)

 

 --o0o--

Cập nhật : 01-03-04


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Diễn Đàn

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com