61. GUDO Và Hoàng Đế
Hoàng đế Goyozei học thiền với thiền sư Gudo. Ngài hỏi:
"Trong thiền, tâm là Phật. Đúng vậy không?"
Gudo trả lời: "Nếu bần tăng trả lời phải, thì hoàng
thượng sẽ nghĩ rằng hoàng thượng hiểu mà không hiểu gì. Nếu bảo không, thì
bần tăng đã phản lại điều mà nhiều người hiểu rất tường."
Môt ngày khác, hoàng đế lại hỏi Gudo: "Kẽ giác ngộ đi
về đâu khi chết?"
Gudo trả lời: "Bần tăng không rõ."
"Tại sao thiền sư lại không biết?" nhà vua hỏi.
"Bởi vì bần tăng chưa chết," Gudo trả lời.
Hoàng đế min cưởng hỏi thêm những điều mà nhà vua không
lĩnh hội được. Do đó Gudo vỗ nhịp trên mặt sàn như đánh thức ngài và nhà
vua đốn ngộ!
Hoàng đế càng kính trọng Thiền và vị sư già Gudo sau
khi giác ngộ, và ngay cả cho phép Gudo đội chiếc mũ ni trong triều vào mùa
đông. Khi Gudo quá tám mươi tuổi, ngài hay ngủ thiếp giữa buổi giảng, và
nhà vua yên lặng rút lui vào phòng khác để cho vị thầy yêu quí an giấc
nghỉ mà tuổi già thường đòi hỏi.^
62. Trong Tay Định Mệnh
Một võ tướng nỗi danh của Nhật tên là Nobunaga quyết
định tấn công đối phương tuy lực lượng trong tay chỉ có bằng một phần
mười của đối thủ. Y biết rằng y sẽ thắêng tuy quân lính thì nghi ngờ.
Trên đường hành quân, y dừng lại tại một ngôi đền thần
(Shinto) và tuyên bố với đám quân rằng: "Sau khi thăm đền ta sẽ gieo quẽ
bằng đồng tiền; nếu là đầu, chúng ta thắng; nếu đuôi, chúng ta thua. Định
mệnh đã an bài như vậy."
Nobunaga vào đền và yên lặng cầu nguyện. Y bước ra rồi
gieo đồng tiền. Mặt đầu. Quân lính phấn khởi và thắng trân đánh d dàng.
"Không ai có thể thay đổi được định mệnh," kẽ hầu cận
nói với Nobunaga sau trận đánh.
"Dĩ nhiên là không," Nobunaga bảo, đưa cho thấy đồng
tiền hai mặt có hình đầu giống nhau.^
63. Sát Sanh
Một ngày nọ, Gasan giáo huấn môn đồ: "Ai khuyên không
nên sát sanh và ai tha chết cho mọi sinh linh đều rất phải. Lành thay khi
bảo tồn đời sống của cả súc vật và côn trùng. Nhưng phải làm gì với những
kẽ giết thì giờ, những kẽ tiêu hũy tài sản, những kẽ gây thiệt hại kinh
tế? Chúng ta không thể nào bõ qua họ được. Lại nữa, phải làm gì với kẽ
chuyên thuyết pháp mà không giác ngộ? Y đang giết chết Phật giáo."^
64. Mồ Hôi Của Kasan
Kasan được mời chủ trì cho tang l của một vị quan đầu
tỉnh.
Ngài chưa hề gặp giới quan quyền, quí tộc bao giờ nên
lo lắng. Khi buổi l bắt đầu Kasan vả mồ hôi.
Sau đó, khi quay về tự viện ngài cho gọi tất cả môn đồ
lại. Kasan thú nhận rằng ngài không xứng đáng làm sư phụ vì ngài không
hành xử ở ngoài đời đồng mức giống như trong tự viện cô tịch. Rồi Kasan từ
chức và trở thành học trò của một thiền sư khác. Tám năm sau, liu ngộ,
ngài quay trở lại với các môn đồ cũ.^
65. Chế Ngự Con Ma
Một người vợ trẻ bị bệnh và sắp chết. "Em yêu anh lắm,"
nàng nói với chồng, "Em không muốn xa anh. Anh đừng nên yêu ai nữa nhé.
