Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

Tiếng Anh

 

Nếp Sống Đạo


...... ... .

 

Anh Lạc Sang Tàu
(Bút ký hành hương Trung Quốc)

Kỳ IV

(Tiếp theo và hết)

 

Viếng thăm Thiếu Lâm Tự không được lâu, duy chỉ một buổi chiều thì trời đã nhá nhem tối, lại mưa lất phất nên chúng tôi phải rời nơi đây gấp để đi ăn tối rồi về ngủ tại khách sạn ở phủ Trịnh Châu. Sáng hôm sau, máy bay của hãng China Southern cất cánh lúc 8 giờ đúng đi Trùng Khánh, đưa chúng tôi về phương Nam. 

Trùng Khánh một thành phố rất lớn, là thủ phủ của Dân Quốc thời kháng Nhật, có đến hơn 50 chiếc cầu bắt ngang qua sông Dương Tử.  Vì ở tận phía Nam, xa xôi hiểm trở nên các “đồng chí” làm Cách Mạng Văn Hoá chưa đến đây kịp để phá hủy đi các di tích lịch sử Phật giáo. Ðịa điểm đầu tiên đoàn viếng thăm là Bảo Ðình Sơn. Nơi có một công trình kiến trúc nằm sâu trong địa phận Trùng Khánh, là một thung lũng hình lòng chảo. Ðường từ ngoài cổng vào đến trong khá xa, trời lại nắng gắt vì gần xế trưa nên vài Phật tử đi không nổi nữa, phải mướn xe thồ đưa đến nơi. Riêng tôi và một số Phật tử khác đi bộ, tôi thích thú, thong thả thiền hành trên con đường đất như ở quê nhà, một bên là vách núi không cao lắm, một bên là thung lũng có những ruộng lúa xanh rì bên cạnh những ngôi nhà tranh, vách đất, cũng có lũy tre làng đem bóng mát lại cho khách bộ hành. Ðây là một vùng núi đá được tạo hình rất đặc biệt, có con suối lớn chảy ngang làm dịu bớt hơi nóng trưa hạ.

   

 Công trình kiến trúc tại đây khởi đầu từ đời nhà Ðường, tiếp tục xây dựng qua những triều đại như Tống, Minh, Thanh, và cả thời Dân Quốc hiện đại, tổng cộng hơn 1,300 năm. Còn nguyên vẹn hơn 50 ngàn ảnh tượng điêu khắc và hơn 1 ngàn hang đá của Phật, Lão và Khổng giáo. Phần lớn lấy điểm đặc sắc từ những điển tích lạ kỳ của nhân gian hay thế giới khác. Bảo Ðình Sơn là cái nôi của văn hoáTrung Hoa, là nguồn cung cấp tài liệu về tôn giáo, văn học, nghệ thuật, lịch sử, triết học, khoa học, kiến trúc và tập quán. Hơn thế nữa, là sự hòa hợp giáo lý nhà Phật với nền văn hóa Trung Hoa đã chứng tỏ đạo Phật nhập thế, biến chuyển theo từng quốc gia để hoà nhập vào cuộc sống nhân gian qua những hình ảnh của chư Phật, chư Bồ Tát phản ảnh đời sống trung thực của con người. Chúng tôi chỉ đi thăm những nơi quan trọng có liên quan đến Phật giáo, chứ không đi sâu vào chi tiết,  từ trên cao, nhìn xuống thung lũng, bên vách đá,  ba vị Phật đang đứng đấy tự bao giờ, hùng dũng, uy nghi,  mắt từ thương chúng sinh, đó là: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật và A Di Ðà Phật cao to đến vài thước, màu sắc sơn sặc sỡ nhưng đã mờ dần với thời và không gian. Bên cạnh các ngài, một bức họa Mandala ngoằn ngoèo đủ màu đập thẳng vào mắt như mời gọi du khách cầm máy chụp một kiểu. Ðường đi dọc theo vách núi, xuống dần dần, cây cối um tùm, xum xuê tươi mát, nhưng không kém phần an ninh nghiêm ngặt, chúng tôi không được quay phim, chỉ được chụp ảnh không thoải mái vì bị công an chìm theo dõi. Hình tượng, hang động ở khắp mọi nơi dọc theo sườn núi, có tượng tô đủ màu sắc, nhưng cũng có tượng để y màu đá, như tượng đầu đức Thích Ca, điêu khắc rất lạ và đẹp theo miền này màu đá đã sẫm, xám xịt, tượng bàn tay ngài đang bắt ấn cũng thế. Ði sâu hơn, có nhiều hang động nhỏ tạc tượng theo nhiều điển tích khác nhau như  Ðường Tam Tạng thỉnh kinh, cảnh giới nơi địa ngục, Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ, Ðức Thích Ca phóng quang ở chặn giữa lông màu trắng khi bắt đầu thuyết kinh Pháp Hoa .... Ngoài ra, còn thấy rất nhiều tượng Ngài Ca Diếp va A Nan đứng hai bên hầu đức Thích Ca, và đức Quán Thế Âm. Tôi xúc động, phủ phục trước hai hình tượng, thứ nhất là đức Thiên Thủ Thiên Nhãn quá linh thiêng, sống động, đủ cả 1,000 tay và1,000 mắt. Nhìn hình ngài, tôi cảm thấy như có một luồng thần lực vô hình nào thấm dần thân tâm làm tôi thật nhẹ nhàng, thư thái tôi phát tâm tụng một biến chú Ðại Bi. Tượng thứ hai là tượng đức Thích Ca Nhập diệt lộ thiên, cao, to và dài đến hơn vài chục thước, nước sơn đã bị tróc nhiều nơi. Ngài nằm đấy, trạm nhiên, bất động, mắt khép hờ, xung quanh có nhiều vị Bồ Tát và chư Thiêng đứng hầu. Niềm cảm xúc nơi tôi lại dâng trào, không cầm long được, tôi rơi lệ như ngày nào tại Câu Thi Na ....đã thấu triệt rằng dù là bậc giác ngộ, là Như Lai, ngài vẫn bị luật vô thường chi phối để trả thân tứ đại này về lại với hư vô trong nỗi đau khôn cùng, nhưng Ngài không hề để cảm thọ lung lạc trong giờ phút cuối.  Rời Bảo Ðình Sơn đã xế chiều, chúng tôi về khách sạn check in, nghỉ ngơi rồi đi ăn tối.

 

Sáng hôm sau, chúng tôi tới huyện Lạc Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Chỉ  là huyện thôi mà phố xá đã rộng lớn, có nhiều cao ốc khang trang mới xây xong tương phản với những mái nhà lụp xụp cổ kính nằm sát bên dưới. Chúng tôi đi đến bến tàu để ra sông chiêm bái tượng đức Di Lạc nổi tiếng trên thế giới.  Chiếc tàu nhỏ đưa chúng tôi và du  khách chạy dọc theo sông lớn đến gần pho tượng. Trời trong xanh, gió mát hiu hiu, chúng tôi đang thoải mái hưởng giây phút tuyệt vời trên sông thì bất chợt tàu rẽ sóng quẹo trái đột ngột để vào một hốc đá gần bờ hơn, tốc độ chậm hẳn lại. Cũng chính giây phút đó, chúng tôi "Ồ" lên một tiếng to, thích thú, bàng hoàng khi chợt thấy một kỳ quan thế giới, đức Di Lạc, một pho tượng cổ lớn thứ hai trên thế giới còn tồn tại. Tượng thứ nhất là tượng đức Thích Ca ở đường tơ lụa đã bị nhóm quân độc tài Taliban phá tan tành vì bản chất quá khích, cực đoan tôn giáo. Chiếc tàu chao đảo vì hành khách nhốn nháo chụp hình, quay phim, hơn thế nữa, tàu đã đến và đang nằm ngay trên ngã ba hợp lưu của 3 giòng Thanh Giang, Ðại Ðế Giang và Ðan Giang, nước chảy mạnh cuồn cuộn, xoáy trôn ốc, nước đục ngừ đến hãi hùng. Tôi nhìn thấy rõ ba dòng nước đan bện vào nhau dữ dội và quay tít. Tài công cho tàu ngừng lại vài phút,  tàu đậu gần dòng xoáy trôn ốc nên lắc lư qua lại, chao đảo, chập chùng,  đánh lượn vài vòng rồi tài công lái tàu quay vào bờ. Ðứng trên tàu ngó mông lung ra xa, tôi còn thấy rặng núi Nga Mi có hình Phật nằm trông ngoạn mục y như hình vẽ ở tấm vé tàu.

