Sẽ Xuất
bản
XỨ
PHẬT-TÌNH QUÊ IV
Thích
Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn
---o0o---
XỨ PHẬT-TÌNH QUÊ (TẬP
IV, V & VI)
Kính gởi đến quý vị độc giả xa gần.
Trong thời gian qua, chúng tôi đã cho ra đời hai
tác phẩm "Xứ Phật-Tình Quê (tập I và II) nhằm trình bày các
thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ theo nguồn sử liệu, cũng như đã
đưa thêm vào các phần thông tin và hướng dẫn hành hương theo kinh
nghiệm bản thân và qua các tài liệu tham khảo nước ngoài. Các
tác phẩm này tuy vẫn chưa đạt và có nhiều điểm khiếm khuyết (cả
về phần tư liệu và sự in ấn), nhưng vẫn đáp ứng và bổ túc
được phần nào nguồn tư liệu hành hương cho những ai muốn đi
chiêm bái hoặc tìm hiểu về Phật giáo ở một quốc gia mà các vị
ấy muốn đến.
Từ mấy năm qua đã có nhiều độc giảlưu ý,
gởi thư khen tặng, thăm hỏi, khuyến khích viết tiếp tập II và các
tập khác nữa. Nhận thấy đây là một việc đáng làm dù rằng
khả năng và thời gian của chúng tôi rất giới hạn, nhưng chúng
tôi cũng đặt chương trình cho những tác phẩm Xứ Phật-Tình Quê
tiếp theo và sẽ lần lượt ra mắt quý độc giả.
Để Xứ Phật-Tình Quê tập 4, 5 và 6 (viết về
các thánh tích Phật giáo tại Trung Hoa) sớm được ra đời và có
giá trị cao, chúng tôi có một vài thiển ý nêu ra như sau:
- Kính mong quý thầy, các vị tri thức (đã từng đi
và nghiên cứu sâu về Phật giáo tại Trung Hoa) gởi những bài
viết liên hệ (hoặc phần sử liệu, tin tức, hoặc các bài viết ký
sự hay những câu chuyện vui trên đường chiêm bái, nghiên cứu)
về ban biên tập để đưa vào trong các tập sách này.
- Những phật tử đã từng đi hành hương, chiêm
bái hoặc có những tài liệu sách vở, hình ảnh đẹp nào
liên quan đến các thánh tích Phật giáo tại Trung Hoa cũng xin hoan hỷ
gởi về cho ban biên tập. Chúng tôi xin chân thành cảm tạ và sẽ
gởi trọn bộ sách đến biếu tặng một khi các tác phẩm này ra
đời.
- Mọi sự góp ý và xây dựng của tất cả quý
vị sẽ được chúng tôi hoan hỷ đón nhận và hồi âm trong thời
hạn sớm nhất.
Nay kính thông báo.
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn.
Email:
thnguyen@vsnl.com
Web: http://members.xoom.com/viengiac2
***
LỜI
NÓI
ĐẦU
Khi
nói
về
Phật
Giáo
Việt
Nam,
không
ai
trong
chúng
ta
phủ
nhận
được
sự
liên
hệ
mật
thiết
giữa
hai
truyền
thống
(Phật
giáo
Việt
Nam
và
Phật
giáo
Trung
Hoa)
vốn
có
tự
ngàn
xưa.
Tông
phong
hoặc
tư
tưởng
của
các
thiền
phái
(Lâm
Tế,
Tào
Động,
Quy
Ngưỡng),
tịnh
độ
và
mật
đều
đã
truyền
thừa
sang
Việt
Nam
và
ít
nhiều
có
sự
tương
tục
cho
đến
ngày
nay.
Từ
những
phương
pháp
tu
tập,
hành
trì
qua
các
lễ
nghi
bái
sám
cho
đến
lối
kiến
trúc
thờ
tự.
Đi
xa
hơn
là
từ
cung
cách
sống,
sinh
hoạt,
lễ
nghi
trong
chốn
thiền
môn
của
chúng
ta
cũng
có
phần
tương
tự.
Chúng
tôi
trong
những
năm
đầu
tu
học
cũng
đã
từng
mơ
ước
được
sang
hành
hương
và
chiêm
bái
các
thánh
tích
Phật
giáo
tại
Trung
Hoa.
Ước
mơ
đến
tận
nơi
để
sống
và
cảm
nhận
những
gì
mà
chư
tổ
Trung
Hoa
từng
chứng
đạt.
Đây
nơi
sơ
tổ
Bồ
đề
Đạt
ma
từng
diện
bích
chín
năm
trường,
kia
nơi
ngài
Huệ
Khả
chặt
tay
cầu
pháp,
nơi
ngài
Huệ
Năng
tu
học
và
được
truyền
thừa
y
bát.
Nơi
tam
tổ
ẩn
tu,
chỗ
ngài
tế
điên
sống
và
độ
đời,
nơi
ngài
Ấn
Quang,
ngài
Thái
Hư,
ngài
Hư
Vân
hành
đạo.v.v...
Tất
cả
những
gương
hạnh
tu
tập
và
hành
đạo
của
chư
vị
tổ
sư
ấy
đã
làm
rung
động
chúng
tôi
mãnh
liệt
trong
một
thời
gian
dài.
Thế
rồi
chúng
tôi
đã
bắt
đầu
lên
đường
và
đi
chiêm
bái
các
thánh
tích
tại
Trung
Hoa
vào
tháng
6
năm
1989.
