Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Diễn Đàn


...... ... .

 
 

Tuyên ngôn về
hố đen vũ trụ và triết lý “Sắc bất dị không...”
 

  Lê Văn Cường
---o0o---
 

 

    Năm 2005 được nhân loại lấy làm năm Vật lý quốc tế đồng thời kỷ niệm lớn 100 năm ngày ra đời Thuyết tương đối của nhà bác học vĩ đại Albert Einstein. Chúng ta những con người lương thiện hiện đang sống trên trái đất tươi đẹp này nên vui mừng vì sự kiện đó. Vì rằng trong trực giác của con người đang bùng phát không thể diễn tả thành lời dấu hiệu của lòng khao khát vươn lên sẵn sàng đón nhận những bước thay đổi lớn lao trong lịch sử nhận thức của loài người kể cả về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội.

     Tại thời điểm này, tôi tin rằng đang có hàng trăm, hàng ngàn “bộ óc” siêu việt trong số 6 tỷ con người sống trên trái đất đang mày mò suy nghĩ tìm cách bứt phá vươn lên, dám chấp nhận từ bỏ những quan điểm xưa cũ tưởng như bất di bất dịch nhưng sự thực lại là lỗi thời và đang trói chặt sự tiến hoá cao hơn của tri thức. Một bước tiến mới, một sự thay đổi lịch sử nhận thức con người theo chiều hướng tốt và cao hơn sẽ phải xảy ra. Cái sẽ phải xảy ra đó không thể nào khác được là phải liên quan tới Einstein và sự tuyên bố sai lầm trong suốt 29 năm nghiên cứu về hố đen trong vũ trụ của nhà khoa học người Anh  Stephen Hawking.

     Einstein thường hay trích dẫn: “Khoa học thiếu tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo thiếu khoa học thì mù loà...”. Sự nghiên cứu về hố đen của ông Stephen Hawking bị khập khiễng do thiếu tôn giáo chăng ? Đó là ý tưởng lớn khiến chúng ta cần mượn sự trợ giúp của triết lý “Sắc bất dị không, không bất dị sắc;sắc tức thị không, không tức thị sắc...” trong kinh “Trái tim Tuệ giác Vô thượng” của Đức Phật Thích ca. Hạnh phúc thay ! Sự bí ẩn của hố đen thế là từ nay không còn là bí ẩn nữa.

      Để hiểu trọn vẹn trong hố đen của vũ trụ có những gì chúng ta cần kiên nhẫn biết khái quát theo quan điểm khoa học về hố đen và những yếu tố vật lý khác có liên quan. 

       Hố đen trong vũ trụ là gì ?  

     Từ những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, các nhà khoa học thiên văn trên thế giới đã phát hiện ra trong không gian bao la của vũ trụ có những vùng đặc biệt tối đen. Các loại kính thiên văn hiện đại bậc nhất không nhận được bất cứ sự bức xạ nào gọi là của vật chất phát ra, chỉ thấy tại đó tối đen như mực. Nhưng từ khoảng cách xa, mọi vật thể như các hành tinh, các vì sao vẫn tồn tại và di chuyển theo những quỹ đạo có liên quan tới vùng tối đen, và ánh sáng, sự dao động điện từ hay còn gọi là các “hạt” phôtôn khi chuyển động có khối lượng tới đó cũng bị hút vào.  Điều đó đã buộc các nhà khoa học phải suy đoán tại vùng tối đen ấy không phải là vùng trống rỗng mà là vùng có trường lực hấp dẫn cực lớn. Cái vùng tối đen như mực nhưng có sức hút khủng khiếp, hút mọi thứ vào trong đó được khoa học đặt tên là Hố đen.

     Tuy nhiên từ trước đấy các nhà khoa học cỡ lớn, cụ thể như  Einstein đã hình dung ra hiện tượng suy sụp hấp dẫn tồn tại trong không gian vũ trụ của những Siêu sao có khối lượng cực lớn. Ví dụ có một Siêu sao với khối lượng cực lớn, tương ứng với khối lượng đó là một trường hấp dẫn cực mạnh bao quanh và trong quá trình toả sáng nó sẽ bị mất năng lượng. Sự mất năng lượng lớn đến một lúc nào đó sẽ tạo ra đối áp suất khiến cho cấu trúc vật chất của Siêu sao đổ sụp vào trong. Tức là Siêu sao đã “chết”, kích thước của nó co lại một cách cực kỳ nhanh chóng và cuối cùng trở thành một hố đen, một vùng gồm toàn trường lực hấp dẫn mạnh. Toàn bộ những gì có khối lượng nếu nằm trong phạm vi trường lực hấp dẫn của hố đen đều bị hút vào trong và mất tích trong đó. Quá trình bị hút vào trong và bị mất tích như thế nào thì chưa ai hình dung ra được.

     Sự suy sụp hấp dẫn của Siêu sao để biến nó thành một hố đen gợi lên một ý: khối lượng có thể biến thành năng lượng. Tôi ngờ rằng tư duy về việc này Einstein đã nảy ra công thức bất hủ  E=m.c²­­ , và đây cũng là một vế “Sắc bất dị không...” trong kinh Phật để nói lên cái vô thường của vạn vật trong vũ trụ. Một ngôi sao to lớn hùng vĩ là thế rồi cuối cùng cũng phải “chết” và đổ sụp vào trong biến thành một khoảng hư vô không trông thấy, chẳng có hình dáng kích thước gì cả. Dấu vết của nó chỉ để lại một vùng gồm toàn lực vô hình, và những cái gì là khối lượng có hình thể chỉ thấy có vào chứ không có ra. Dường như hiện tượng hố đen cố tình chọc tức định luật bảo toàn năng lượng – khối lượng của vật chất.

      Khái quát về hố đen như trên chưa thể dễ hiểu để xem xét bên trong nó có gì, chúng ta cần phải biết thêm khái quát các chiều của không gian.