Pho tượng Phật Di Lạc được tạc từ một sườn núi đá sừng sững, cao 71 thước, rộng 24 thước, đục đẽo sâu hẳn vào trong lòng núi đã được ủy ban UNESCO thừa nhận là một di tích thế giới được bảo tồn vào năm 1996. Ngài không giống như như những tượng đức Di Lạc khác thường thấy, có bụng phệ, miệng cười tươi. Ngài ngồi trên vách đá trong tư thế ngồi trên ghế cao, hai bàn chân chạm đất, hai tay để lên đùi, gương mặt ngài từ bi, vô ngại ngó ra khơi, miệng ngài thoáng một nụ cười hiền hoà cứu độ chúng sanh thoát hiểm nạn bởi dòng nước xoáy, hai bên vách núi, có khắc thêm hai tượng chư Thiêng nhỏ hơn, khắc sâu hẳn vào bên trong. Ðứng dưới chân tượng Phật, con người chỉ nhỏ như con sâu, cái kiến. Bên phải của pho tượng có cầu thang bằng gỗ, quanh co 9 khúc. Ngoài ra còn có một hệ thống thoát nước để tránh bớt rông rêu đọng lại làm hư mục. Từ khi có đức Phật khắc sâu vào vách núi, có câu ngạn ngữ như vầy:

“Phật là núi và núi cũng là Phật”

Câu này dường như tàng chứa đựng giáo nghĩa kinh Hoa Nghiêm:

“Một là tất cả, tất cả cũng là một”

 

Rời khỏi tàu, chúng tôi đi lên núi viếng chùa Long Vân bái Phật, chùa chiếm một diện tích khá rộng, bên ngoài vườn hoa, phông tên nước, có những gian nhỏ không cửa, không vách bày biện, sơn vẽ vài dấu hiệu của những tôn giáo như Lão, Khổng gồm có bát quái âm dương, phong thủy, chiêm tinh, sao .... Vào sâu bên trong, có nhiều điện thờ Phật, Bồ Tát, thập bát La Hán.  Chính giữa những điện thờ này, có một cái sân vuông, lát gạch bát tràng đã mòn lẳn, bước qua phía trong cùng, chúng tôi lại sững sốt khi thấy cả một câu chuyện sống động về lịch sử pho tượng Di Lạc qua những hình tượng nắn, nung bằng đất sét. Theo sử sách, Lạc sơn xưa kia là vùng Gia Châu. Nơi đây sơn thanh thủy tú, có 3 giòng sòng hợp lại làm biết bao tàu bè bị đắm chìm khi chạy ngang, biết bao nhiêu người đã mất mạng nơi này, sóng gợn chân núi, trời mây hùng vĩ. Vì lòng từ bi muốn cứ độ chúng sinh, Thầy Hải Thông, một vị Sa Môn đã phát nguyện tạo pho tượng này để cứu vớt chúng sinh. Ngài đã bắt đầu công trình nầy từ năm 713, dưới thời nhà Ðường, ngài đi quyên góp để trang trải chi phí cho nhân công và các nhà điêu khắc, ngài thu được khá nhiều tiền cho công việc thiện này. Khi đó, ông quan trấn giữ vùng này thấy thế nên khởi lòng tham tiền, đòi thu thuế. Thầy Hải Thông đến gặp quan, liền móc mắt ngài ra đưa cho quan và nói:"Nếu ông muốn lấy tiền thuế thì hãy lấy tròng con mắt của ta trước đã". Ðó chính là một điểm son lịch sử nên nơi đây có tượng ngài để tròng con mắt trong chiếc đĩa để trên bàn tay đưa cho tham quan. Oâng tham quan thấy vậy sợ quá nên để yên cho Ngài hô hào tạc tượng Phật mới có ngày nay. Sau khi sư Hải Thông viên tịch, các thế hệ khác tiếp nối công trình và hoàn thành vào năm 803, sống 90 năm để hoàn tất công việc tạc tượng, thật là một việc hy hữu, vô tiền khoáng hậu của người xưa, tôi thành kính đảnh lễ các vị, xin tán dương và tùy hỉ công đức, các ngài có một cuộc sống đáng giá và có ý nghĩa. Tượng nói lên được những tâm hồn mộc mạc, chất phát, giản dị của người xưa. Tuy không đẹp sắc xảo nhưng quí ở nơi cao lớn, đồ sộ giữa núi non hiểm trở, sông ngòi nguy nan. Phải có một đức tin dũng mảnh, sức lực kiên trì, khả năng vượt chúng, tâm phát nguyện rộng lớn, mới dám nghĩ đến việc tạo một tác phẩm vĩ đại như vầy vào một thời đại thô sơ, hàng ngàn năm về trước. Người xưa quả đáng phục, biết đâu ngài là Bồ Tát Di Lạc hoá thân?

Chiều xuống, chúng tôi đến chân núi Nga Mi thăm chùa Bảo Quốc, còn được gọi là đền Bảo Ngộ. Xây dựng giữa thế kỷ 15 và 16, dưới thời vua Vạn Lịch triều Minh. Chùa này có tượng Di Ðà thờ phía sau đền rất đẹp.

Lên điện chính, có tượng Ngài Phổ Hiền đẹp dịu dàng qua lớp thếp vàng cũ kỹ. Chùa có nhiều điện bao xung quanh một khoảnh sân rộng lát gạch Bát Tràng đã ngã màu nâu đồng, trũng ở giữa vì nhiều gót chân dẫm lên,  trồng nhiều cây kiểng tỉa thành những con thú trong chậu sành chạm trổ. Chúng tôi nghe các Thầy tụng kinh và tán với những phật cụ giống như các Thầy Việt Nam nên xúm nhau lại điện ấy xem. Trong điện có tượng đức Di Ðà, Quan Âm, Thế Chí nho nhỏ so với những điện khác, để sát tường phía trong ... Chúng tôi bị xua đi quá cỡ, ngay cả các Thầy cũng thế, chẳng ai hiểu vì sao, tôi chợt thấy cỗ áo quan nằm ngay giữa điện mới chợt hiểu mà xá xá xin lổi tang chủ rồi lui ra ngoài. Chùa này có gian hàng bán các tượng Phật đẹp nhất so với những chùa tôi viếng tại đây. Tiếc thay, họ đóng cửa đúng giờ nên tôi không mua được gì cả, phong cảnh ngoài chùa gần vào buổi hoàng hôn thật thơ mộng với khe suối chảy róc rách ngang qua những viên cuội trắng, hai bên bờ suối, đủ loại cây lớn nhỏ mọc dài theo như Dương Xỉ, Tre, Trúc, hoa Trang xanh tím, đệm thêm những bãi cỏ xanh biếc .... Nên từ đền Bảo Ngộ đến chùa Vạn Niên một trong những ngôi chùa chính của Nga Mi Sơn, có con đường dài 15 cây số hay leo dốc núi thẳng đứng. Chúng tôi phải chọn một trong hai ...cuối cùng, phải leo núi cho kịp giờ về ăn tối. Trong đền có điện thờ Phật, Bồ Tát và chư vị La Hán. Ðền này, kiến trúc không khác gì ngôi chùa. Gọi là đền vì mái ngói thì màu đen (có lẽ đã quá cũ nên ngã màu đen chăng ?)  trong lúc hầu hết những ngôi chùa ở Trung Quốc có mái ngói màu vàng.

Sáng hôm sau, chúng tôi sẽ phải đi thật sớm để lên đỉnh núi Nga Mi xem mặt trời mọc. Tiếc thay, hôm ấy trời mưa như trút nước, mùa nầy mặt trời lại mọc rất sớm nhưng phương tiện để lên đỉnh núi không có. Chúng tôi phải chờ đến giờ hệ thống giây cáp đưa lên đỉnh núi bằng xe thùng hoạt động. Nhiệt độ ở đây chuyển lạnh đột ngột vì ở độ cao hơn 3,000 mét. Ra khỏi trạm xe, chúng tôi 'mò mẫm' đi từng bước chậm vì mây bay lơ lửng lưng chừng sát núi, sương mù mờ tỏa, không thấy rõ phong cảnh trước mặt, đường đi trơn ướt dễ vấp ngã, xa xa gió lạnh đung đưa những ngọn bách tùng, lờ mờ trong sương mái chùa, đỉnh núi khi ẩn khi hiện. Nơi đây cho tôi có cảm giác như đang ở cảnh bồng lai, tiên giới qua những bức tranh vẽ lại.

Chúng tôi leo lên giữa chừng thì dừng lại viếng một điện thờ nhiều hình tượng Ngài Phổ Hiền. Sau đó leo đến ngọn Kim Ðỉnh, tuy trời dầy đaàu7841?c sương mù như thế mà trong chùa đã tấp nập tín đồ, phật tử đến chiêm bái. Ngộ nghĩnh làm sao khi ở giữa đường “đi lên”, có một khoảng đất trống khá to, chính giữa có đắp lên một trái tim hồng lớn, xung quanh tim có một thanh sắc uốn éo chạy dài theo, trên thanh sắc ấy, có vô số hai ống khoá, khoá chặt vào nhau trông thật lạ. Cả đoàn, không ai hiểu tại sao cả, tôi phải giải thích là những cặp tình nhân đã đến đây thề non, hẹn biển rồi “khoá” cuộc đời nhau vào, tôi biết được điển tích này là nhờ đã đi lần trước ở Cửu Hoa Sơn. Còn chìa khoá để mở ư ? Họ đã vứt xuống núi rồi còn gì ? Tôi không có ý kiến ... hay là ... hết ý kiến về việc này rồi vì thấy uổng tiền mua ống khoá ....  Chùa không lớn lắm, từ ngoài bước vào đã thấy ngay tượng đức Phổ Hiền cưởi voi trắng trong lồng kính, phướn lộng treo khắp nơi rủ xuống mặt đất. Ðó là ngôi chùa duy nhất trên đây. Bên ngoàì chánh điện, có gác chuông thật lớn, trên chuông có khắc ảnh ngài. Một lúc sau, trời quang, mây tạnh dần dần thì chúng tôi cũng sữa soạn xuống núi.