Nếu anh không nghe lời, em sẽ trở về làm ma hành hạ anh không thôi."
Chẳng mấy chốc người vợ qua đời. Người chồng giữ đúng
lời vợ trối trăn được ba tháng đầu, nhưng rồi y gặp và yêu một người đàn
bà khác. Họ hứa hôn với nhau.
Ngay sau l hứa hôn một con ma hiện ra mỗi đêm trước
người đàn ông trách rằng y không giữ đúng lời hứa. Con ma còn rất linh. Nó
nói đúng phóc những gì liên quan đến y và tình nhân mới. Khi y tặng cho
hôn thê món gì, con ma tả ra với chi tiết. Nó còn lập lại cả những cuộc
đối thoại, bực mình đến nỗi y không thể ngủ được. Có người khuyên y nên
giải bày với một thiền sư sống gần làng. Mãi lâu, thất vọng quá người đàn
ông khổ sở tìm đến thiền sư xin gúp đở.
"Vợ của ông trở thành con ma và biết được tất cả việc
ông làm," vị thiền sư nhận xét. "Bất cứ điều gì ông làm hay nói, bất cứ
món gì ông tặng nhân tình nó cũng biết. Nó phải là một con ma khôn ngoan.
Đúng ra ông nên cảm phục một con ma như thế mới phải. Lần sau nếu nó hiện
ra ông nên thương lượng với nó. Nói với nó rằng nó biết nhiều quá và không
có điều gì ông có thể dấu nó, và rằng nếu nó trả lời được một câu hỏi của
ông, ông hứa sẽ bải bõ hôn ước và ở giá suốt đời."
"Câu hỏi gì để con phải hỏi nó?" người đàn ông thắc
mắc.
Thiền sư trả lời: "Vơ một nắm đầy hạt đậu và hỏi nó có
bao nhiêu hạt trong tay ông. Nếu nó không trả lời được thì nó chỉ là điều
giả tạo trong trí tưởng của ông và nó sẽ không quấy ông nữa đâu."
Đêm sau con ma hiện ra, người đàn ông ca tụng nó và bảo
rằng nó biết hết mọi chuyện.
"Dĩ nhiên," con ma trả lời, "và ta biết ông đến thăm
ông thiền sư bửa nay nữa."
"Và quả là ngươi biết quá nhiều," người đàn ông yêu
cầu, "hãy nói cho ta biết có mấy hạt đậu trong nắm tay này của ta!"
Không còn có con ma nào để trả lời câu hỏi^
66. Bầy Con Của Hoàng
Thượng
Yamaoka Tesshu là huấn đạo của Hoàng đế. Ngài còn là
một bậc thầy về kiếm thuật và kẻ sùng Thiền học.
Nhà của ngài cũng là nơi lui tới của bọn sa cơ lỡ vận.
Ngài chỉ có độc một bộ quần áo bởi vì chúng làm cho ngài nghèo mãi.
Hoàng đế, trông thấy quần áo của ngài sờn mòn nên cho
Yamaoka một ít tiền để sắm vài bộ mới. Lần sau Yamaoka vẫn xuất hiện trong
bộ quần áo cũ.
"Thế quần áo mới đâu, Yamaoka?" Hoàng đế hỏi.
"Tâu bệ hạ, thần đã giúp cho lũ con của bệ hạ," Yamaoka
giải thích.^
67. Ngươi Đang Làm Gì!
Thầy Đang Nói Gì!
