Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh


 

 

 

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại UĐL – TTL

TRƯỜNG HẠ QUẢNG ĐỨC
 PHẬT LỊCH  2555

( Từ ngày
05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 )

 

Phương pháp tu

 

Phương pháp là cách thức của các giống hữu tình đương chung sống trong vũ trụ lợi dụng để đạt được mục đích mong cầu.

- Bảo vệ hay duy trì sinh mạng

- Đi đến một mục đích riêng tư, đạt một hy vọng, thực hành một lý tưởng trong vòng đối đải tương đối hay tuyệt đốt, tùy theo trình độ tiến hóa của mọi loài.

Trong muôn loài, loài người là tiến hóa, thông minh tuyệt vời, xảo quyệt, dối trá, khôn ngoan hơn hết nhờ có ngũ căn đầy đủ, nhờ đó mà tiếp xúc và thâu nhận ngũ trần, trong có trí não, biết cảm nhận sâu sắc rung động, nhìn xa, hiểu rộng, biết phân biệt đúng sai tìm tòi học hỏi những điều hay ý đẹp, nhưng một điều đặc biệt tối thượng mà không có loài sinh vật nào có – đó là loài người, bởi vì loài người làm chủ tất cả muôn loài.

Vì chúng ta dùng sai những đức tánh đặc biệt ấy. Loài người đã từng có một đời sống giản dị, mộc mạc dể thương đầy vui tươi đẹp đẻ, tràn đầy nhựa sống, thưởng thức những vẻ đẹp thiên nhiên mà tạo hóa đã tạo ra. Rồi vì những nhu cầu tiến hóa, khoa học vượt trội theo đà tiến hóa của xã hội mà loài người đã lần bước đến một đời sống, phức tạp, đầy khó khăn, phiền não, đau khổ hận thù, hủy diệt lẫn nhau; tạo ra một chiến tranh cho nhân loại. Cái sai to nhất của loài người là sự cố chấp “chấp có cái tôi” thật to lớn. “Riêng biệt” biết ham muốn, có ham muốn là có quyến luyến, rồi sinh ra đấu tranh giành giựt, cướp đoạt sinh mệnh của người khác, giữa người và ta.

Sự hiểu biết đó đem lại cho loài người những bài học, những kinh nghiệm sống, ngọt bùi, cay đắng, và nhiều khi bắt buộc con người phải suy nghĩ, tỉnh ngộ thì rất ít nhu cầu mong muốn thì ngày càng nhiều, khổ nảo phiền lụy tăng cao, những lúc ấy con người lai ước mong quay về với cuộc sống đơn giản, không thù hận, tranh chấp, trở về với chân như tự tánh của bản thân mình.

- Sống trong vui tươi hạnh phúc, mà không phân biệt được đó là thời kỳ của sự vô minh bất thức.

- Sống trong vòng phức tạp khổ lụy đắng cay, mà chợt tỉnh muốn quay về, với cái vui tươi hạnh phúc xa xưa, đó mới là thời kỳ tỉnh ngộ, không bị vô minh che lấp lý trí...

Nhưng cái muốn, đến sự thoả mản, biết bao lầm lạc, sự chọn lựa, tìm kiếm khắp nơi. Nào vào ra – ra vào tôn giáo, lầm lạc quên rằng hạnh phúc của đời sống đơn giản, không phải ở ngoại cảnh, không phải ở nơi xa xăm nào đó mà tầm tay chúng ta không vói tới, mà chính ở nơi cõi lòng trong sạch của chúng ta. Do chính cái tâm của chúng ta biết sự cảm nhận, phân biệt giữa cái thiện và cái ác, bởi vì chúng nó lúc nào cũng ở kề cận bên ta, xảy ra bất kỳ lúc nào, nếu bản thân của chúng ta không kềm giữ được cho tâm trong sáng.