Núi Nga Mi nằm cách thị trấn 7 cây số, là một trong tứ đại Phật sơn (Cửu Hoa, Phổ Ðà, Ngũ Ðài, Nga Mi), dài hơn 200 cây số, đỉnh cao nhất đo được 3,099 thước, nằm ở phía Tây vực Trung Quốc. Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung thì đây là xứ sở của Tây độc Âu Dương Phong. Vào đầu công nguyên dưới thời nhà Hán, đã có nhiều ngôi Phật tự được xây cất trên các đỉnh núi. Kế đến các thời nhà Tùy, Minh, và Thanh, thời Phật giáo cực thịnh, Nga Mi Sơn có hơn 150 thiền viện và chùa chiền.

Ðức Phổ Hiền Bồ Tát đã thị hiện nơi đây nên núi nầy trở thành Ðại danh sơn và hầu hết các chùa đều thờ Ngài. Tên Nga Mi là dựa theo Thủy Kinh chú, 2 dãy núi đối nhau như mày ngài. Khởi thủy, Nga Mi là lãnh địa của Ðạo giáo, đến khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thì Ðạo giáo và Phật giáo đều cùng tồn tại nơi đây hài hoà, tĩnh lặng, nơi tu luyện của Ðức Phổ Hiền, Ngài còn được gọi là Biến Cái Bồ Tát (đọc là Samantabhadra theo chữ Phạn, âm Hán là Tam Mạn Ða Loạt Ðà La). Ngài cùng Ngài Văn Thù đứng 2 bên tả hữu hầu cận Ðức Phật Thích Ca. Ngài ngồi trên voi trắng 6 ngà, tay trái chống bên hông, tay phải cầm kiếm báu, được nhắc đến nhiều nhất trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát tiêu biểu cho trí tuệ vượt bực thì ngài tượng trưng cho Ðức Hạnh, là hiện thân của Lý, Ðịnh, Hành. Do công đức tu hành viên mãn, đạo hạnh vi diệu, thần trí cao vời, Ngài được tôn xưng là Phổ Hiền Bồ Tát với 10 hạnh nguyện được Phật tử phát nguyện khi đọc tụng thường xuyên trong các thời khoá tụng niệm:

-         Thứ nhất lễ kính chư Phật

-         Thứ hai là xưng tán Như Lai

-         Thứ ba là quảng tu cúng dường

-         Thứ tư là sám hối nghiệp chướng

-         Thứ năm là tùy hỉ công đức

-         Thứ sáu là thỉnh chuyển pháp luân

-         Thứ bảy là thỉnh Phật trụ thế

-         Thứ tám là thường tùy Phật học

-         Thứ chín là tùy thuận chúng sinh

-         Thứ mười là phổ giai hồi hướng 

 

Nếu biết học và áp dụng dụng vào đời sống hằng ngày mười hạnh nguyện này cũng đủ cho ta an lạc, giải thoát phiền trược, nhiễm ô từng ngày rồi.

Trời quang, mây tạnh, chúng tôi sửa soạn đi ăn trưa tại một ngôi chùa dưới chân núi. Cũng như phần lớn các chùa ở Trung Quốc, chùa có điện thờ đức Di Lạc ở ngoài cùng, rồi kế đến là điện thờ đức Thích ca, Văn Thù và Phổ Hiền hai bên, có thêm các điện khác, thờ riêng một mình đức Phổ Hiền với nhiều hình tượng khác nhau. Dẫn đến phòng ăn bằng một hành lang dài, uốn khúc dọc theo các điện thờ. Phòng ăn gần nhà bếp chùa ... và ... gần ...cả phòng vệ sinh nên mùi hương đặc biệt từ con người toả ra ngào ngạt để chúng tôi vừa dùng cơm, vừa thưởng thức. Trong nhà bếp, tôi thấy nền đất thật ướt và bẩn, thế mà rau đậu để la liệt, trước cửa còn có nồi canh nấu sẳn để cho những Phật tử công quả trong chùa dùng. Dù sao đi nữa, trời lạnh, bụng đói cồn cào sau một buổi sáng leo núi, quán thân bất tịnh, thọ thì khổ cho nên chúng tôi mặc kệ ngoại cảnh, ăn ngon lành. Thú thật là rau cải ở Tàu ngon hơn ở Uùc nhiều, nhiều lắm vì ... họ ... trồng và tưới bằng ... phân chuồng. Các chùa trên núi ở Trung Quốc đều có hệ thống thoát nước từ nhà vệ sinh đến những ao hồ, rồi thì họ múc nước nơi ấy vào những thùng gỗ, thùng thiếc và gánh ra vườn tưới bằng gáo. Ðó cũng là một hình thức ...tái tạo....luân hồi .....nho nhỏ đấy thôi.

 Xong cơm trưa, chúng tôi đi đến một ngọn núi khác, cũng phải dùng xe cáp để lên viếng chùa Vạn Niên, ngôi chùa quan trọng nhất của vùng núi Nga Mi. Xe cáp lướt nhẹ trên ngọn những cây Bách, Tùng mọc dọc theo triền núi,  trong rừng rậm hoang dã,  lác đác vài đám nương rẫy của dân sơn cước.

Chùa được xây cất từ cuối thế kỷ thứ 3 lấy tên là Phổ Hiền, sau đổi lại là Vạn Niên ở đời nhà Minh, nét kiến trúc phản ảnh lịch sử của Nga Mi Sơn qua những nét độc đáo. Không có ảnh hưởng kiến trúc Phật giáo, Lạt Ma giáo, chỉ thuần Ðạo giáo của miền Tây Vực, có nghĩa là đã lai căn kiến trúc, văn hoá Tây Á.  Ðỉnh hình tròn sơn vàng như nửa trái bóng nhưng bốn vách tường vuông vức như cái bánh "chưng" sơn trắng chứng thực nguyên lý " Trời tròn, đất vuông ". Chính giữa chánh điện chính của Vạn Niên tự đặt  tượng đức Phổ Hiền cỡi voi bằng đồng, cao 7.5 m, nặng 62 tấn để thờ. Nét điêu khắc tượng Phổ Hiền này khác hẳn tượng Ngài ở chùa Bảo Quốc vì nét tươi sáng và ném về nghệ thuật Aán Ðộ. Nga Mi Sơn là nơi sản sinh ra môn võ thuật trứ danh của phái Nga Mi do sự kết hợp Phật giáo và Ðạo giáo. Hấp thụ phương pháp “ động công “ của Ðạo giáo và tinh túy phép tu thiền "tĩnh lự" của Phật giáo tạo nên phương pháp luyện võ vừa động vừa tĩnh.  Ði đến đây, tôi lại nhớ đến Quách Tường trong Thần Ðiêu Ðại Hiệp và Cô Gái Ðồ Long của Kim Dung. Ngồi nghỉ mát bên ngoài, tôi thấy rất nhiều người phu hay những vị Bồ Tát hoá thân dừng chân ở những bậc thềm nghỉ mệt, họ đã, đang và sẽ vác đá từ chân núi lên chùa bằng đường dốc núi 15 cây số từ đền Bảo Ngộ đến đây làm tôi chợt nhớ đến những vị ở Cửu Hoa Sơn, nhưng họ gánh đá chứ không cõng đá sau lưng như những vị này. Các Phật tử thấy thế thương tâm, đã cúng dường tịnh tài cho họ.  Dù sao, nhờ có họ, chúng tôi mới có chùa để đến lễ lạy. Nga Mi sơn là sự hòa hợp của núi non hiểm trở, ánh sáng mặt trời, sương mù buổi ban mai, mây bay gió thoảng, rừng thông vi vút, cửa tùng đôi cánh gài, cảnh thần tiên hạ giới và của hào quang chư Phật, Bồ Tát. Ai có tâm niệm thoát trần đã 1 lần đến Nga Mi Sơn, sẽ muốn quay trở lại. Riêng tôi, nếu có đủ duyên ở được luôn để thanh tịnh tu tập thì càng tốt, chắc tôi cũng chẳng muốn xuống núi về chốn bụi trần nữa đâu. Nga Mi còn là một khu rừng thiên nhiên tươi mát vì có nhiều mưa với hơn 3,000 loại thảo mộc và 2,000 động vật đang sinh sống.  Ðêm hôm ấy, trời mưa tầm tã, chúng tôi phải đội mưa đi ăn tối rồi về phòng ngủ một giấc ngon lành vì khí hậu se se lạnh. Tuy nuối tiếc cảnh thần tiên của núi Nga Mi, sáng hôm sau, chúng tôi cũng phải đi Thượng Hải rồi đến Hàng Châu vì không có máy bay thẳng.