Trong thời đại mới, đã có lắm chuyện quái dị về các vị
thiền sư và những đệ tử, và về chuyện thầy chỉ truyền thừa tâm ấn cho các
đệ tử tín cẩn mà thôi. Dĩ nhiên Thiền phải được truyền thừa như thế, dĩ
tâm tải tâm, và trong quá khứ nó đã thành công. Tỉnh lặng và khiêm tốn quí
hơn là chuyên nghiệp và cường điệu. Người được truyền tâm ấn thường ẩn
thân đến cả hai chục năm. Cho đến khi có kẻ cầu đạo khám phá ra thì thiền
sư mới lộ diện hóa độ. Sự kiện xảy ra rất tự nhiên và giáo pháp cứ thế mà
được truyền thừa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thiền sư không bao giờ tự
xưng "Ta là kẻ kế thừa của Tổ này Tổ nọ." Chỉ gây điều bất lợi mà thôi.
Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài
là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng.
"Ta đã già," ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa
giáo pháp này. Đây là một cuốn kinh. Nó đã được truyền lại cho các thầy
đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liu ngộ của ta. Cuốn
sách này rất quí, và ta trao lại cho con như ấn chứng."
"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ
lấy," Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con
rất thỏa nguyệân."
"Ta biết thế," Mu-nan bảo. "Cho dù như vậy, tập kinh
này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là
bảo vật chánh truyền giáo pháp. Đây."
Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than. Ngay khi
Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa. Chẳng một ham muốn sở
hữu.
Mu-nan, chưa từng biết giận, hét lên: "Ngươi đang làm
gì vậy!"
Shoju quát lại: "Thầy đang nói gì vậy!"^
68. Một Tiết Tấu Của
Thiền
Kakua biệt tăm sau khi đến bệ kiến hoàng đế và chẳng ai
biết việc gì đã xảy ra. Ngài là vị sư Nhật đầu tiên sang Trung quốc học
Thiền, nhưng ngài không hề bộc lộ tí gì về Thiền, ngay cả chẳng nhớ rằng
mình đã du nhập Thiền vào đất mẹ.
Kakua thăm Trung Hoa và thụ huấn được chân truyền về
Thiền. Ngài không hề đi du hành khi ở Tàu. Ngài trú ở một vùng thâm sơn để
chuyên tâm thiền quán. Nếu có ai tìm gặp ngài và xin chỉ dạy thì ngài chỉ
nói vài lời rồi di chuyển sang một vùng núi khác khó kiếm hơn.
Khi Kakua trở về Nhật, hoàng đế nghe đến danh và xin
ngài thuyết về Thiền cho vua và đám quần thần.
Kakua đứng trước mặt hoàng đế trong tỉnh lặng. Xong rút
ra từ vạt áo một ống tiêu và thổi một nốt ngắn. Sau đó, cúi đầu l phép,
ngài đi mất.^
69. Nuốt Thẹn
Một ngày kia, vì hoàn cảnh bất thường làm chậm trể việc
chuẩn bị cơm nước cho thiền sư Fugai và đồ đệ ở thiền viện Soto. Người nấu
bếp đã hối hả ra vườn cắt một mớ rau, băm vụn để nấu cháo mà không biết
rằng trong rau có một phần con rắn bị cắt.
Đám môn đồ của Fugai khen món cháo thật ngon. Nhưng khi
vị thiền sư trông thấy đầu rắn trong bát của ngài, liền cho gọi anh đầu
bếp. "Cái gì thế này?" ngài hỏi và giơ cao đầu rắn.
"Ổ, xin cám ơn sư phụ," anh đầu bếp trả lời, vồ lấy món
lạ và ăn thật nhanh.^
70. Vật Quý Nhất Trên Đời
Một đệ tử đã hỏi Sozan, một thiền sư Trung quốc: "Vật
gì quý nhất trên đời?"
Thiền sư trả lời: "Cái đầu của con mèo chết."
"Tại sao cái đầu của con mèo chết lại là vật quý nhất
trên đời?’ thiền sinh thắc mắc.Sozan trả lời: "Bởi vì không ai có thể trả
giá được."^
71. Học Im Lặng
Đệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền
được du nhập vào Nhật. Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh
trong bảy ngày.