 Các chiều của không gian

       Bất cứ ai đi học tại các trường phổ thông đều được tiếp xúc với hình học phẳng Euclide. Hình học phẳng Euclide mô tả rất tốt trên mặt phẳng trong hệ không gian 3 chiều. Không gian 3 chiều được biểu diễn bằng 3 phương x, y, z  vuông góc với nhau. Hai phương vuông góc tạo thành mặt phẳng, phương còn lại vuông góc với mặt phẳng đó. Tiên đề của hình học phẳng là 2 đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau, hình chiếu của một điểm lên một mặt phẳng chỉ là một điểm. Nghĩa là chỉ tồn tại một hình và một bóng của hình đó. Trong quá trình tiến hoá của tri thức, người ta thấy rằng hình học Euclide mặc dù độc quyền thống trị thế giới lâu đến thế song vẫn hoàn toàn không phải là hình học duy nhất. Có thể xây dựng một hình học khác không kém phần lôgíc và nó không mâu thuẫn nội tại hơn so với hình học Euclide. Thế là hình học Hipecbon hay còn gọi là hình học phi Euclide ra đời. Hình học phi Euclide nhằm mô tả không gian, mặt phẳng thay bằng mặt cong, ít nhất là thêm một chiều nữa vào để trở thành không gian 4 chiều. Bạn hãy hình dung đơn giản là tại không gian 3 chiều có một phương vuông góc với một mặt phẳng thì nay phương đó vuông góc với mặt cong. Tiên đề 2 đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau thì nay 2 đường thẳng song song đó cắt nhau. Ví dụ 2 đường kinh tuyến song song với nhau trên mặt hình cầu cắt nhau tại 2 điểm cực Bắc và Nam. Hình chiếu của một điểm lên mặt phẳng chỉ là một điểm nhưng lên mặt cong sẽ không phải chỉ một điểm nữa mà là một hình khác tập hợp bởi nhiều điểm. Tức là không phải chỉ một hình một bóng như hình học phẳng Euclide, một hình có thể có nhiều bóng tuỳ theo độ cong của mặt cong. Không gian càng có nhiều chiều thì độ cong càng lớn số bóng của hình càng nhiều. Sức tưởng tượng của đa số chúng ta có giới hạn, nên thư giãn một tý cho vui bằng câu chuyện ông Tôn ngộ không trong truyện Tây du ký có thể biến hoá thành hàng trăm ông Tôn ngộ không giống nhau như đúc trong khắp không gian mà không biết ông nào là thật ông nào là giả. Chúng ta đang quen với cái chỉ có một hình một bóng nay nếu thấy chỉ một hình mà có tới 5, 10, thậm chí hàng trăm, hàng ngàn cái bóng thì khó có thể tin và chấp nhận được cái vô lý khủng khiếp ấy dù nó là sự thật khoa học tại không gian nhiều chiều, không gian cong.

     Mô tả khái quát  như vậy để thấy không thể xác định được vị trí thật của một hình thể cụ thể trong cái không gian nhiều chiều hơn số chiều của không gian chúng ta đang nhận thức. Một hình thể cụ thể nào đó nằm trong không gian nhiều chiều bản thân nó vẫn tồn tại và cả cái không gian nhiều chiều chứa nó đại diện cho nó. Nghĩa là bất cứ vị trí nào trong không gian nhiều chiều cũng có cái bóng của hình thể nói trên mà không thể xác định vị trí thật của nó. Điều đó để ngầm hiểu rằng khối lượng m chuyển thành năng lượng E trong công thức E=m.c²  hình thể của khối lượng m vẫn tồn tại ở một vị trí nào đó trong năng lượng E , và tại vị trí bất kỳ nào đó trong năng lượng E cũng đều có thể thấy cái bóng của hình thể khối lượng m . Điều này tương tự như trong kinh Phật, ông Phật nói: Phật ở khắp mọi nơi, bất cứ chỗ nào cũng có thể gặp Phật, pháp thân (khối lượng) của ông bao trùm khắp không gian, thực tế cái bóng của ông vẫn tồn tại nhưng vị trí thật thì không biết ở đâu.

     Không gian nhiều chiều khái quát như vậy  nhưng có lẽ vẫn cần khái quát thêm một đại lượng vật lý rất quen thuộc nữa đó là: Bản chất ánh sáng.

 Khái quát bản chất ánh sáng

       Cách đây vài chục năm, có một tạp chí đã nêu những bí ẩn của thiên nhiên mà khoa học chưa thể giải thích được. Một trong những bí ẩn ấy là: Theo tính toán của một số nhà khoa học thì tổng của tất cả các phản ứng nhiệt hạch xảy ra trên mặt trời sản sinh ra số hạt phôtôn ( ánh sáng) không đủ với số lượng mà thực tế mặt trời đã phát ra trong không gian. Vậy thì mặt trời lấy đâu ra số phôtôn để phung phí như vậy ?

    Nếu tạp chí đó không phải là báo lá cải và thông tin khoa học về sự tính toán đó là chính xác thì chúng ta có thể hình dung rõ nét hơn về diện mạo không gian cũng như bản chất ánh sáng. Bản chất của ánh sáng là gì ? có thể nói toạc ra rằng cho đến nay khoa học vẫn chưa hiểu được rõ ràng. Chỉ có thể định nghĩa khái quát: ánh sáng vừa mang tính sóng vừa mang tính hạt. Mang tính sóng vì sự truyền của ánh sáng trong không gian có tính sóng, có sự giao thoa khi gặp nhau và bước sóng được tính là ( . Mang tính hạt gọi là hạt phôtôn vì khi chuyển động ánh sáng có khối lượng. Diện mạo của hạt phôtôn như thế nào? Đó là câu hỏi khó nên chúng ta đành phải chấp nhận với những quan niệm thuật ngữ mà vật lý hiện đại đang dùng: ánh sáng là dao động điện từ. Mô hình sự truyền của ánh sáng trong không gian được mô tả khái quát thế này: Giả sử electron gặp phản electron sẽ huỷ nhau sinh ra năng lượng, sinh ra phôtôn tức ánh sáng. Khởi đầu là sinh ra mạch điện trường khép kín, mạch điện trường khép kín xuất hiện tức điện trường biến thiên sẽ sinh ra mạch từ trường khép kín tương ứng. Mạch từ trường khép kín xuất hiện tức biến thiên từ trường lại sinh ra mạch điện trường khép kín tương ứng... Cứ thế cái này xuất hiện làm tiền đề cho cái kia xuất hiện nối tiếp nhau như một chuỗi móc xích dịch chuyển trong không gian với tốc độ gần bằng 300.000 km/s.Nếu trong quãng đường truyền theo kiểu dây xích đó không gặp trở ngại làm mất năng lượng thì nó sẽ truyền mãi mãi trong không gian.