Tầm nhả tơ, hay tơ tầm nhỏ thành kén, rồi quay lại nhốt tầm. Tầm bị giam hãm, phiền não khổ đau, ăn năn, muốn giải thoát; tầm phải gắng công tự mình phá hoại những vách thành tơ của mình xây đắp trong buổi mê lầm - biết bao khó khăn cay đắng nhưng mỗi trở ngại là một bài học hay tuyệt vời, một sức mạnh đầy đủ năng lực, một sức mạnh đầy đủ, để rồi đưa tầm đến chỗ thành bướm, hình dung mỷ miều đẹp đẻ, tinh thần phiêu lưu siêu thoát, nhẹ mình tách khỏi phiền não bủa vây. Trái lại! Nếu nằm yên trong kén, chờ đợi bên ngoài giải cứu, tầm làm sao tránh khỏi đắm đuối trong giòng nước sôi sùng sục, của nhà ươm tầm.

Vì bởi vốn tự mình buộc trói lấy mình, mà không tự mình lo lần gở môi, lại chờ đợi, ỷ lại ở một mảnh lực nơi ngoài đến giải thoát cho mình, là một điều không thể có được. Chúng ta hãy thử xem; hay tìm khắp trong vũ trụ nhân sinh, ai là người hoàn toàn giải thoát đem lại sự an lạc cho nhân loại, như Đức Bổn Sư Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni của chúng ta, còn có ai hơn được, thương đời, thương muôn loài hơn đấng Đại Từ, Đại Bi của chúng ta?

Phàm việc gì Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca của chúng ta không làm được, việc đó chúng ta không thể làm. Đức Phật đã dạy – Chính các ngươi phải tự cởi mở cho chính các ngươi; chúng ta đừng nên mong mỏi nơi một ai khác mà mất thời giờ quý báu, mà chúng ta nên tin rằng, giải thoát để ra khỏi vòng sinh tử luân hồi là một vấn đề hoàn toàn thuộc về cá nhân, bởi vì chúng ta là mỗi cá nhân, thì cá nhân phải lo giải quyết vấn đề đau khổ tự mình gây ra. “Tha lực” mà chúng ta thường nghe nói, có nghĩa là thực hành chơn lý của Phật dạy. Trong gương đức hạnh của chư Phật, và chư Bồ Tát mà làm theo, không nên ỷ lại nơi người khác, nơi thần quyền nơi sự học hỏi giới hạn tri kiến đều đầu độc đầu óc mê muội rồi đi đến bao nhiêu hiểm họa cho người khác.

Trong thời đại này, con người tự đặt cho mình lắm mục đích không được chính đáng cho lắm, có vô số nhu cầu không cần thiết mà cứ tưởng là cần thiết, con người còn có những lý tưởng mập mờ, phức tạp, không có tính xác thật, không có tư tưởng thuyết phục, mà lại lầm tưởng là chân lý, rồi mong muốn thực hiện, có lắm mục đích, lắm nhu cầu, nhiều lý tưởng, rồi mong thực hiện, rồi đương nhiên, phải trăm phương nghìn kế để chiến đấu, chiếm đoạt để bảo vệ quyền lợi riêng tư; nào hay bao nhiêu lợi tranh thâu nhận được nơi cõi hồng trần, đành phải bỏ lại cõi đời, khi xác thân ngũ uẩn đến thời kỳ thành trụ dị diệt. Thời kỳ ‘hoại tán’ tái sanh kinh nghiệm chưa rốt ráo, lòng ham muốn còn dồi dào, con  người lại chứng nào tật nấy, đeo đuổi, tầm kiếm, những tài vật đã bỏ lại khi xưa, quanh quẩn mãi trong vòng tục lụy khổ đau của kiếp nhân sanh.

Ngoài những phương pháp, dù ở đời sống thế gian hay bên trong tôn giáo. Chúng ta gom góp lượm lặt, hay tự bày ra trong đời sống hiện tại, chúng ta còn biết bao nhiêu phương pháp khác đang nằm yên trong “tạng thức” đó là những những hình ảnh của đời quá khứ của bao nhiêu thế kỷ trước còn lưu lại đến ngày nay, nếu những hình ảnh ấy chưa được phô bày, là vì chúng chưa ngộ đủ cảnh, đủ duyên, nếu đủ duyên tức là xúc cảnh sanh tình, là tại nguyên nhân ấy mà ra.