 

Tại Hàng Châu, xui xẻo làm sao hôm ấy, trời mưa như trút nước, đường xá lầy lội, chúng tôi phải đi ăn trưa qua loa tại một nhà hàng nằm ngay cạnh chùa Linh Aån là điểm đầu tiên chúng tôi đi viếng. Có truyền thuyết đây là nơi Tế điên tăng hay Tế Công Phật Sống đã cư ngụ trong núi Lâm Ðộng hay Thanh Quang Ðộng, chiếm một khu rộng lớn bao la với nhiều cổng. Chùa Linh Aån trước đây có tên là Linh Ẩn Phi Lai Phùng do một vị tăng Aán Ðộ tên là Huệ Lý đến đây thành lập, được xây cất từ đời Ðông Tấn, Hàm Hoà nguyên niên năm 326 sau công nguyên, đến nay đã trên 1,600 năm, có 3 tầng, được liệt vào những ngôi tự lớn, danh tiếng nhất Trung Quốc. Thời toàn thịnh đời Ngũ Ðại (907-960) chùa có đến 9 lầu, 18 gác, 72 điện, 1,300 tăng phòng và Phật học viện cho 3,000 tăng chúng. Ðời Nam Tống, chùa được kể như một trong năm thiền tôn nổi tiếng tại Giang Nam. Ðời nhà Thanh, vua Khang Hy đã ban cho danh hiệu là Văn Lâm Thiền Tự nhân chuyến tuần du phương Nam. Toàn thể khuôn viên chùa rộng 108 mẫu, từ ngoài vào trong phải leo từng bậc thang dần dần cao. Ở chính giữa có Thiên Vương điện có bốn vị thiên vương Phong Ðiều Võ Thuận, Ðại Hùng Bảo điện  và Dược Sư điện. Bên phải từ cửa vào có Như Ý trai, Liên Ðăng các, Ðại Bi các, Niệm Phật đường, La Hán bi, Phương trượng thất. Bên trái có Tây khách sảnh, Vân Lâm tàng thất, La hán Bi và Tử trúc lâm. Ngôi Ðại Hùng Bảo điện cao chót vót đề bốn chữ “Diệu Trang Nghiêm Thành”, đáng kể nhất là pho tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni chính giữa điện cao đến 33.6m từ dưới lên trên kể cả hai toà sen, bằng gỗ quí, tượng được ghép lại bởi 24 khối, sơn son thêùp vàng đẹp lộng lẫy, tướng hảo quang minh, tượng đã được tạo ra từ trên 800 năm, các vị Bồ Tát xung quanh cao đến 19.6m và 24m, dường như cả ba tượng này cần đến 6kg vàng để thếp. Cột kèo và khung cũng đều làm bằng gỗ quí, các bàn thờ chạm trổ công khu, toàn thể kiến trúc đều công phu, kiên cố phải cao đến 50m. Chùa xưa, tượng cổ, hương trầm toả ngát xông khắp điện, cảnh trí  mờ mờ qua làn khói trắng tạo nên một đạo tràng trang nghiêm, linh cảm được hồn người Phật tử, tâm hồn tôi thật yên tĩnh, cảm khái ra bài thơ:

“Bảo địa trang nghiêm, sắc hương bất dị,

Phật môn quảng đại xuất nhập tùy duyên.

Nhập thử  môn vô tham sân si mạn

Ðăng thị địa, hữu hùng lực từ bi

Phước tuệ viên tu chân Phật tử

Trí bi song vận đại từ tôn.

 

Bao cảnh đời ô trược đã nằm sau lưng, tôi thật sự an lạc tự tại trước cảnh già lam này tuy xung quanh vẫn ồn ào náo nhiệt.

Tượng đức Phật Di Lạc tạc rất công phu, các điện thờ đều chạm rồng, phượng sơn son thếp vàng chói sáng. Dược Sư điện ở phía sau, thờ đức Dược Sư Lư Ly Quang Như lai ở giữa, hai bên có hai vị Bồ Tát Nhựt Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu là hai vị thượng thủ ở cõi Ðông Phương cực lạc như đã đề cập đến trong kinh Dược Sư. Phía trước điện có một nơi để cầu nguyện gọi là Diên Thọ Ðạo Tràng. Ðiện thờ 500 vị La Hán cũng không kém phần đặc biệt, bằng đồng, to bằng người thật, cao đến 1.70m nặng 1 tấn, nét điêu khắc hết sức tinh xảo, sống động. Các vị không có ốm yếu hom hem như những tượng La Hán khác, các ngài đứng ngồi, sinh hoạt với nhau, mỗi vị một dáng, một điệu khác nhau, không ai giống ai cả nhưng thật tự nhiên, đặt trên bục cao xây bằng xi măng cách mặt đất hơn 1 thước, có hàng rào ngăn. Phải chăng một trong những vị này là hoá thân ngài Tế Công? Nơi đây cấm tuyệt chụp/quay hình. Ngoài ra, chùa còn giữ được nhiều đồ thờ quí giá, kinh sách, tháp tự bằng đá lâu đời. Sau chùa, cây Phong mọc rất nhiều như cánh rừng nhỏ, qua khỏi rừng Phong là núi Phi Lai, có nhiều hang động khắc vào khe đá hoặc tảng đá, dọc theo một giòng suối tỏa hơi nước một bên vách núi Phi Lai có rất nhiều hang động và khoảng 338  tượng Phật.

 

Rời chùa Linh Ẩn, chúng tôi đi thăm cửa hiệu sản xuất tràLong Tỉnh, một loại trà đặc biệt hái toàn là lá non vào mùa xuân và quà lưu niệm. Ðó là một ngôi biệt thự nằm dưới chân ngọn đồi trồng đầy trà xanh mướt. Xung quanh cũng có nhiều vườn trà dọc theo con lộ chính, phong cảnh thật hữu tình khi ánh nắng chợt tắt dần dần, hoàng hôn thong thả buông nhẹ êm đềm, những cụm mây trôi hờ hững quyện vào những cánh vạc lưng đồi tạo nên khung cảnh huyền ảo nơi dương trần ......Trà được xấy khô bằng tay, trong một chiếc chảo lớn, nóng thật công phu. Chúng tôi được mời uống trà sau màn biểu diển pha trà, sau đó, ai thích thì mua ... giá cả khoảng 80 đô Mỹ một kí lô, cũng đáng giá thôi, vì trà Long Tỉnh có vị ngọt, thơm đặc biệt, uống vào rất ngon, ngọt cổ họng, khi đã thấm thì thần xiêu, phách tán, hồn bay lên tận cung trời  “Tha Hoá Tự Tại”....Còn hàng hoá thì miễn bàn đến, vì quần áo gấm lụa đẹp lộng lẩy, màu sắc sặc sở. Thấy đẹp thật đấy, nhưng có mua về cũng chẳng biết làm gì bởi vì mặc vào không giống ai cả ... chỉ trừ có lên sân khấu hay đi dạ hội ... Các thứ vòng ngọc cũng thế, thật, giả lẫn lộn, giá cả lại đắc quá mức vì nói thách.

 

Hàng Châu thật đẹp nên người Trung Hoa đã phát biểu:

 "Trên trời có thiên đàng, trần gian có Tô Hàng"

Còn Marco Polo, nhà hàng hải Ý Ðại Lợi, khi ghé qua vào thế kỷ thứ 13

 đã ca ngợi: "Thành phố này giàu, đẹp như Venise của Ý."

Hàng Châu là thành phố tỉnh lỵ của Triết Giang, nằm ở phía Bắc sông Tiền Ðường, nơi nàng Kiều đã trầm mình. Tây Hồ ở đây có diện tích 6 cây số vuông gấp đôi hồ Côn Minh ở Bắc Kinh. Hồ Tây không sâu, chừng 3 thước, bên dưới đóng đầy bùn rất nguy hiểm.  Hai nhà thơ lớn là Bạch Cư Dị và Tô Ðông Pha đã làm quan tại đây đều góp phần chăm sóc cảnh đẹp của hồ. Những hàng Dương, hàng Liễu rũ xuống mặt hồ, soi mình hoà nhập vào núi xanh in bóng trên những làn nước bạc lóng lánh dưới ánh mặt trời,  đượm thêm những nét quyến rủ khi hoà nhập vào những bãi cỏ xanh, hoa đỏ. Với tôi, tất cả đã tạo thành một bức tranh thủy mặïc tuyệt vời. Thoáng như đâu đây còn ẩn hiện bóng dáng của đôi nhân tình Lương Sơn Bá, Chúc Anh Ðài.