     Mỗi một mắt xích mạch điện trường khép kín hay mạch từ trường khép kín là một “hạt” phôtôn ánh sáng, khối lượng nghỉ của phôtôn bằng không nghĩa là mạch điện trường hay từ trường khép kín không xuất hiện. Mô hình sự truyền của ánh sáng trong không gian như vậy thì rõ ràng là tại mỗi điểm bất kỳ trong không gian đều ẩn chứa thế năng sản sinh ra “hạt” phôtôn. Triết lý “sắc bất dị không...” của Phật học lại thắng thế và là một sự tổng quát khoa học uyên bác. Tại cái không gian tưởng là trống rỗng không có gì nhưng lại ẩn chứa cái thế năng sản sinh ra “hạt” phôtôn ánh sáng có khối lượng và cái đang có khối lượng, ánh sáng trông thấy đó khi “nghỉ” lại bằng không. Phải nói là ông Thích ca có “thần nhãn” trông thấy những cái  mà người thường không trông thấy, soi xét thế giới vi mô rất tinh tế, không thể cứ gán ghép lung tung là tôn giáo hay không có cơ sở khoa học. Khoa học không biết đến Phật học thì khập khiễng thật ! Còn cái sự vô lý và bí ẩn của thế giới tự nhiên khi mà khoa học chưa thể giải thích được vì sao số lượng phôtôn do quá trình phản ứng nhiệt hạch sinh ra không đủ với số lượng mặt trời đã phung phí phát vào không gian đăng trong tạp chí vừa nói khiến chúng ta, những nhà khoa học cự phách phải tự xét lại “trí tuệ uyên bác” của mình.

     Không những thế, khi đã hiểu về cái tính “sắc bất dị không...” hay mỗi một vị trí bất kỳ trong không gian đều có thế năng để tạo ra mạch “điện trường khép kín” tức tạo ra phôtôn ánh sáng mà vẫn nhận thức vận tốc ánh sáng là hằng số bất di bất dịch trong toàn vũ trụ thì nhận thức đó là sai lầm đáng tiếc. Đơn giản ở chỗ thế năng ở một điểm bất kỳ sinh ra phôtôn ánh sáng của hệ không gian 3 chiều khác với hệ không gian 4 chiều. Ngay cái quan điểm không gian là trường điện từ đã phản ánh rất rõ ràng tốc độ dao động điện từ phụ thuộc vào trường điện từ mà trường điện từ trên trái đất không thể giống trường điện từ trong hố đen vũ trụ. Điều khẳng định 3 đại lượng vật lý ( không gian, thời gian, vận tốc ánh sáng ) có liên quan chặt chẽ với nhau là sự thật chứ không phải cứ băn khoăn, nghi ngờ cho mất thì giờ.

     Nói qua về bản chất ánh sáng như vậy là tương đối rõ nhưng trước khi “nhìn” vào trong lỗ đen phải phác qua “dụng cụ để nhìn” là Thuyết tương đối của Einstein .

 Khái quát Thuyết tương đối của Einstein.

    Cuối thế kỷ 19, giới khoa học xôn xao về vấn đề Ete vũ trụ, họ cho rằng tồn tại một chất Ete nào đó trong không gian, chất này có thể sẽ cản vận tốc truyền của ánh sáng khi nó cùng chiều chuyển động với trái đất. Để phát hiện ra chất Ete và cũng là để chứng minh nguyên lý tương đối về vấn đề cộng vận tốc, nhà khoa học Michelson đã chế tạo ra dụng cụ đo và thực tế đo đi đo lại vận tốc ánh sáng theo mọi phương so với phương chuyển động của trái đất. Thật kỳ lạ là vận tốc truyền của ánh sáng theo mọi phương là như nhau, nghĩa là nó có tính độc lập không phụ thuộc vào nguồn chuyển động.

     Kết quả thực nghiệm đo vận tốc ánh sáng đó không những đã phủ định sự tồn tại của chất Ete mà còn gây ra mâu thuẫn lớn với nguyên lý tương đối khiến cho giới khoa học ngỡ ngàng không hiểu cái nào là đúng cái nào là sai. May thay! Năm 1905, với bộ óc uyên bác hiểu được vấn đề, ông Einstein đăng một bài báo trong đó ông nói một cách đơn giản là hai tiên đề nguyên lý tương đối và tính độc lập của vận tốc ánh sáng, không những không đối lập với nhau mà còn cho phép giải thích được nhiều điều nếu đồng thời chấp nhận chúng. Và đó là cơ sở ra đời Thuyết tương đối .

    Thuyết tương đối của Einstein tương đối trừu tượng và khó hiểu đối với những người không chuyên về vật lý. Nội dung chính của Thuyết tương đối phản ánh hiện tượng khi một hệ quy chiếu chuyển động với vận tốc nhanh cỡ gần với vận tốc ánh sáng thì tại hệ đó xảy ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian, kích thước, khối lượng. Tốc độ chuyển động càng nhanh thì hiệu ứng biến đổi càng lớn. Einstein đã đưa ra nhiều công thức tính toán nhưng điển hình nhất là công thức E=m.c²  ( trong đó E: năng lượng, m: khối lượng, c: vận tốc ánh sáng ) . Công thức này phản ánh giữa năng lượng và khối lượng có thể chuyển hoá lẫn cho nhau.

    Để mô tả những nét chính của Thuyết tương đối thật dễ hiểu chúng ta hãy theo dõi ví dụ sau đây:

    Giả sử có một con tầu chứa một số hành khách đi du lịch xuất phát từ một sân bay trên trái đất ( coi trái đất là hệ đứng yên ), bay vào khoảng không vũ trụ với vận tốc cực nhanh cỡ khoảng 0,7 vận tốc ánh sáng. Với vận tốc này, tại con tầu bắt đầu xảy ra hiệu ứng tăng khối lượng, khi khối lượng tăng thì trường hấp dẫn cũng tăng theo tương ứng. Trường hấp dẫn tăng của con tầu là nguyên nhân làm co không gian, co kích thước và thời gian trôi chậm lại phù hợp với độ co của không gian. Chúng ta là những người quan sát đứng trên trái đất ( hệ đứng yên ) sẽ nhận thấy: Con tầu khi chưa chuyển động có khối lượng là m, kích thước đường kính : d , thời gian trôi như chúng ta là: t .