Ngày đầu cả bốn đều im lặng. Việc trầm tư mặc tưởng của
họ khởi đầu tốt đẹp, nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một
vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."
Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất
lên tiếng. "Chúng ta không nên nói lời nào mới phải," ông phê bình.
"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ
ba hỏi.
"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào," tăng sinh thứ tư
kết luận.^
72. Sứ Quân Ngu Đần
Hai vị thiền sư tên là Daigu và Gudo được một sứ quân
cho mời đến. Vừa gặp, Gudo bảo với sứ quân: "Ngài có bản chất thông minh
và một khả năng bẩm sinh học được Thiền."
"Nói nhảm," Daigu nói. "Tại sao ngài lại tâng bốc kẻ
ngu đần này? Y có thể là một sứ quân, nhưng lại không hiểu tí gì về
Thiền."
Sau đó thay vì xây một ngôi chùa cho Gudo, vị sứ quân
lại xây cho Daigu và theo học thiền với ngài.^
73. Mười Vị Kế Thừa
Các thiền sinh đều nguyện rằng dù có bị chết bởi thầy
mình, họ vẫn quyết một lòng học Thiền. Thường thì họ hay cắt một ngón tay
để chứng cho lời nguyện. Thời bấy giờ lời nguyện trở nên một qui luật, cho
nên thiền sinh nào chết bởi tay của Ekido đều được cho là kẻ tử đạo.
Ekido trở nên một thiền sư khắc nghiệt. Môn đồ đều
khiếp vía. Có một thền sinh trực đánh chuông điểm giờ, lở quên gióng chày
chỉ vì mắt bị thu hút bởi một cô gái đẹp thoáng đi qua cổng chùa.
Ngay lúc đó Ekido, đứng phía sau đánh cho một roi và vị
thiền sinh vì kinh hãi ngã ra chết ngay.
Viên giám thị, nghe chuyện đến gặp Ekido. Không phiền
trách gì thiền sư, ông ta lại khen sự nghiêm khắc của thầy. Thái độ của
Ekido vẫn bình thản cứ như thiền sinh kia vẫn còn sống.
Sau tai nạn đó, ngài đã đào tạo ra được mười vị liu ngộ
kế thừa, một con số khác thường.^
74. Hối Cải Thực Sự
Ryokan hiến mình vào việc tu học Thiền. Một hôm ngài
nghe nói đến chuyện người cháu phung phí tiền của cho một đào nương, mặc
cho sự nguyền rủa của bà con quyến thuộc. Vã lại y là người thay thế
Ryokan trong việc cai quản tài sản của gia đình, mà gia sản xem ra có cơ
tan biến, cho nên thân nhân mới đến nhờ ngài ra tay.
Ryokan phải du hành một đoạn đường xa để gặp người cháu
mà ngài cách xa đã nhiều năm. Người cháu vui mừng gặp lại người chú và mời
ở lại qua đêm.
Cả đêm Ryokan ngồi tham thiền. Đến sáng, gần lúc ra đi
ngài bảo người trẻ tuổi: "Ta đã già, tay run. Cháu có thể giúp ta cột dây
chiếc dép rơm được không?"
Người cháu hăng hái giúp liền. "Cám ơn cháu," Ryokan
kết thúc, "cháu thấy không, một người trở nên già và yếu mỗi ngày. Hãy bảo
trọng lấy thân." Xong Ryokan ra đi, không hề nhắc một lời nào đến cô đào
nương hoặc lời quở trách của thân nhân. Nhưng kể từ sáng hôm ấy, tính
hoang phí của người cháu chấm dứt.^
75. Nóng Giận
Mộảt thiền sinh đến than phiền cùng Bankei: "Bạch thầy,
Con mắc cơn nóng giận không kềm được. Con phải làm sao để chửa?"