 

Thăm vội Hàng Châu xong, chúng tôi đi Ninh Ba để đón chuyến tàu ra Phổ Ðà Sơn..... Sau 5 năm trở lại, tôi hết hồn, thành phố Ninh Ba thay đổi hẳn vì quá sầm uất. Khác với lần trước, lần này Tôi ra Phổ Ðà Sơn bằng chiếc tàu khá tối tân,  tuy hơi nhỏ, nhưng chạy như bay, lướt trên sóng, vượt biển hơn 2 giờ để đến vùng núi Phổ Ðà. Ðến nơi, Chúng tôi đi viếng chùa Phổ Trị liền tức khắc. Phổ Ðà Sơn thuộc quần đảo Chu Sơn tỉnh Triết Giang tên Lạc Gia Sơn (theo tiếng Phạn có nghĩa là hoa sen trắng xinh đẹp – Tiểu Bạch Hoa) hay gọi đủ là Phổ Ðà Lạc Gia, diện tích hơn 12 km vuông, là một trong Tứ Ðại Phật Sơn, cũng là nơi có cảnh đẹp vùng biển Ðông. Năm 1605 chùa Phổ Ðà được sắc chỉ ban cho mấy chữ “ Hộ Quốc Vĩnh thọ Phổ Ðà thiền tự “, từ đó núi nầy được đổi lại là Phổ Ðà Sơn. Nhân duyên Phổ Ðà Sơn được thành lập rồi trở thành thánh địa của đức Quán Thế Âm do vào năm Ðại Trung thứ 12 (858), lại có thuyết vào đời Hậu Lương Trinh Minh thứ hai (916), có một tăng nhân người Nhật  tên là Huệ Ngạc nhân chuyến viếng thăm Ngũ Ðài Sơn, đã rước tượng Quan AÂm về Nhật thờ phượng. Khi trên đường về từ Ninh Ba đi ngang qua vùng Phổ Ðà Sơn gặp dông tố, sóng gió bão bùng chợt nổi lên, tàu phải tấp vào một động ở núi nàyđể lánh nạn.  Sau đó, trời yên, gió lặn, tàu lại sữa soạn ra khơi, ngặt thay, mỗi lần tàu bắt đầu khởi hành là sóng to, gió lớn lại nổi lên đùng đùng. Linh cảm được điềm lành, vị tăng này quyết định ở lại đảo này với tượng đức Quán Âm để tàu ra khơi, quả nhiên, tàu lướt sóng êm. Ban đầu, ngài cất một am tranh để ở và hoá độ dân làng sống tại đây, dần dần, họ cất cho ngài một ngôi chùa khang trang hơn. Sau đó vì tượng đức Quán Âm quá linh thiêng nên chùa càng lúc càng thu hút nhiều tín đồ và phát triển lớn mạnh.  Tượng đức Quán Âm này được mệnh danh là  “ Quan AÂm bất khẳng khứ" (Quan Âm không chịu đi). Buồn thay!!! Nghe nói tượng này đã bị hủy diệt trong thời gian Cách Mạng Văn Hoá. Ở đây, có quá nhiều chùa nên chúng tôi thấy đại khái cũng như những chùa khác, chỉ đặc biệt thờ đức Quán Thế Âm là chính, các tượng Quan Âm ở mỗi chùa đều có sự tích khác nhau qua ảnh tượng như cầm nhành liễu, cầm bình tịnh thủy rưới nước cam lồ, hay đứng trên một con cá lớn, hay rồng giữa biển khơi để hoá độ chúng sinh.  Ðiểm hay hay đối với tôi là đã thấy tượng Nam Hải Quan AÂm trên đỉnh núi đã vừa hoàn thành bởi người Nhật. Phải nói đây là một công trình vĩ đại đối với Phật Pháp vì khi xưa, khi tôi đến, nơi đây còn hoang dã lắm. Ðến nay thì thật nguy nga lộng lẩy với cổng tam quan cao vút, nhiều bực thang dẫn đến tượng đức Quan Âm thân kim sắc, tướng hảo sáng chói nhìn ra biển khơi. Chùa tháp nơi đây còn thơm mùi sơn, mùi gỗ, mùi gạch ngói mới. Tất cả đều mới lạ, tân kỳ theo nghệ thuật Nhật, từ những bức tranh, tượng đến những phù điêu trang nghiêm cõi Phật làm tôi choá mắt, ngỡ ngàng như đang đi vào thế giới Tịnh Ðộ, hay Hoa Nghiêm có Thiện Tài Ðồng Tử  sau 53 lần đi hỏi đạo, có 1 lần đến Nam Hải Phổ Ðà Sơn này để gặp đức Quán Âm Bồ Tát thưa thỉnh. Tên chữ Phạn của Ngài là Avalokitesvera. Ngài là một vị cổ Phật, tu theo pháp môn "Nhĩ Căn Viên Thông", lấy việc cứu độ chúng sanh làm bản nguyện khi quán tưởng những âm thanh thống khổ ở thế gian nên được mệnh danh là Quán Thế Âm.  Ngài là biểu tượng của từ (ban vui)  bi (cứu khổ),  ngài cùng với đức Ðại Thế Chí Bồ Tát ở hai bên tả hữu của Ðức Phật A Di Ðà, gọi chung là Tam Thánh ở Tây Phương Cực Lạc. Theo Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Môn, Ngài ứng hiện ra 32 tướng để giáo hoá, cứu độ tất cả chúng sinh. Về hình tượng, do tính biến hóa của Ngài, nên có rất nhiều từ ông Tiêu Diện thật dữ tợn, thè lưỡi nhát ma quỷ đến hình nữ mặc áo trắng nhẹ nhàng, thanh thoát, đẹp tuyệt trần, một tay cầm hồ lô, tay kia cầm nhành dương liễu. Ngoài ra, hóa tướng của Ngài còn tìm thấy trong chú Ðại Bi tâm đà la ni với Ngài Thiên Thủ Thiên nhãn (một ngàn mắt, một ngàn tay, 11 mặt). Hay một đức Chuẩn Ðề tám tay cầm nhiều vật như ý ...Có một chuyện làm tôi phải phì cười qua lối diển đạt thật thà, ngô nghêcủa dân gian, khi cho rằng nên thỉnh tượng Ngài đang đứng hoá độ chúng sinh thì làm ăn khá hơn là Ngài đang ngồi nghỉ ngơi vì đó là tư thế đang làm việc.  Ở lại Phổ Ðà Sơn 1 đêm, ăn sáng xong, chúng tôi đi vài bước là đến 2 chùa Pháp Vũ và Phổ Tế. Nơi đây rất yên tịnh, không có đèn giao thông, nhiều xe cộ ồn ào, ồ ạt, chỉ có tiếng chuông, mõ, tụng niệm (phần lớn là máy) vọng ra từ trong chùa tạo nên một đạo tràng thanh tịnh. Cao điểm nhất đã có đến 4 ngàn tăng ni, hàng trăm chùa chiền trên hòn đảo nhỏ bé nầy và phần lớn ai sống trên đảo nầy đều là tu sĩ hay cư sĩ.  Cách mạng văn hóa đã làm tổn thất rất nhiều tăng ni và tự viện đến nỗi vào năm 1960, chỉ còn có 29 nhà sư kiên trì ở lại tu tập. Ngày nay, các kế hoạch trùng tu đang được tiến hành.....để thu hút khách thập phương. Chùa Phổ Trị, Pháp Vũ và Phổ Tế là những ngôi chùa quan trọng nhất Phổ Ðà Sơn. Tuy nhiên, điểm đáng buồn là Phổ Ðà Sơn đã ít nhiều bị du lịch hoá bởi những thú tiêu khiển ngoài đời như có những câu lạc bộ bơi lội, săn bắn, trượt nước .... Và lần trước tôi đến đây, tôi đã hoảng hốt khi thấy khắp nơi bán những loài thủy tộc bị bắt, còn sống nhăn để làm thức ăn bồi bổ cho thân xác những du khách. Phổ Tế tự – Xây vào cuối đời Hậu Lương, dưới  chân ngọn núi Linh Thứu còn gọi là Tiền tự, hậu thân của Bất Khẳng Khứ am. Là ngôi chùa lớn nhất toàn đảo, rộng 3,6630 m vuông, diện tích xây cất khoảng 1,1400 m vuông. Qua nhiều đời mang nhiều tên khác nhau, cuối cùng, vào đời Thanh tặng biển “Phổ Tế Quần Linh”, từ đó gọi luôn là Phổ Tế.  Gồm có Thiên Vương điện, Ðại Viên Thông điện, Già Lam điện, Tổ Sư điện, Tàng kinh các, Ðông Tây La hán đường ....Ðiện chính Viên Thông thờ tượng Quan Âm cao 8.8 m, hai bên tường, mỗi bên có 16 hình tượng của “Quan Âm tam thập nhị ứng tùy hình”. Ðiện này do vua Khang Hy sắc xây, đông và Tây có điện Văn Thù và Phổ Hiền. Trước chùa có ao phóng sinh gọi là Hải Aán hoặc Liên Hoa Trì.  Pháp Vũ tự – Còn gọi là Hậu Tự bên dưới ngọn Quang Hy, lớn thứ nhì sau Phổ Tế, rộng 33300 m vuông, diện tích xây cất khoảng 8,800 m vuông. Vào đời Minh Vạn Lịch năm thứ 8 (1580), ngài Ðại Trí từ Tây Thục đến đây lễ Phật, thấy nơi đây u tĩnh, liền kết thảo am gọi là Hải Triều am. Cũng sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng, đời nhà Thanh, vua Khang Hy ban tặng biên đề “Thiên Hoa Pháp Vũ” và “Pháp Vũ thiền tự “, từ đó gọi là Pháp Vũ. Nổi tiếng nhất là Cửu Long Quan Âm điện và Cửu Long bích. Chùa ẩn trong rặng Tùng và Cổ Ngân Hạnh. Trong tàng kinh lầu có Aán Quang Ðại Sư Kỷ Niệm Ðường, bên trong để ảnh ngài giữa hai câu liễn:

“Mạc nhạ nhất xưng siêu thập địa,

 Tu tri lục tự quát tam thừa”

(đừng ngờ một câu qua mười địa,

phải hay sáu chữ phủ tam thừa)

Chính tại phòng này, Liên Tông thập tam tổ Aán Quang đại sư đã tu trì, trước tác, dạy chúng gần 30 năm, cạnh bên là phòng ngủ của ngài vẫn được giữ nguyên với y áo, giường chiếu, hài vớ và những vật dụng thường nhật của ngài trước kia. Ngoài ra, trước chùa có cầu Hải Hội. Kỳ này, không có đủ thì giờ nên tôi không được ở lâu và viếng nhiều nơi kỷ lưởng như kỳ trước.