  Khi bắt đầu xảy ra hiệu ứng thì những thông số đó đã khác, khối lượng là m’ > m , kích thước đường kính  d’ < d , thời gian trôi  t’ > t . Nếu con tầu tiếp tục tăng vận tốc để tiến tới xấp xỉ vận tốc ánh sáng thì khối lượng của nó sẽ tiến tới lớn vô cùng, thời gian trôi chậm vô hạn và kích thước đường kính của con tầu sẽ tiến tới bằng không. Hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng, co không gian, co kích thước, trôi chậm thời gian đã đạt đến đỉnh điểm của sự chuyển trạng thái từ khối lượng thành năng lượng theo công thức E=m.c²  . Chúng ta có thể hình dung một sự vô lý nhưng có thật là: con tầu có hình thể kích thước đàng hoàng chuyển động nhanh bằng vận tốc ánh sáng lại trở thành không có hình thể, kích thước bằng số không. Mắt chúng ta không thấy hình thể con tầu nữa, giờ đây nó là vô hình, nhưng trong trí não vẫn hình dung ra có một khối năng lượng, một khoảng trường lực hấp dẫn vô hình tương đương với khối lượng tăng vô cùng lớn của con tầu đang chuyển động với vận tốc ánh sáng trong không gian. Hình dáng độ lớn của “khối năng lượng” đó thế nào thì quả thật ngoài trí tượng tượng của con người.

      Theo nguyên lý tương đối con tầu đó vẫn tồn tại, khách du lịch trên tầu vẫn sống thoải mái như chẳng có chuyện gì xảy ra. Đối với họ thì chẳng có cái kích thước, không gian nào bị co hay thời gian bị trôi chậm cả, sự biến đổi không gian, thời gian nếu có thì có lẽ chỉ xảy ra trên trái đất. Theo lịch trình đã quy uớc, sau một năm khách du lịch quay trở về trái đất, tất nhiên là họ tính theo thời gian trôi tại con tầu, thì thời gian trôi tại trái đất đã qua vài thế kỷ. 

       Như vậy là chúng ta đã sơ bộ phác qua những yếu tố cơ bản cần thiết dựa vào nó để xé toang bức màn bí mật bấy lâu nay đã che phủ lỗ đen trong vũ trụ. Cũng là lúc giải mã được cái câu triết lý sâu sắc “sắc bất dị không, không bất dị sắc...” tồn tại hơn 2500 năm đến nay trong Phật học mà nhân loại chúng ta chẳng mấy ai hiểu ý nghĩa thực nên đã khập khiễng và mù loà như lời của Einstein đã nói. Cần phải sớm chấm dứt tình trạng khập khiễng và mù loà càng nhanh càng tốt, do đó bản Tuyên ngôn về lỗ đen vũ trụ hay còn gọi là Tuyên ngôn văn hoá Phật học “sắc bất dị không...” ra đời.

 Tuyên ngôn về hố đen vũ trụ và “sắc bất dị không...”

      Như đã giới thiệu khái quát, hố đen là một thực thể vô hình trong vũ trụ, giới khoa học gọi là một khoảng không gian cong với độ cong rất lớn, có nhà khoa học gọi đó là hệ không gian – thời gian 10 chiều nếu quy ước hệ không gian- thời gian của chúng ta là 4 chiều ( 3 chiều không gian và một chiều thời gian ). Trong hệ không gian- thời gian 10 chiều đó có những cái gì không ai biết, chỉ biết rằng không thể tồn tại bất cứ cái gì gọi là vật chất bởi trường lực hấp dẫn mạnh khủng khiếp hút tất cả những hình thể có khối lượng kể cả ánh sáng lởn vởn xung quanh vào trong. Những hình thể có khối lượng bị hút vào trong rồi đi đâu ? Đó là vấn đề trớ trêu của tạo hoá chỉ ra rằng: Định luật bảo toàn năng lượng- khối lượng với những nhận thức bất di bất dịch của chủ nghĩa duy vật không còn ngôi vị thống soái. Tri thức của con người sẽ không thể tiến hoá nếu vẫn còn tính cố chấp, bảo thủ tự coi mình là vĩ đại trong thế giới tự nhiên.

     Điều lôgíc ai cũng có thể nhận thấy cái hố đen có không gian - thời gian 10 chiều đó không thể đồng nhất từ trong ra ngoài. Thế năng trọng trường P=m.g.h của trường hấp dẫn đã chỉ ra chiều của không gian phải tăng từ ngoài vào trong. Nghĩa là tại vị trí bán kính ngoài cùng không gian – thời gian 10 chiều của lỗ đen có số chiều xấp xỉ như không gian – thời gian 4 chiều của chúng ta.

     Con tầu chở khách đi du lịch của Einstein như đã ví dụ. khi chuyển động cực nhanh đến một cái ngưỡng nào đó mới bắt đầu xảy ra hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng, co không gian... . Từ cái ngưỡng xảy ra hiệu ứng, tốc độ con tầu càng cao thì hiệu ứng biến đổi càng mạnh, không gian – thời gian của con tầu càng cong, số chiều càng tăng lên. Kết quả cuối cùng của hiện tượng là không gian – thời gian có số chiều, có độ cong do nguyên nhân trực tiếp là hiệu ứng biến đổi, nguyên nhân gián tiếp là sự chuyển động nhanh. Nếu như quay ngược lại hình ảnh cuộn phim biến đổi không gian – thời gian của con tầu đó chúng ta sẽ thấy chính số chiều, độ cong của không gian – thời gian trên con tầu lại là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của kết  quả hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng...cũng như sự chuyển động nhanh của con tầu. Do vậy giả sử con tầu của Einstein đi với tốc độ hết sức bình thường, chẳng có hiệu ứng nào xảy ra với tốc độ đấy, nhưng lọt vào lỗ đen thì chính số chiều và độ cong không gian – thời gian của lỗ đen sẽ gây ra hiệu ứng biến đổi tăng khối lượng, giảm kích thước, trôi chậm thời gian và giảm tốc độ của con tầu. Con tầu càng vào sâu trong hố đen thì hiệu ứng biến đổi càng lớn, tốc độ con tầu càng giảm theo quan sát của chúng ta đứng bên ngoài. Hiệu ứng biến đổi của con tầu sẽ dừng lại khi độ cong hay số chiều không gian - thời gian của con tầu cân bằng với độ cong, số chiều không gian – thời gian của hố đen. Kích thước con tầu chúng ta thấy ở bên ngoài là dương, có hình thể rõ ràng nhưng khi vào trong không gian – thời gian của hố đen hình thể, số dương đó giảm dần, thu nhỏ lại về số không chứ chưa dám kết luận là trở thành số âm.