"Con có cái lạ lùng quá," Bankei trả lời. "Nào cho ta
xem cái mà con có."
"Ngay bây giờ thì con không thể chỉ cho thầy thấy
được," người kia trả lời.
"Khi nào thì con có thể chỉ nó cho ta?" Bankei hỏi.
"Nó nổi lên thật bất chừng," thiền sinh trả lời.
"Vậy thì," Bankei kết luận, "nó không đúng là thật
tướng của con.
Nếu nó là thật tướng thì con đã có thể chỉ cho ta thấy
nó bất cứ lúc nào. Khi con mới sinh con không có nó, và cha mẹ con đã
không giao nó cho con. Hãy suy nghĩ đến điều đó."^
76. Tâm Đá
Hogen, một Thiền sư Trung hoa, sống ở một ngôi chùa nhỏ
trong làng. Một ngày kia có bốn nhà sư du hành xuất hiện và hỏi nếu họ có
thể nhóm lửa ở trước sân để sưởi ấm.
Trong khi nhóm lửa, Hogen nghe bọỉn họ bàn luận đến chủ
quan và khách quan. Ngài tham gia vào và nói: "Có một tảng đá lớn. Quý vị
xem nó ở trong hay ở ngoài tâm của quý vị?"
Một vị tăng trả lời: "Theo Phật pháp thì mọi sự vật đều
là biến thái của tâm, tôi có thể bảo rằng tảng đá ở trong tâm tôi."
"Vậy thì đầu của ngài phải nặng lắm," Hogen quan sát,
"nếu ngài phải mang mãi tảng đá như thế trong tâm."^
77. Không Vướng Mắc Vào
Bụi Trần
Zengetsu, một thiền sư Trung hoa vào đời nhà Đường, đã
viết những lời khuyên này cho môn đồ:
Sống giửa hồng trần nhưng giử không bị vướng mắc vào
bụi trần là chánh đạo của kẻ tu Thiền.
Khi nhìn thấy ai làm lành, hãy bắt chước. Khi nghe điều
ác nên tránh.
Ngay khi ở trong phòng tối, cư xử như mình đối diện với
khách quý. Bộc lộ cảm quan, nhưng không nên vượt quá cái thật tánh của
mình.
Nghèo khổ là kho báu của ngươi, không nên đánh đổi nó
cho một cuộc sống d dãi.
Một người có thể trông giống kẻ khùng, nhưng chưa hẳn
đã thế. Biết đâu rằng y đang cẩn thận che dấu sự thông thái của mình.
Đức hạnh là thành quả của sự tự chế. Đừng đánh rơi
chúng từ từng trời như là mưa hay tuyết.
Lòng khiêm tốn là nền tảng của mọi đức hạnh. Hãy để cho
mọi người sống gần tự biết đến bạn trước khi bạn làm cho họ biết đến.
Một tấm lòng cao thượng không bao giờ trưng ra lộ liu.
Lời của nó như ngọc quý, vô giá, ít khi được bày biện.
Đối với một người thiền sinh chân thật, mỗi ngày là một
ngày may mắn. Thời gian trôi qua nhưng y không bị lùi lại. Chẳng có sự
vinh quang hay nhục nhả nào làm chùn ý.
Nên khắc khe với chính mình, chứ không phải với người
khác. Không nên bàn cải chuyện đúng hay sai.
Có vài điều, dù đúng, vẫn bị xem như là sai hằng bao
nhiêu đời. Giá trị của điều phải, có thể được biết đến sau nhiều thế kỷ,
cho nên không việc gì phải vội đòi hỏi có sự biết ơn tức thì.
Hãy sống với nhân duyên và dành kết quả cho luật tối
thuợng của vũ trụ. Hãy sống qua một ngày trong an nhiên tự tại.
78. Phồn Thịnh Thật Sự
Một phú hộ đến nhờ thiền sư Sengai viết cho một câu
hoành phi nói đến sự giàu có của
gia đình y để truyền lại cho các thế hệ sau.