 

Dùng qua loa buổi cơm trưa, chúng tôi rời Phổ Ðà Sơn để về Thượng Hải bằng chiếc tàu lớn hơn chiếc khi ra đây. Giã từ Phổ Ðà Sơn lần thứ 2, tôi cảm thấy bùi ngùi thế nào khi nhớ về những con đường rợp bóng mát, lũy tre xanh đường vào chùa Trúc Lâm, những lúc tâm hồn lắng động khi nghe tiếng hải triều dâng đập vào những ghềnh đá róc rách ....Phạm âm, hải triều âm, thắng bỉ thếù gian âm ... Tôi đã hằng tâm niệm 3 câu ấy để trở về thế giới hồng trần, nhiều cạm bẫy, văn minh, náo nhiệt, ô nhiễm ..  đó làThượng Hải, một mảnh đất bị xâu xé bởi các nước Mỹ, Nhật, Pháp, Anh và Ý để chia nhau quyền lợi sau cuộc chiến tranh nha phiến vào cuối thế kỷ thứ 18, và vào thập niên 20, là nơi điển hình của thực dân đầy bất công, kỳ thị chủng tộc, một xã hội đen đầy rẫy tội ác ....Thượng Hải đã biệt lập với thế giới tự do bên ngoài suốt 40 năm sau khi đảng Cộng Sản lên nắm chính quyền tại Trung Quốc. Thượng Hải là thành phố đầu tiên đã mở cửa lại mới 20 năm gần đâyđể chào đón du khách.  Tất cả những nhu cầu phục vụ du khách lập tức được hiện đại hoá thật nhanh chóng trên đất nước này như phương tiện giao thông là xa lộ. Những mậu dịch như là siêu thị, cửa hàng, ngân hàng, khách sạn quán rượu, hộp đêm, và tiệm buôn đầy rẫy hàng hóa thời trang AÂu Mỹ...... xuất hiện nhanh chóng. Nhưng người dân vẫn nghèo sơ nghèo xác, bên cạnh những khách sạn lộng lẩy cao chót vót là những căn nhà lụp xụp, tối tăm,những ngõ hẻm phơi đầy quần áo, những chiếc xe bán thực phẩm bên cạnh những đống rác cao nghều nghệu ....  Phía hữu ngạn sông Hoàng Phố, khu vực thương mại Thượng Hải mới được phát triển vượt bực gồm những tòa nhà cao chọc trời, đặc biệt nhất là tháp truyền hình Ðông Phương (Oriental Pearl) cao 465 thước nhất Á Châu. Tháp gồm cây cột đường kính 9 thước và 11 quả cầu tròn. Ðể lên trên, có thang máy chứa được 50 người và có thể chạy 420 thước mỗi phút. Bên trong thiết kế theo kiến trúc Âu Tây, tân kỳ, đủ kiểu đèn sáng trưng. Từng trệt của Tháp có những cửa hiệu bán đủ thứ đồ ngoại quốc như mỹ phẫm, thuốc lá, giày, ví tay .... Chính giữa có nhiều băng ghế  xoay tròn cho khách nghỉ chân, trên tường trưng bày hình  ảnh đặc biệt của mỗi quốc gia trên thế giới. Sau đó, chúng tôi dùng thang máy lên trên quả cầu, tôi bị hơi ù tai vì thang chạy quá nhanh đến thót ruột. Trên ấy, lại có những cửa hàng bán đồ kỷ niệm y như những nơi du lịch khác và hàng cà phê, nước ngọt, kem .... Xung quanh trái cầu bao bọc bởi những tấm kính dây, chúng tôi có thể xem thấy hết thành phố Thượng Hải, chỉ có thế thôi. Ðây là lần thứ hai tôi đến Thượng Hải, và choáng váng trước những sự thay đổi thần kỳ sau gần 5 năm, sự thay đổi này đào thêm hố sâu cách biệt giữa giàu và nghèo, sung sướng và đoạ đày, hạnh phúc và khổ đau, tôi không đến đây như một du khách, mà đến thành phố này qua cái nhìn của một người đi hành hương, một Phật tử nên tôi nhìn thấy cả hai khía cạnh đối đãi luôn luôn xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội, dù là tự do tư bản, hay cộng sản độc tài, cuồng tín.

 

 Ngày cuối của chuyến du lịch và hành hương Trung Quốc đi cùng với phái đoàn Mỹ, riêng mẹ tôi và tôi, còn đến 2 ngày nữa .... Sáng nay, chúng tôi còn những 3 nơi để thăm viếng. Thăm chùa Ngọc Phật, ngôi chùa lớn, nổi tiếng nhất Thượng Hải. Chùa nằm ở phía Tây thành phố, giữa chốn phồn hoa, đô hội, xe cộ qua lại tấp nập, dân cư ồn ào. Chùa được xây cất từ năm 1882. Ðời Thanh Quang tự năm thứ 8 (1882), Huệ Căn Pháp Sư ở Phổ Ðà Sơn sang Aán Ðộ lễ Phật tích, đi ngang qua Miến Ðiện được cư sĩ Trần Quân Phổ và Quốc vương xứ này giúp đỡ quyên được năm tôn tượng Phật bằng ngọc trắng. Khi chở về đến Thượng Hải lại thiếu phương tiện vận chuyển tất cả tượng ra núi Phổ Ðà vì nặng quá không đi qua biển được. Theo lời đề nghị của một cư sĩ nên phải để lại hai pho tượng lớn, rồi tạm cất mao xá thờ, còn ba pho tượng nhỏ thì thỉnh ra thờ ở Phổ Ðà sơn. Năm 1898, thời Quang Tự 24, Huệ Căn pháp sư được sự giúp đở, xây chùa Ngọc Phật rộng 33 mẫu với 72 gian. Ngài Huệ Căn viên tịch, pháp sư Bổn Chiếu kế nhiệm, khi ngài viên tịch, pháp sư Hoằng Pháp kế vị. Năm 1917, ngài Hoằng Pháp viên tịch, pháp sư Khả Thành được đề cử làm trụ trì. Vào năm 1918, chùa bị cháy, sau đó được xây dựng lại mới lấy tên là chùa Ngọc Phật. Từ đó đến nay, sau nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, chùa được trùng tu lại nhiều lần, trở nên lớn mạnh như ngày nay, lớn so với chùa ở thành phố mà thôi, chứ  còn thua xa chùa Linh Aån ở Hàng Châu. Chùa gồm có Di Lạc điện, Ðại Hùng Bảo điện, Ngọc Phật lầu, Ngoạ Phật đường, Quan Âm đường, Phương Trượng thất ...và 2 cái sân nhỏ. Ðiện thứ 1 ở trên lầu, Ngọc Phật lầu cất bằng gỗ, đen bóng, chánh điện không lớn, có hàng rào ngăn đường đi, trần chạm trổ công phu. Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc trắng, khắc từ một khối cẩm thạch, có nạm kim cương và đá quí nằm sâu bên trong, ngồi nhập định, cao 1 thước 9 và rộng 1 thước 3. Ngôi điện thứ 2 tên Ngoạ Phật đường, nằm về hướng Tây bày tượng Ðức Phật Thích Ca nằm trong tư thế nhập diệt bằng cẩm thạch trắng dài 96 phân và 18 vị La Hán. Ngày nay, chùa còn có nhà hàng, khách sạn và nhà dưỡng lão.

Rời chùa Ngọc Phật, chúng tôi ghé thăm nhà của Ông Tôn Dật Tiên và Bà Tống Khánh Linh. Ông Tôn Dật Tiên sinh năm 1866, ông là người lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ, cả hai người dân Trung Quốc lẩn Ðài Loan đều kính phục Ông. Nhà ông xây theo lối biệt thự, kiến trúc Tây Phương, có lầu, sân trước trồng cây kiểng. Tôi không vào nhà trong xem mà chỉ vào cửa hàng thủ công nghệ, tại đây, có những bức tranh thêu tay tuyệt hảo đến độ nhìn sống động và chi li như tranh vẽ, giá cả ư ? Bán bằng đô la mỹ trên dưới một ngàn ......  Cuối cùng, cũng vẫn là "cưỡi ngựa xem hoa" tại khu vườn hoa Thượng Hải, khu vực nầy làm mọi người cảm thấy mình rơi vào một thế giới xa xưa từ nhiều thế kỷ trước, thời còn vua chúa vì cả khu phố vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn nét kiến trúc cổ điển. Nhà cửa đều xây bằng gỗ, lên nước bóng loáng, có nhà sơn màu đỏ cam.  Nằm trong khu thương mại sầm uất và ồn ào của những ngày thật xa xưa trong chuyện kiếm hiệp vì đường đi ngoằn ngoèo, uốn khúc đưa đến một hồ sen, súng trước khi vào hẳn vườn. Từ những cửa tiệm lớn nhỏ, đến các siêu thị khang trang với đũ các mặt hàng, người ra vào tấp nập. Những quán ăn, những quán trà, cho đến các gánh hàng rong đều mang sắc thái đặc biệt hoài cổ. Vườn hoa lại khác hẳn, gọi là vườn hoa cho hoa mỹ nhưng lại rất ít hoa, cái đẹp ở đây là lốùi kiến trúc thật hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Khu vườn này do một viên Quan nhà Minh cất cho Cha mình, cách nay 400 năm, gồm có 30 gian, chia ra 6 khu vực, ngăn nhau bởi một bức tường trắng. Sự hòa hợp về màu sắc, sự tương xứng và óc tưởng tượng của con người qua nét đạc thù tại mỗi nơi.  Những chiếc cầu đá ở đây đều không nằm thẳng theo con đường đi vì người Hoa tin rằng ma quỷ chỉ đi thẳng. Tất cả khu nầy tượng trưng cho phố xưa của Thượng Hải. Mặc dù những khóm trúc, những giòng nước, những hòn non bộ, những cây thông có thể được tái tạo hay sửa chửa sau này nhưng vẫn mang tính chất lịch sử và dân tộc.