    Căn cứ vào nguyên lý tương đối, con tầu của Einstein vẫn tồn tại khi nó chuyển động cực nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian – thời gian của chính nó thì tại không gian - thời gian của hố đen nó cũng tồn tại như vậy. Các khách du lịch trên con tầu vẫn sống bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Đối với họ thế giới xung quanh vẫn là thế giới vật chất không có gì khác lạ. Nhưng đối với chúng ta con tầu và những vị khách du lịch đó đang ở trong hố đen, một thế giới siêu hình hoàn toàn khác biệt, tất cả đều trong trạng thái vô hình, gọi là “khối lượng” không có kích thước, hình thể cũng được mà gọi là “năng lượng siêu hình” cũng không sai. Quả là “sắc bất dị không, không bất dị sắc...” Cái mà chúng ta tưởng là thật hoá ra không phải thật, cái mà tưởng là đã “chết” hoá ra không “chết”. Cái “Tưởng là...” của chúng ta rõ ràng không phải là chân lý khoa học trong thế giới tự nhiên. Về mặt lý thuyết, con tầu chuyển động của Einstein đi chu du khắp vũ trụ với tốc độ cực lớn gây hiệu ứng biến đổi không gian... của chính nó, có thể trở về trái đất yên bình trong tương lai. Nhưng con tầu đó lọt vào hố đen, do chính không gian – thời gian của hố đen gây hiệu ứng biến đổi thì quả thực là đến giờ phút này không ai có thể nghĩ ra cách thoát khỏi trường lực hấp đẫn mạnh khủng khiếp ấy để trở về trái đất an toàn.

      Bí mật của hố đen đã được khám phá. Nhân danh tri thức của con người, chúng ta có quyền tuyên bố rằng:

-         Các bộ môn khoa học cơ bản, nhất là ngành vật lý thiên văn vũ trụ của nhân loại đang khập khiễng, đang dựa trên nền tảng của sự nhận thức chưa chuẩn.

-         Tại các hố đen đầy rẫy trong vũ trụ là các thế giới siêu hình theo quan điểm nhận thức của chúng ta nhưng lại là hữu  hình theo quan điểm nhận thức của “những người” tại thế giới siêu hình đó.

-         Trí tuệ của loài người  còn đang tiến hoá, chưa đạt đến đỉnh cao nên đừng tùy tiện nghĩ đến  chuyện “cải tạo” thế giới tự nhiên phục vụ ý muốn chủ quan của mình mà có thể sẽ vô tình phá vỡ sự cân bằng của nó.

-         Có những lý trí, nền văn minh cao đang tồn tại trong không gian vũ trụ ngoài sức tưởng tượng của con người, chỉ khi nào trình độ phát triển trí tuệ chung của nhân loại tương đối cao mới nhận biết được điều đó.

-         “Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc...” đó là tư tưởng của Đức Phật Thích ca mang tính khoa học để giải mã những điều tuyên trên chứ không phải theo nhận thức để áp dụng  phương pháp tu luyện tính Không đang hiện hành trong tôn giáo Phật.     

 Có những điều tưởng là vô lý không tin được, nhưng lại là sự thực khách quan. Đầu thế kỷ 20 , khoa học của nhân loại cũng đã va vấp vào sự vô lý không thể tin được như sự mâu thuẫn giữa tính độc lập của vận tốc ánh sáng và nguyên lý tương đối. Nhưng cũng đã vượt qua vì đức khiêm tốn tự xét trình độ có giới hạn của mình dám chấp nhận sự vô lý trớ trêu để thu được kết quả tốt đẹp: mở rộng nhận thức để tiến hoá cao hơn. Đầu thế kỷ 21 này, lịch sử lại lập lại, sự vô lý không thể tin được lại ập đến thử thách tri thức loài người một lần nữa. Tin và chấp nhận hay không tuỳ các bạn, đối với tôi sự vô lý và không tin được đó là sự phản ánh trình độ phát triển trí tuệ của chúng ta chưa cao, nhưng lại toát lên trình độ uyên bác, vĩ đại của một vĩ nhân mà nhân loại chưa hiểu vẫn tưởng là tôn giáo, và vẫn thờ phụng theo kiểu tôn giáo rất ngây thơ, có thể nói là sự lầm lạc đáng thương. “Sắc bất dị không...” lại hiểu theo cái lối dùng ý chí bế bịt tất cả các giác quan cảm xúc của con người, cố tập theo cái tính Không tự nghĩ: Không yêu- ghét, không vui- buồn, không nghe, không nhìn, không học, không làm... Để mong được ngộ đạo và có trí tuệ Phật, để “Trốn việc quan đi ở chùa”. Hoặc thù hận đến điên cuồng cuộc sống văn minh đầy đủ tiện nghi vật chất, hay ngược lại lại lấy sự đầy đủ tiện nghi vật chất làm thú vui hạnh phúc của con người. Hơn 2500 năm qua thực tế có thấy ông nào tu luyện theo cái kiểu cách ấy mà đạt công quả có trí tuệ siêu phàm, bố thí hỷ xả giúp ích cho đời như ông Newton hay ông Einstein chỉ biết thuần túy về khoa học đâu? Danh hiệu Phật, đại bồ tát trong Phật giáo chỉ dành cho những người có lòng từ  bi hỷ xả bố thí trí tuệ, sức lực (hoặc vật chất nếu có) lớn cho xã hội loài người mà không cần mong được đáp ứng lại. Không có trí tuệ sức lực...để bố thí cho xã hội ấm no, hạnh phúc mà chỉ phá rối,  thù oán ngu xuẩn thì làm sao có danh hiệu đại bồ tát để khi chết được lên cõi “thiên đàng”.