Sengai lấy một tờ giấy thật lớn rồi viết: "Cha chết,
con chết, cháu chết."
Người phú hộ nổi giận. "Tôi nhờ ngài viết cho câu gì
nói đến hạnh phúc của gia đình
tôi! Sao ngài lại giu cợt thế này?"
"Chẳng có ý giu cợt đâu," Sengai giải thích. "Này nhé,
nếu con của ông chết trước ông,
thật là một điều bất hạnh. Nếu cháu của ông chết trước
con ông, có phải là cả hai cha con đau khổ lắm không? Nếu mỗi thế hệ trong
gia đình ông đều theo tuần tự mà qua đời thì đó mới đúng là giòng đời tự
nhiên. Ta gọi đó là phồn thịnh thực sự."^
79. Lư Hương
Một người đàn bà tên Kame ở Nagasaki là một trong ít
người chế
tạo ra lư hương ở Nhật Bản. Lư ấy quả là một tác phẩm
nghệ thuật hiếm có, chỉ được dùng trong trà thất hay ở bàn thờ gia đình.
Cha của Kame cũng là một nghệ nhân. Suốt ngày, nàng còn
thích
say sưa rượu chè, hút sách và vui chơi với nam giới.
Khi nào có được ít tiền nàng liền mở tiệc mời mặc khách tao nhân, văn thi
sĩ, thợ thuyền, bọn đàn ông có sự nghiệp hoặc vô nghề. Sự giao thiệp rộng
rãi đã gợi hứng cho các sáng tác của nàng.
Kame làm việc rất là chậm chạp, nhưng khi tác phẩm hoàn
thành
thì thực là tuyệt mỹ. Những lư hương của nàng lại được
trân quý ở những gia thất mà nội tướng không hề uống rượu, hút sách hay
giao hảo với nam nhân một cách bừa bải.
Một lần, thị trưởng của Nagasaki nhờ Kame thiết kế cho
ông ta
một lư hương. Nàng lần lửa mãi đến hơn nữa năm. Đến lúc
đó thì ông thị trưởng, đã được cất nhắc lên làm việc ở một thành phố khác,
đến viếng nàng. Ông ta hối thúc nàng bắt tay vào việc.
Sau cùng khi có cảm hứng, Kame hoàn thành lư hương và
đặt lên
một cái bàn. Nàng nhìn nó rất chăm chú. Nàng ngồi đối
diện nó, hút thuốc và uống rượu cứ như nó là bạn rượu. Suốt ngày nàng nhìn
ngắm nó.
Sau rốt, chụp một cái búa Kame dập nát nó ra. Nàng thấy
nó không
phải là một sáng tạo toàn mỹ như nàng muốn.
80. Phép Lạ Thực
Khi Bankei thuyết pháp ở chùa Ryumon, một tăng sĩ phái
Shinshu,
vốn tin vào giải thoát qua chú niệm danh hiệu Phật A Di
Đà, ganh tị với đám thính chúng đông đảo nên muốn tranh luận với ngài.
Bankei đang giữa cuộc giảng thì vị tăng sĩ kia xuất
hiện, nhưng vì vị
ấy gây náo động cho nên Bankei phải ngưng buổi thuyết
pháp để hỏi cớ sự.
"Tổ sáng lập của phái chúng tôi," vị tăng sĩ dõng dạc,
"có những
năng lực kỳ diệu như là ngài cầm bút ở một bên bờ sông
mà có thể viết thánh hiệu của Phật A Di Đà lên trên một tấm giấy do đồ đệ
của ngài giơ lên ở phía bên kia sông. Ông có thể làm được phép lạ như thế
không?"
Bankei nhẹ nhàng đáp: "Con cáo của ông có thể làm được
tiểu xão
đó, nhưng đó không phải là phong cách của Thiền. Phép
lạ của ta là khi đói thì ăn, khi khát thì uống." .^