 

Sau cơm trưa, đã đến lúc từ giã, mẹ tôi và tôi lại đảnh lễ hoà thượng, các vị tăng ni và những Phật tử đến từ Mỹ, lòng hơi ngậm ngùi thoáng qua vì sự hợp tan theo dòng đời. Chúng tôi quá mệt mỏi để ra phi trường nên đón taxi về khách sạn, khách sạn này của Uùc nên chúng tôi tìm được vài nét thân quen qua lối kiến trúc, thiết kế, bày biện bên trong. Chiều hôm ấy, chúng tôi đi dạo trên phố nhưng không thấy gì đặc biệt ngoài những cửa hiệu buôn bán đủ thứ. Tôi muốn ngày mai đi Tô Châu thăm chùa Hàn Sơn hay Phổ Minh pháp viện, bến Phong Kiều như tôi thường ao ước.

Hai ngày ở lại, chúng tôi phải tự túc tất cả, may thay, tôi làm quen được một thầy du học ở đây đã hứa giúp chúng tôi di chuyển. Chiều hôm ấy, thầy đề nghị đưa tôi ra ga xe lửa lấy vé đi Tô Châu, đi bằng xe bus công cộng cho rẻ, còn tôi thì thích phiêu lưu, lần đầu tiên tôi được di chuyển tự do trên đất Trung Hoavà đi một đoạn xa từ khách sạn. Tôi bỡ ngỡ nhìn thành phố Thượng Hải qua những cơ sở hành chánh và thương mại. Chúng tôi đi đúng vào giờ tan sở nên xe bus chật ních thiếu điều dẹp ruột, thế mà tài xế vẫn ngừng ở mỗi trạm để đón khách. Phải di chuyển nhiều nơi và đón nhiều tuyến xe bus mới đến được nhà ga. Nơi đây, người tấp nập và níu kéo hành khách đủ điều. Ðặc biệt nhất là họ cầm những tấm giấy đăng quảng cáo cho mướn phòng ngủ với đủ giá cả ... Tôi mua ba vé xe lửa đi Tô Châu vào sáng ngày mai, nhìn quanh quất, tôi thấy ở đâu cũng người thôi là người đúng với một nước có dân số đông nhất thế giới và một thành phố buôn bán sầm uất. Thầy hỏi tôi có muốn đi đâu chơi, xem phong cảnh nữa không, tôi chóng mặt nên đề nghị thầy đưa tôi về khách sạn dùm, vì tôi cũng không yên tâm để mẹ tôi ở đó một mình. Thầy đề nghị cuốc bộ về cho khoẻ và đở tốn tiền vì không xa mấy, tôi nghe lời cho thầy vui, ai dè đi một đoạn thì trời đổ mưa, tôi kêu taxi về cho nhanh thì mới vỡ lẽ ra là đường về rất xa. Tôi lặng người đi vì thương Thầy, trên vai mang ba lô nặng trĩu mà vẫn chịu đựng, may mà tôi quảy dùm Thầy tay nải mà còn thấy nặng, thế mà thầy còn muốn đi bộ nữa chứ vì sợ tôi tốn tiền, có là bao nhiêu đâu ... so với tiền Uùc, thật là tôi cho Thầy, một vị tu sĩ chân chánh, tôi thật kính phục...

Cách ba con đường từ khách sạn tôi ở có một siêu thị và khu thương mại lớn. Siêu thị lớn đến độ đi mỏi cả chân và hàng hoá đầy tràn, không thiếu một món gì.  Ði giữa thành phố Thượng Hải mà tôi có cảm giác như  đang đi giữa một thành phố tân tiến nào với những nhà cao chọc trời, đường phố rộng thênh thang ....

Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm để đón xe lửa đi Tô Châu, xe lửa từ ga Thượng Hải thì vắng, nhưng đông dần qua mỗi trạm. Vừa đến ga Tô Châu,  đã có nhiều tài xế taxi đứng đón và dò hỏi hành khách đi về đâu, họ nhìn mặt rất hay, họ nhận ra ngay ai là du khách, ai là người địa phương. Thầy và chúng tôi ngã giá cả với một anh tài xế trẻ, xe thuê nguyên ngày để chở đi những nơi nào chúng tôi muốn. Tôi yêu cầu cho tôi đi viếng chùa và những phong cảnh đặc biệt ở nơi này.

 

“Trần kiếp lịch thiên dư niên,

trùng phục cựu quan ,

 hạnh hữu danh hiền laì tác chủ,

Tri nhân đề nhị thập bát tự,

Trường lưu thắng tích,

Khả tri giai cú bất tu đa”

(Câu đối chùa Hàn Sơn của Trần Phước Bảo, đời Thanh)

  

Chùa Hàn Sơn là ngôi tự viện nổi tiếng khắp Tô Châu, nằm ngay bến Phong Kiều. Chùa trên núi Thiên Thai ngoài cửa Xương Môn cách chợ Tô Châu 5 dặm, ngôi chùa đã được xây cất trên trăm năm. Chùa được xây dựng từ thời Nam Triều (đầu thế kỷ thứ VI)  đã được đặt tên là Diệu Lợi. Về sau được gọi tên là Phong Kiều Tự vì ở gần cầu Phong Kiều. Ðến đời nhà Ðường, có hai vị Hàn Sơn và Thập Ðắc đến trụ trì, ngôi chùa trở nên nổi tiếng, tín chúng thập phương xa gần biết đến, khách hành hương xa gần đến chiêm bái và nghe pháp ngày một đông, người phát nguyện quy y cũng nhiều nên từ đó chùa được đổi tên là Hàn Sơn tự, lấy lên sư cụ trụ trì (đời Ðường Trinh Quán Công Nguyên 627-649. Cảnh chùa vắng lặng, cũ kỹ, bờ tường sơn vôi vàng, loang lổ nhiều nơi. Vườn chùa êm mát , trồng nhiều cây cảnh, đường đi tráng xi măng. Chùa có nhiều điện thờ gần nhau, chùa không lớn lắm và còn xây cất thêm nhiều điện thờ khác. Chùa có Hàn Sơn chiêu bích, Tùng Giang cỗ viện, cỗ sát nhất giác, Nguy Ðường tháp, lầu Nguyệt Sắc, Trang Nghiêm pháp đường ....Ðiện đầu tiên thờ đức Di Lạc bên ngoài cùng, kế đến là tượng đức Bổn Sư, sau hết phía sau có hình hai vị Hàn Sơn và Thập Ðắc. Tợng to gần bằng người thật, thếp vàng, tạc hai ngài trong tư thế đang đùa giởn với nhau đứng trên bục gỗ sơn đỏ cam, điện thờ giản dị, đơn sơ treo những chiếc đèn lồng, khung cảnh thật mộc mạc dễ thương làm sao ấy. Ðặc biệt nhất tại chùa là tháp thất bảo được xây vào đời nhà Tống – Tống Gia Hựu Công Nguyên 1056-1063, và được vua Tống Nhân Tông ban cho tên gọi là Phổ Minh thiền viện nhưng dân chúng vẫn quen gọi là Hàn Sơn tự đến ngày nay. Chùa từ thời đó đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu nên kiến trúc ban đầu đã bị mai một. Gần đây 1996, chùa cho xây lại ngọn tháp năm tầng thay cho ngọn tháp bảy tầng,  mỗi tầng thờ một vị Phật, lên càng cao, diện tích càng hẹp lại. Ra ngoài bao lơn, tôi đi giáp một vòng chánh điện rồi có thể vào bằng bất cứ cửa nào. Các tượng Phật trang nghiêm, cổ kính trong tư thế đoan toạ, nhập định. Chúng tôi phải đi thật nhẹ nhàng trên những chiếc thang gỗ thẳng đứng. Tháp này mát rượi so với thời tiết bên ngoài, êm đềm, yên tĩnh làm cho tôi có cảm giác lâng lâng nhè nhẹ, nhất là khi lên đến tầng chót. Vườn chùa có một hồ sen, có chiếc cầu bắt ngang và đi sâu vào trong là nơi trưng bày những bia đá đen khắc những câu kinh ngắn hay tạc hình các vị Bồ Tát, những cành sen, tôi không biết lịch sử về những tấm bia này, chỉ thấy quá đẹp và công phu, tuyệt xảo. So với những chùa khác ở Trung Quốc nói chung và Tô châu nói riêng thì chùa khá nhỏ, nhưng là ngôi chùa tôi ưng ý và thích nhất vì phong cảnh u tịch, tao nhã, giản dị, ít người qua lại thăm viếng, dường như chỉ có ba người chúng tôi thôi, đây mới chính là chốn a lan nhã gợi cho tôi nhớ lại nhớ lại những đêm trăng ở bến Phong Kiều qua bài thơ bất hủ “Phong kiều dạ bạc” của Trương Kế đãđược khắc vào bia để ở trong chùa:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang Phong ngư hỏa đối sầu miên,

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách  thuyền.