       Có những người muốn biết về cõi thiên đàng, cõi niết bàn hay cõi Tây phương cực lạc ở đâu để họ có hướng tu dưỡng. Không ai trả lời được câu hỏi đó nên thường lảng tránh hoặc giảng giải với ý nghĩa mơ hồ. Vì vậy mới có những kẻ lợi dụng xúi giục những tín đồ mê muội ôm bom liều chết phá hoại cuộc sống của người khác cũng như của chính bản thân mình để hòng linh hồn được “đón” lên cõi “thiên đàng”, hay cõi “niết bàn”... Đau đớn thay !  Hàng ngày mấy tỷ con người vẫn đang tụng kinh sớm tối lời Phật dạy: “sắc bất dị không, không bất dị sắc...” mà không biết rằng đó là lời ám chỉ các hố đen trong vũ trụ chính là các thế giới siêu hình ẩn chứa những nền văn minh chưa được khoa học “công nhận”,  đó chính là những cõi “Thiên đàng”, cõi “Tây phương cực lạc” trong tâm thức Tôn giáo. Đau đớn thay !  Chỉ khi nào trí tuệ con người đạt đến đỉnh cao vời vợi, tức là đã thật sự “...tiến sâu vào nguồn mạch của Tuệ giác vô thượng,..” lúc đó mới tự “soi sáng như thật rằng...” : Loài người đang tu mù !  Các trò nhố nhăng đang diễn ra trên thế giới này đều là giả dối, vô vị. Chỉ vì thiếu tri thức, không hiểu giá trị của cuộc sống làm người và vì sự duy trì tồn tại của cái thân xác vật chất mà anh này lừa bịp anh kia, đang tâm huỷ hoại lẫn nhau, thậm chí còn sui nhau tự phá hỏng cuộc đời “làm người” đáng quý của mình mà tạo hoá đã ban tặng.

    Một con người đã làm nên lịch sử như Đức Phật Thích ca, có trí tuệ siêu phàm hiểu được các tinh hoa của khoa học từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô trước chúng ta, những bác học hiện đại ngày nay hơn 2500 năm. Ông là Thánh nhân chưa dám nói là vĩ đại nhất, nhưng ra đời sớm nhất trong số các Thánh nhân của loài người, chúng ta thấy đấy ông đâu có sui ai đi lật đổ, đảo chính phá rối trật tự xã hội hoặc sui ai ôm bom liều chết tử vì Đạo...mà chỉ sui làm việc thiện, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Vì trong tri thức “soi sáng như thật rằng...” cõi “Thiên đàng”, cõi “Tây phương cực lạc”... hay gọi theo khoa học là khoảng không gian – thời gian 10 chiều của hố đen đang tồn tại trong vũ trụ không có chỗ chứa cho những kẻ ngu dốt và tàn ác sát sinh, dù là người bị súi giục.

      Hỡi những con người chưa được “Tỉnh thức bình yên” hãy tự soi xét lại mình, sám hối và sớm giác ngộ buông tay dao, tay lựu đạn để dắt tay nhau cùng học hỏi, tìm hiểu về chân lý giá trị đích thực của cuộc sống Làm Người trước khi hành động.                                                                                             

  

                                                                  Hà-nội, ngày 25 tháng 8 năm 2005                                                                          

                                                                               Lê Văn Cường

Ghi chú: các câu trong “...” trích trong kinh “Trái tim tuệ giác vô thượng” hay “Bát nhã ba la mật đa tâm kinh”. Tài liệu tham khảo: trong các sách kinh Phật và Thuyết tương đối của Einstein.

 

---o0o---

 

 

            Thuyết tương đối của Einstein phải sửa đổi.

 

    Trong Thuyết tương đối Albert Einstein đã nói rằng: Vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ, và nó là độc lập, không phụ thuộc vào nguồn chuyển động hoặc bất cứ cái gì. Năm nay là năm 2005, tri thức nhân loại đã phát triển cao hơn, sâu hơn so với năm 1905, do vậy chúng ta thấy điều Einstein đã nói như trên là không đúng.

     Không cần phải dùng những phương trình toán học phức tạp, dài dòng hoặc những cách chứng minh lắt léo mà chỉ có những Viện sĩ hàn lâm khoa học mới hiểu, chúng ta sẽ chứng minh điều đó dễ dàng như sau:

      Dù trên thực tế đã kiểm nghiệm rất nhiều lần Thuyết tương đối và công thức nổi tiếng E=m.c² của Einstein là đúng, nhưng vẫn có những mâu thuẫn không thể chấp nhận được giữa Thuyết tương đối và công thức E=m.c² để chúng ta phải sửa lại tính tuyệt đối của vận tốc ánh sáng.

      Thật vậy, giả thiết có một hệ quy chiếu có khối lượng là m, năng lượng của hệ là E, chúng được biểu thị bằng công thức E=m.c²  ( trong đó c: vận tốc ánh sáng), sau đó hệ chuyển động với tốc nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng bay vào không gian vũ trụ. Theo Thuyết tương đối với tốc độ lớn như vậy khối lượng của hệ quy chiếu sẽ tăng lên rất lớn. Tương ứng với khối lượng tăng, trường lực hấp dẫn của hệ cũng tăng lớn nó sẽ bóp méo làm co không gian và trôi chậm thời gian của chính hệ đó. Lúc này khối lượng và năng lượng của hệ chuyển động sẽ là m’ và E’, biểu diễn theo cồng thức là E’=m’.c’². Theo Định luật bảo toàn năng lượng thì năng lượng của hệ quy chiếu khi đứng yên cũng như khi chuyển động sang trạng thái khác nó cũng sẽ vẫn phải bằng nhau nên E=E’, do đó m.c²=m’.c’².

     Nhìn vào biểu thức đó, nếu vận tốc ánh sáng là hằng số không đổi c=c’=constant=300.000km/s thì Thuyết tương đối sẽ không đúng. Bởi lẽ khối lượng m’ của hệ không tăng mà theo lý thuyết nó sẽ phải tăng lớn để gây hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian của hệ. ( Tại biểu thức m.c²=m’.c’² này chúng ta cũng đừng nhầm c’² là vận tốc chuyển động: v của hệ. Vì m và c² là không đổi nên khi c’² nếu là v tăng thì m’ sẽ giảm, như vậy lại trái với Thuyết tương đối là m’ sẽ phải tăng. Phải hiểu rằng công thức E=m.c² chỉ diễn tả sự biến đổi của các đại lượng vật lý (E; m; c) trong hệ quy chiếu chứ không thể hiện vận tốc của hệ. Hệ chuyển động lúc này là hệ quy chiếu quán tính. Do đó c’ không phải là vận tốc: v của hệ quy chiếu).