Hiện nay chúng ta đang sống trong một cảnh đời chiến đấu quyết liệt, quyết liệt đến cực điểm, không còn một ai lạ gì, bàn đến mưu mô phương thức của đời, rồi đem đi áp dụng cho một tôn giáo, một tập thể thậm chí cho một dân tộc một quốc gia – trên đường tranh giành xâu xé lẩn nhau là một việc vô bổ - cũng càng không nên nói đến những phương pháp của hạng người lợi dụng - vô tình hay cố ý, xâm chiếm tinh thần và thâu đoạt tài vật của những ai cả tin nhẹ dạ. Vì muốn được đời sùng bái nên dùng những lý thuyết dị đoan nhồi sọ tín đồ. Củng cố những thành kiến hoàn toàn mâu thuẩn với chân lý mà đức Phật đã dạy, hạng người lợi dụng ấy họ đã làm trì trệ, gián đoạn bước đường tu học của một số đông người chúng ta rất thương hại cho kẻ đánh lừa và đau lòng thương tâm cho những người có tâm hồn chất phát bị kẻ khác lợi dụng đánh lừa, bởi không lảnh hội được chơn lý Đời hay Đạo, đời sẽ nương vào đâu để hành đạo, “Bát Chánh Đạo” đời phải đành chịu quanh quẩn mãi trong phạm vi chật hẹp của “Bản ngã Tự ti” lại làm mồi cho đám ma vương đó là thất tình, lục dục, mặc tình lôi kéo vào chỗ vô minh sa đọa.

Bởi vì tánh chất căn bản của phương pháp ngoại cảnh là sinh diệt vô thường là torng vòng “thành tựu hoại không”.

Thật sự, không một phương pháp ngoại cảnh nào thực sự được hoàn toàn và nhứt định cả, torng suốt cuộc đời tu học con người có thể thay đổi phương pháp luôn, thay đổi từ thấp tới cao, tùy sự tiến triển tu tập của mình, mau hay chậm,.

Thay đổi mãi, thay đổi hết kiếp này sang kiếp khác, không nhất định con người mới đến một trình độ, nơi đó nhận thấy có những phương pháp tu hành thông thường là những sự chướng ngại cho sự giải thoát, chúng ta cần phải ly khai rời xa muôn ngàn chướng ngại có tính cách hồng trần cực đoan và mê tín.

Dùng một phương pháp mà không tự lượng sức mình, không biết căn bản của phương pháp ấy, cái hại không sao đo lường được, uống thuốc không biết công dụng của thuốc, không biết căn của bệnh, không biết bị bệnh gì, điều trị ra sao, càng uống thuốc vào bao nhiêu bệnh càng thêm trầm trọng nguy hiểm đến tính mạng vì lạm dụng thuốc.

Kinh sách nói, Phật giáo có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu học hay nói một cách khác là phương pháp tu tập tiến đến chơn lý rốt ráo của sự giải thoát. Đó chẳng qua là con số bóng dáng tượng trưng để biểu thị cho tín đồ hiểu rằng Phật giáo có vô số phương pháp tu học khác nhau tùy theo trình độ sơ cơ ngộ đạo của từng cá nhân mà áp dụng, có nghĩa là từ thấp tới cao, trình độ thấp thật thấp, hay trình độ cao thật cao. Cao vô tận vô biên, ngoài các khuôn khổ, trên tất cả các pháp.

Pháp môn của đạo Phật tuy nhiều như thế nhưng rốt ráo không ngoài.

Tám vạn bốn nghìn pháp môn tu
Học “hành” không thiếu cũng không dư
Giờ đây đếm lại chừng quên hết
Chỉ nhớ trên đầu một chữ  “Như”.

 

 

Kỷ niệm An Cư Kiết Đông

Tại Tu Viện Quảng Đức

Mùng 7 Tháng 6 năm Tân Mão

Thích Nguyên Trực

 

 

---o0o---
Vi tính: Chúc Khâm
Trình bày: Tịnh Tuệ
Cập nhật: 08-07-2011


Webmaster:quangduchomepage@gmail.com

                          Trở về Trang Mục Lục

Đầu trang

Biên tập nội dung: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ: quangduchomepage@gmail.com
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544