 

Lồng trong câu chuyện tích qua giai thoại như sau:

“Trương Kế  một đêm đậu thuyền ở bến Phong Kiều thấy cảnh đẹp đã xúc cảm ngâm:

 Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,

Giang Phong ngư hỏa đối sầu miên.

Ngâm xong, Trương Kế không tìm được tứ nữa nên cứ trằn trọc mãi không ngủ được. Cũng đêm hôm ấy, ở ngoài thành Cô Tô, sư cụ chùa Hàn Sơn cũng xúc cảm trăng đẹp mới ngâm rằng:

Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung

Bán tự ngân câu bán tự cung

Nhưng rồi sư cụ cũng hết tứ nên trằn trọc suy nghĩ mãi, ngủ không được. Chú tiểu hầu bên sư cụ thấy vậy mới hỏi sao sư cụ không ngủ được đêm nay. Sư cụ kể lại nỗi khổ tâm của mình, bất giác, chú tiểu xin được nối tiếp để hoàn thành bài thơ:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn

Bán trầm thủy để, bán phù không.

Sư cụ nghe xong khen hay, bảo chú tiểu lên chánh điện thắp hương và đánh chuông tạ ơn Phật. Cùng khi ấy, trong thuyền ở bến Phong Kiều, tiếng chuông chùa vọng đến, Trương Kế nghe xong liền khởi tứ kết thúc bài thơ: 

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,

Dạ bán chung thanh đáo khách  thuyền.

Hai ngài Hàn Sơn, Thập Ðắc không lạ gì đối với Phật tử vì hai ngài là hoá thân của hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền và qua những câu chuyện, hay bài giảng từ các vị Thầy Cô.  Hai ngài thị hiện ra ở đời để ngầm dạy dỗ hàng Phật Tử chớ có khinh khi, xem thường bất cứ một ai cả, nhất là những người nghèo khổ, thấp kém và thiếu trí tuệ hơn chúng ta, vì biết đâu đó là những vị Bồ Tát hoá thân trên đời để làm Phật Sự hoá độ chúng sinh. Trong kinh Pháp Hoa, có vị Bồ Tát Thường Bất Khinh cũng là tiền thân của đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni. Thơ của hai ngài, ngày nay đã sưu tập được trên 300 bài (Hàn Sơn thi tập), một số ghi lại những thú vui rừng núi, cảnh vật thiên nhiên. Còn lại phần lớn nói lên những thói hư tật xấu của người đời để cảnh tỉnh họ. Châm biến người xuất gia có tâm địa người trần tục, không giữ giới đức, vọng động theo sinh kế, lấy đạo tạo đời. Lời thơ giản dị, mộc mạc, chất phác, không trau chuốt, kỹ xảo, thấm đượm lòng từ bi hỉ xả, cảnh tỉnh thế gian, dạy dỗ người đời nên hướng thiện, làm lành, tu tập.

 

Rời Chùa Hàn Sơn, bến Phong Kiều và những cửa hàng nằm ngay bên hông chùa, chúng tôi đi đến một vài ngôi chùa khác nổi tiếng ở Tô Châu mà tôi không biết tên. Các ngôi tự viện này cũng đều hao hao giống nhau về cấu trúc và bài trí, chỉ có tượng Phật, Bồ Tát và La Hán là khác nên chúng tôi muốn đi mua sắm và xem phong cảnh. Chùa có chiếc cầu nhỏ dẫn đến chánh điện chính ở giữa, hai bên có những điện nhỏ. Vào điện thờ đức Quan Âm, tôi thấy một người đàn bà đang lên đồng, nhập cốt, tóc tai rũ rượi, áo quần xốc xếch, mắt trợn trắng trông đáng sợ, mấy người xung quanh ra hiệu cho tôi cúng tiền “bà đồng” tôi “xà lắc” và bỏ đi. Ở đâu cũng có tệ nạn mê tín dị đoan đến phát sợ. Tâm thức mình mà lại bỏ trống rước ma quỷ vào thăm viếng, rủi nó ở luôn không đi thì thành ra điên loạn, sống cuộc đời vô ích, thật uổng thân kiếp được làm người. Chánh điện chính hai bên thờ các vị La Hán, chính giữa thờ đức Thích Ca thật lớn. Sau điện có cảnh giới Liên Trì và Hải Hội Phật Bồ Tát, mát rượi vì gió thổi vào từ bên ngoài. Sân sau chùa trồng những hàng Phi Lao, sân trãi sỏi trắng tương phản màu lá xanh trông thật mát mắt, cảnh vườn thật tươm tất ... Trước cửa chùa có một bà già vừa đánh đàn vừa ca múa theo điệu dân tộc thời xa xưa thật ngoạn mục nhưng không có xin tiền, chỉ là vui chơi thôi, bà này có một tâm hồn thật nhẹ nhàng và an lạc, tự tại mới có thể làm được như thế giữa công chúng ...

 

Ðưa chúng tôi đi được vài cửa hàng quốc doanh và siêu thị, thấy chúng tôi không mua bán gì nhiều để có được tiền huê hồng từ các cửa hiệu, anh tài xế nữa chừng xuân kêu đau bụng và uể oải, miễn cưỡng đưa chúng tôi đến những cửa hàng quốc doanh khác. Lối chào hàng, níu kéo nơi đây làm chúng tôi đâm hoảng ... Anh tài xế lại dần dần thay đổi và không muốn đưa chúng tôi đi nữa làm chúng tôi cũng chán đi, người đời làm ăn là thế đó, chúng tôi cũng chán nên mua vé tàu về sớm hơn dự định. Ga xe lửa đông nghịt hành khách, chúng tôi muốn mua vé tàu hạng nhất để tránh chen lấn nhưng chỉ đồng hạng. Phải cực khổ, chen lấn lắm, chúng tôi mới leo lên được toa và có ghế ngồi. Thật là cực khổ cho mẹ tôi vì không quen cảnh này, bà còn sợ tôi bị dẹp ruột vì hành khách ở đây họ dữ quá, họ bất kể chúng tôi đứng sắp hàng trước .... Thật là một cảnh tượng hãi hùng .... Cuối cùng, chúng tôi về Thượng Hải an toàn, đi loanh quanh phố, ăn tối tại nhà ga rồi về Khách Sạn nghỉ ngơi.

 

Ngày cuối cùng, mưa tầm tã, mãi đến chiều, phi cơ mới cất cánh, nên chúng tôi định trở lại khu vườn hoa đã đến lần trước nhưng trời mưa to quá nên mẹ tôi sợ đủ thứ chuyện bất trắc xảy ra nên chúng tôi quyết định ra sân bay sớm. Sân bay Thượng Hải thật tối tân, nhiều cửa hàng, kiến trúc ngã hẳn về Âu Tây.  Thầy đã ở lại với chúng tôi vào giờ cuối, sau khi ăn trưa xong, chúng tôi từ giã thầy mà lòng bùi ngùi tự hỏi khi nào mới gặp lại?  Trước khi đi, trời lại đổ mưa nặng hạt, dù sao đi nữa thì cũng phải khởi hành vì đã “final call” rồi. Tôi chợt nhớ đến bài thơ nào đó tôi đã làm thời còn học ở Trung Học:

“Mưa thì mưa, chắc anh không bước vội

Sớm muộn gì ... rồi cũng phải xa nhau ...”

 

Lòng tôi chợt buồn vô tả, qua mỗi lớp cửa kính, tôi lại quay lại nhìn từ giã thầy một lần, thầy vẫn đứng đấy, ba lô nặng trĩu trên vai, tay ôm tay nải, bất động nhìn theo chúng, gương mặt buồn buồn, xa vắng, mông lung, người ở lại bao giờ cũng buồn hơn người ra đi. Cho đến khi chúng tôi quẹo sang một khúc đường khác thì hình dáng thầy đã mất hút theo ngõ quanh phi trường, cũng là ngõ quanh dòng đời giữa hai cuộc sống, giữa tôi và Thầy, giữa đời và đạo ..........

                             

                                                                (Cuối Xuân Adelaide 2002)            


Xem  kỳ 1 | Kỳ 2 | Kỳ 3

--- o0o ---

| Thiện Anh Lạc | Mục lục Tác giả |


Cập nhật ngày: 01-01-2003


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang Mục lục Nếp Sống Đạo

Đầu trang

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com




home.gif (292 bytes)