    Để tính toán các đại lượng vật lý: (m’; c’) và vận tốc chuyển động của hệ quy chiếu chúng ta phải dùng tới biểu thức động năng chuyển động của hệ. Vì khối lượng có thể chuyển thành năng lượng, do đó: m.c².V²= m’.c’².V’²; → m.c²=m’.c’². (V’²:V²); vì so với hệ chuyển động V²=1  nên→ m.c²=m’.c’².V’²

 (Trong đó V là vận tốc của hệ đứng yên; V’ là vận tốc của hệ chuyển động)

     Nhìn vào biểu thức, khi vận tốc V’ là nhỏ, xấp xỉ V, V≈V’=1; thì→ E=m.c²=m’.c’²   →  m=m’ và c²=c’²=constant. Như hệ của Niu-tơn .

Khi vận tốc của hệ chuyển động V’ lớn xấp xỉ với vận tốc ánh sáng c , V’²≈c² thì → E=m.c²=m’.c’².( c²≈V’²)  → m’=m.c²=E ; khối lượng trở thành năng lượng. Do vậy c’ là vận tốc ánh sáng tại hệ chuyển động chứ không phải là vận tốc chuyển động của hệ. vận tốc của hệ là V’.

     Tại biểu thức E=m.c²=m’.c’².( c²≈V’²); vì c’².V’²=c²  chúng ta thấy khi V’² vận tốc của hệ tăng thì khối lượng m cũng tăng thành m’ như trong Thuyết tương đối. Phải hiểu sâu hơn khi m’ tăng thì vận tốc ánh sáng c’² phải giảm.

    Tại hệ đứng yên chúng ta dùng công thức E=m.c², nhưng để tính các đại lượng vật lý m’ và c’ thì phải dùng công thức E=m’.c’².( c²≈V’²).             Còn tại hệ chuyển động dùng công thức E=m’.c’².

      Thuyết tương đối và công thức E=m.c² đều đúng thì vận tốc ánh sáng sẽ không phải là hằng số và không thể không biến đổi khi hệ quy chiếu biến đổi trở thành hệ quy chiếu khác trong vũ trụ. Vì rằng tại biểu thức m.c²=m’.c’²,  khi khối lượng m tăng lên thành m’ vận tốc ánh sáng c² sẽ giảm xuống thành c’². Nói cách khác khi m → m’÷ ∞  thì c²→ c’²÷ 0 , và ngược lại, khi m→m’÷0  thì  c²→c’²÷∞ .

     Để dễ hiểu hơn, giả sử nếu bạn ngồi trên hệ quy chiếu từ khi nó chưa chuyển động (E=m.c²) đến khi nó chuyển động nhanh gây ra hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian (E’=m’.c’²). Trong cả hai trường hợp đó bạn sẽ không thấy sự biến đổi nào của m và c cả, lúc nào bạn cũng thấy chỉ có biểu thức E=m.c² là đúng mặc dù sự thực là không gian và thời gian của hệ chuyển động đã khác với khi hệ chưa chuyển động. Nhưng tôi đứng nguyên một chỗ (E=m.c²), tôi lại thấy khi hệ của bạn chưa chuyển động trạng thái đó là (E=m.c²), khi đã chuyển động trạng thái của hệ lại biến thành (E’=m’.c’²). Tôi khẳng định là m.c²=m’.c’² , c trở thành c’, m trở thành m’, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau trong một hệ quy chiếu.

    Không những thế, dù Thuyết tương đối là đúng thì khoa học vật lý và kể cả Einstein cũng không có quyền phát biểu: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ. Vì rằng hệ quy chiếu chuyển động nhanh của Einstein cứ cho là hệ quy chiếu quán tính để có vận tốc ánh sáng bằng 300.000km/s tại đó thì đơn vị tính km/s đó lấy ở hệ quy chiếu nào? Do vận tốc ánh sáng c=constant nên bằng với vận tốc ánh sáng tại hệ đứng yên không có hiệu ứng biến đổi không gian, thời gian và lấy đơn vị tính km/s tại hệ đó, thế thì tại hệ chuyển động có không gian và thời gian biến đổi các đại lượng vật lý không gian và thời gian đó bị thừa, không biết dùng vào việc gì chăng? Còn nếu lấy đơn vị tính tại hệ chuyển động của Einstein để các đại lượng vật lý không gian và thời gian đã biến đổi đó đỡ bị thừa thì vận tốc ánh sáng tại đó lại không phải là 300.000km/s.

     Những mâu thuẫn hết sức ngớ ngẩn và dễ thấy đó buộc chúng ta phải có kết luận rằng: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s chỉ đúng trong từng hệ quy chiếu riêng rẽ, nó không phải là hằng số và bằng 300.000km/s nếu so sánh với các hệ quy chiếu khác như các hệ quy chiếu có không gian và thời gian biến đổi của Einstein. Nếu không có biện pháp chỉnh sửa thì Tính tương đương giữa các hệ quy chiếu quán tính bị phá sản, và các định luật vật lý của ông Niu-tơn sẽ không phải là hệ quả của Thuyết tương đối do ông Einstein sáng tạo. Thuyết tương đối của Einstein không phải là sai, nhưng nó chưa đầy đủ vì nó chưa mô tả rõ ràng sự liên hệ giữa các hệ quy chiếu khác nhau trong vũ trụ. Vì thế tất nhiên tri thức nhân loại bị giới hạn, dẫn đến những lầm lỗi trong nhận thức để sự phát biểu của khoa học về thế giới tự nhiên rất lủng củng và đầy mâu thuẫn.

     Để sửa lại những nhầm lẫn đó, chúng ta phải bổ sung thêm tiên đề : 3 đại lượng vật lý ( không gian: km ; thời gian: s ; vận tốc ánh sáng: km/s ) liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ quy chiếu. Nếu hệ quy chiếu có sự biến đổi thì cả 3 đại lượng vật lý đó phải cùng biến đổi để tạo nên quy luật vật lý tương đương với các quy luật vật lý tại các hệ quy chiếu khác. Như thế khoa học vật lý và Einstein mới có quyền phát biểu: vận tốc ánh sáng là hằng số và bằng 300.000km/s đúng ở mọi hệ quy chiếu quán tính trong toàn vũ trụ tính theo đơn vị tính không gian, thời gian tại các hệ quy chiếu quán tính đó.

    Cuối cùng, chúng ta muốn nói rằng sự bổ sung của tiên đề trên sẽ giúp cho tri thức nhân loại có cách nhìn nhận mới về Thuyết tương đối của Einstein và về thế giới tự nhiên đầy bí ẩn. Tiên đề bổ sung này là chân lý hiển nhiên như nhà khoa học Galilê đã phát biểu: Trái đất đang quay quanh Mặt trời chứ không phải Mặt trời đang quay quanh Trái đất.