Các
tư
liệu
tham
khảo
gần
như
không
có
(ngay
cả
Anh
ngữ)
và
trong
tay
tôi
chỉ
có
độc
một
cuốn
"Tứ
đại
Danh
sơn"
ghi
lại
những
tự
viện,
tổ
đình
Phật
giáo
quan
trọng
thuộc
nhiều
tông
phái
khác
nhau.
Chuyến
đi
ấy
của
chúng
tôi
trong
hơn
hai
tháng
trường
viếng
thăm
phần
lớn
các
di
tích
Phật
giáo
có
đề
cập
trong
sách,
đã
cho
chúng
tôi
một
cái
nhìn
rộng
và
sâu
hơn
hơn
về
sự
thăng
trầm
suy
vi
của
nền
Phật
giáo
xứ
này.
Với
những
thay
đổi
lớn
trong
những
năm
gần
đây
trên
thế
giới,
Trung
Hoa
đã
thật
sự
mở
ra
cánh
cửa
với
thế
giới
bên
ngoài.
Số
người
đi
hành
hương
và
ngoạn
cảnh
Trung
Hoa
ngày
một
đông
hơn,
phương
tiện
di
chuyển,
ăn
ở
ngày
càng
dễ
dàng
hơn
và
các
sách
báo,
tài
liệu
viết
về
xứ
này
cho
đến
nay
không
phải
là
ít.
Thế
nên
việc
nghiên
cứu
và
sưu
tầm
tư
liệu
để
hình
thành
tập
sách
"Xứ
Phật-Tình
Quê
trong
thời
điểm
này
quả
thật
là
có
ý
nghĩa
của
nó.
Về
phần
trình
bày,
tập
sách
"Xứ
Phật-Tình
Quê,
tập
4,
5,
và
6
phần
lớn
nhắm
vào
sự
biên
khảo
và
cung
cấp
các
tài
liệu
hướng
dẫn
về
những
di
tích
Phật
giáo
tại
Trung
Hoa,
tuy
nhiên
chúng
tôi
cũng
cho
vào
những
danh
lam
quan
trọng
mà
phần
lớn
vẫn
có
ít
nhiều
liên
quan
đến
sự
phát
triển
Phật
giáo
tại
Trung
hoa
trong
một
thời.
Trong
ý
hướng
ấy
chúng
tôi
đã
phân
các
tập
sách
ra
làm
hai
phần
chính:
một,
phần
Danh
lam
Cổ
tự;
hai:
phần
thắng
cảnh.
Như
vậy
tuy
tập
sách
nhắm
vào
những
di
tích
Phật
giáo
tại
Trung
hoa,
độc
giả
vẫn
có
thể
tìm
thấy
những
thắng
cảnh
tham
quan
nổi
tiếng
tại
một
quốc
gia
vĩ
đại
có
nhiều
ngàn
năm
lịch
sử.
Đáp
ứng
được
nhu
cầu
tìm
hiểu
của
mọi
giới
chính
là
niềm
vui
của
chúng
tôi
và
là
những
gì
mà
chúng
tôi
vẫn
mong
khi
cho
ra
nhiều
tập
sách
về
“Xứ
Phật-Tình
Quê”
này.
Chúng
tôi
cũng
nghĩ
rằng,
không
phải
ai
đi
đến
Trung
Hoa
cũng
đều
là
muốn
xem
cảnh
chùa,
hoặc
những
phật
tử
khi
đi
chiêm
bái
thì
chỉ
có
xem
cảnh
chùa
mà
ai
ai
cũng
muốn
chiêm
người
các
vẻ
đẹp
của
cảnh
"sơn
hà
thủy
tú'.
Ở
đây
cũng
không
đơn
thuần
là
ai
cũng
nắm
bắt
được
hết
các
chi
tiết
về
lịch
sử,
địa
danh.
và
cũng
không
phải
ai
đều
có
khả
năng
tài
chánh
và
thời
gian
như
nhau
để
có
thể
tham
dự
chung
với
các
đoàn
hành
hương
mà
phần
lớn
rất
tốn
kém.
Do
đó
việc
sưu
tập
và
soạn
thảo
ra
các
tập
sách
này
cũng
không
ngoài
ý
hướng
cung
cấp
các
tin
tức
và
tài
liệu
căn
bản
về
những
di
tích,
danh
lam
Phật
giáo
ở
Trung
Hoa
để
người
đọc
có
thể
nắm
vững
hầu
chuẩn
bị
cho
một
cuộc
hành
trình
tốt
đẹp.
Các
tập
sách
Xứ
Phật-Tình
Quê
viết
về
thánh
tích
Phật
giáo
tại
Trung
Hoa
sẽ
là
nguồn
tư
liệu
tham
khảo
quý
giá
cho
những
ai
sắp
đi,
đang
đi
hoặc
sau
khi
thực
hiện
một
chuyến
đi
Trung
Hoa
trở
về.
Đối
với
những
ai
muốn
tự
đi
nghiên
cứu,
chiêm
bái
và
tham
quan
một
mình
thì
các
tập
sách
này
sẽ
là
người
bạn
đồng
hành
tốt
nhất
của
bạn.
Nhược
bằng
có
những
lợi
ích
gì
cho
quý
vị
trong
việc
thu
thập
tư
liệu
và
biên
soạn
của
chúng
tôi,
nguyện
xin
hồi
hướng
đến
khắp
mọi
loài
hữu
tình
được
lợi
lạc
và
cầu
cho
tất
cả
chúng
sinh
sớm
lìa
cảnh
khổ,
có
được
sự
tự
tại,
an
vui
và
giải
thoát.
Thích
Hạnh
Nguyện
Tháng
10
năm
1999.
---o0o---
| Thư
Mục Tác Giả |
Cập nhật ngày : 01-01-2002