 

 

                                                         Hà nội, ngày 25 tháng 12 năm 2005

                                                          Người viết:  Lê Văn Cường

                                                        Email:  cuong_le_van@yahoo.com

   

           Relative theory of Einstein must be revised

 

   In the Relative theory, Albert Einstein said that the light velocity is constant and equal to 300,000km/s which is right in all the systems of reference in the whole universe, it doesn’t depend on any thing. The year of 2005, after researching about it we find out that saying is not correct.

    It is proved easily without using the complicated formulas or the ways are only understood by the Academies as follows:

    There are the contradictions between Relative theory and the formula E=m.c² of Einstein so that we have to change our conception of the light velocity.

    Given the system of reference has got the mass: m and the energy: E which are denoted by formula E=m.c² (in which c: light velocity), then later it moves into the universal space with the velocity which nearly reach the light velocity. According to the Relative theory with that such high velocity the mass of the system of reference will be greatly increased, the gravitational force of the system of reference will increase equivalently to the increased mass and it will distort and shrink the space and change time of the system of reference. At that time, the energy and the mass of the system of reference will be denoted by formula E’=m’.c’². According to the Principle of conservation of Energy: E=E’, that is why m.c²=m’.c’².

      At that formula, if the light velocity: c is c’=constant=300,000km/s, the Relative theory will be not correct. Because the mass: m’ of the system of reference when it moves nearly reach the light velocity is not increased.

     If the Relative theory and formula: E=m.c² are correct, the light velocity will be not constant. Because the mass: m is increased, it become m’, so c will be decreased and become c’. In other word, when m→ m’÷∞; c→c’÷0 and vice versa. When m→m’÷0; c→ c’÷∞.

    We don’t confuse that the formula: E=E’=m.c²=m’.c’² in which c’² is a velocity: v of the system of reference when it moves. Because the factors: m and c² are absolute, if a factor: c’² =v of the system of reference is increased, the mass: m’ will be decreased, such as it is contrary to the mass of Relative theory that it has to increase. This formula: E=m.c² only expresses the change of physical factors (E; m; c) in the system of reference. So the light velocity: c’² is not the velocity: v of system of reference.

   To calculate the physical factors: m’; c’ and the velocity of system of reference: V’ we have to use containing potential energy of system of reference when it moves: (m.v²). Because the mass: m can become the energy: E, so:  → m.c².V²=m’.c’².V’².  That is why: m.c²=m’.c’². (V’²:V²). Because V²=1 → m.c²=m’.c’².V’².

   (In which V: a velocity of system of reference when it doesn’t move; V’: a velocity of system of reference when it moves)

    At that formula, when V’: the velocity of system is small and equal to V: → V’²:V²≈1; → E=m.c²=m’.c’²; and → m=m’; so → c=c’=constant.

   When V’: a velocity of system which is nearly the light velocity is V’≈ c; → E= m.c²=m’.c’². (c²≈ V’²) ; so → m turns E; → m≈m’.c’².

    So the physical factor: c’ is the light velocity in the system of reference.

At the formula: E=m.c²=m’.c’². V’²; because c’².V’²=c² we find that when a velocity of system of reference: V’ is increased, the mass: m’ will be increased such as it is the mass: m of the Relative theory which is increased.

    At a system of reference when it doesn’t move we have to use a formula: E=m.c², but calculating the physical factors: m’; c’ have to use a formula: E=m’.c’². (c²≈ V’²).

At a system of reference when it moves we have to use a formula: E=m’.c’².

    To make easy, you sit in a system of reference when it doesn’t move (E=m.c²) until it moves (E’=m’.c’²) and it becomes 2 different systems (the space surrounding the system of reference is moving differently with that when it doesn’t move) and you don’t find the change of c as well as m. In both 2 systems you always find formula E=m.c² in which the light velocity: c and the mass: m are constant, but I don’t. I only sit in where it doesn’t move (E=m.c²), I find them that are changed by E=E’=m.c²=m’.c’², c turns c’ and m turns m’. I confirm the c and m, become different and they closely related to one another in a system of reference.

   

     Not only so, the Relative theory is correct, the physical science and even Einstein have no right to state that the light velocity is constant and equal to 300,000km/s which is right in all inertial systems of reference in the whole universe. Because in the system of reference with rapid velocity which changes the space and time is deemed as the inertial systems of reference where the light velocity is 300,000km/s, from which system of reference is the unit: k/m is taken? Because of the light velocity is constant and equal to the light velocity at the still system which doesn’t change space and time where calculation unit is taken. Thus in the movement system of reference where space and time are changed, are such physical factors redundant? If calculation units are taken at the movement system where space and time are changed so that such physical factors are not redundant, the light velocity is not 300,000k/m.

    Such stunned and easily seen discrepancies make us have to conclude that the light velocity in each system of reference is constant and equal to 300,000km/s, but it is not constant and not equal to 300,000k/m when comparing different systems of reference such as the systems of reference of Einstein. So the light velocity is not constant which is right in the whole universe. The Relative theory of Einstein is not wrong, but it is not sufficient because it just rightly illustrates natural rule in a system of reference. The human’s awareness is of course restricted to think mistakenly that this universe is only a visible system of reference, which leads to discrepant and contradictory awareness and statement of the scientific circle.

   To revise for it, we have to supplement the premise that the three physical factors (a light velocity: km/s; space: km; time: s) which closely related to one another in the system of reference. If it is changed, these three physical factors have to alter to create a physical rule equivalent among systems of reference. Thus it can be said in the physical science that the light velocity is constant and equal to 300,000km/s which is right in all inertial systems of reference in the whole universe in space and time at such inertial systems of reference.

    At last, we would like to say that above the supplementation of the premise will help for the intellects of the age to have the new views in the Relative theory of Einstein and on the natural world. The supplementation of this premise is the truth as a scientist Galileo said that the Earth is going around the Sun. It is not the Sun is going around the Earth.

 

In Hanoi, Dec 25, 2005

Written by Le Van Cuong
Email: cuong_le_van@yahoo.com

 

Xem bài

NHÀ KHOA HỌC
ALBERT EINSTEIN VÀ ĐẠO PHẬT

 

---o0o---


Trình bày: Phổ Trí
Cập nhật: 02-2006


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang  Mục Lục

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544