Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Phật Giáo và Thời Đại


...... ... .

 

Lễ Phật và Y học

(lược trích)

 

Ðạo Chứng Pháp Sư biên thuật

Chuyển ngữ: Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Phần thứ nhất: DẪN NHẬP

Chương một

I. Lễ Phật là một hành động rèn luyện tự giác, là sự hưởng thụ tối cao

II. Có nhiều cách lễ ngũ thể đầu địa khác nhau, nhưng mỗi cách đều có ý nghĩa sâu xa

III. Tinh thần, thái độ đúng đắn trong việc học tập cách lễ Phật

IV. Đừng khởi những tâm thái sai trái khiến mình bị chướng ngại

V. Điều phục thân tâm, khiêm kính, nhu nhuyễn

VI. Lễ Phật là một cách vận động để khôi phục thân tâm khang kiện

VII. Do lễ Phật là tu tập về mặt sự mà khế nhập lý sâu

VIII. Lễ Phật tiêu trừ nghiệp chướng, chớ lầm tưởng là khổ nhục kế.

IX. Nguyên nhân gây nên sự mệt nhọc trong lễ Phật

X. Dốc lòng vào một chỗ thì không việc gì chẳng hoàn thành, đừng phí tinh thần than thở, giận hờn

XI. Những điểm mất chốt khiến việc học lễ Phật trở thành khó khăn hay dễ dàng

XII. Giải đáp thắc mắc

 

Chương hai

A. Lễ Phật là cách thực hiện “điều tốt lành bậc nhất” một cách chặt chẽ nhất

1. Ðiều tốt lành bậc nhất: Hãy tự đoan chánh tâm, hãy tự đoan chánh thân

2. Vì sao cần phải đoan chánh, thung dung?

3. Giữ cho thân ngay thẳng chính là cơ sở để tu Quán   

4. Lễ Phật tiêu trừ nghiệp chướng, khai phát tiềm năng  

5. Lễ Phật là điều phục thân tâm, tiêu trừ nghiệp chướng (vô trụ sanh tâm)  

B. Kinh Nghiệm Lễ Phật 

1. Lễ Phật Tâm Ðắc

2. Ðiều chủ yếu là luyện được cách lễ Phật vừa thong dong vừa tự nhiên

 

Phần hai: PHƯƠNG PHÁP LỄ PHẬT VÀ QUÁN TƯỞNG

I. Phật là đấng giác giả

II. Đứng như cây tùng, ngay ngắn nhưng thong dong

III. Chắp tay nhiếp tâm

IV. Cúi đầu

V. Khom mình

VI. Thả lỏng vai (cúi xuống)

VII. Cong gối- cong thân hạ mình hạ xuống 

VIII. Quỳ gối sát đất

IX. Quỳ tọa thư thái

X. Duỗi tay đón Phật 

XI. Ngũ thể đầu địa 

XII. Lật ngửa bàn tay đón Phật

XIII. Hoà nhập cùng tâm Phật, chúng sanh và Phật cảm ứng nhau

XIV. Khôi phục tư thế quỳ tọa

XIV. Quỳ, dựng lòng bàn chân đứng lên

XVI. Khôi phục tư thế đứng. 

 

Phần ba: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA PHẬT PHÁP VÀ NGUYÊN LÝ Y HỌC CỦA MỘT SỐ ÐỘNG TÁC  

I. Vì sao cần phải chắp tay?

II. Vì sao không được chắp tay đè lên ngực?

III. Vì sao chẳng nên nghiến chặt răng?

IV. Vì sao phải nên đứng theo kiểu “tiền bát hậu nhị”

V. Vì sao lúc đứng thẳng lại cần phải dùng gót chân chịu lực?

 

 

LỜI NÓI ÐẦU 

Từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nghĩ lễ Phật chỉ là một hành động bày tỏ lòng cung kính cũng như để sám hối nghiệp chướng, điều phục tâm ngã mạn của chính mình mà thôi, chứ chẳng hề biết lễ Phật còn là một phương pháp tập luyện thân thể tuyệt diệu.

Trong một lần được tiếp chuyện cô Cát Tường, cô có nhắc đến tác phẩm Lễ Phật Dữ Y Học (Lễ Phật và Y Học) của pháp sư Ðạo Chứng do Tịnh Tông Học Hội ấn hành và tha thiết yêu cầu chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trước khi đọc tập sách này, chúng tôi thường lễ Phật theo thói quen, lễ một cách máy móc, lễ cho đủ số. Lễ xong ai nấy thường thở phì phò, mồ hôi nhễ nhại, chứ chưa bao giờ được hưởng pháp vị vi diệu trong khi lễ Phật cả.

Thử thực hành theo cách lễ Phật do Pháp Sư từ bi chỉ dạy, dù chưa nắm hoàn toàn được yếu quyết lễ Phật, chúng tôi đã nhận thấy việc lễ Phật trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cứ mỗi lần quỳ xuống, cúi thân rạp lạy, lại quán tưởng Ðức Phật đoan nghiêm vi diệu, nghiễm nhiên đứng trên hai bàn tay sen của mình, lòng chúng tôi lại thấy lâng lâng khôn tả. Trước đây, mỗi lần lạy Phật sám hối, lễ xong 108 lễ là mệt nhoài; nay lễ đủ 108 lễ chỉ thấy hơi mệt, tâm tình cũng thoải mái, ý cũng chuyên chú hơn. Chúng tôi tin chắc rằng nếu tập luyện lâu ngày theo đúng cách Pháp Sư dạy, chắc chắn việc lễ Phật sẽ trở thành một niềm pháp hỷ sung mãn vô biên đúng như các đệ tử của Pháp Sư đã trần thuật.

Do tập sách khá dày, đã thế 2/3 cuốn sách lại luận giải nhiều về cơ sở sinh lý/vật lý của phương pháp này, nếu dịch đủ cả, bản dịch sẽ trở nên quá dài, trở thành một cuốn sách giáo khoa về sinh vật học, khiến điểm cốt yếu của tập sách này là cách lễ Phật đúng quy cách bị mờ nhạt đi. Vì thế, chúng tôi chỉ chọn dịch phần khái luận, phương pháp lễ Phật và một hai luận điểm Pháp Sư dùng để chứng minh tính cách khoa học và hợp lý của phương pháp lễ Phật này. Tưởng cũng nên nói thêm, trước khi xuất gia, Pháp Sư Ðạo Chứng từng là một vị nữ bác sĩ, khuê danh là Quách Huệ Trân. Sau khi bị ác chứng ung thư, nhờ chí tâm tin tưởng vào Tam Bảo và lễ sám, bác sĩ Quách đã vượt qua được những di chứng ngặt nghèo của căn bệnh. Với lòng tin nhiệt thành vào Tam Bảo, nhất là pháp môn Tịnh Ðộ, bà đã xuất gia và trở thành một vị pháp sư hữu danh của Phật giáo Trung Hoa. Khi nghiên cứu cách lạy Phật này, Ngài đã chú tâm diễn giải và hoàn thiện nó trên cơ sở y học và vật lý học. Vì thế, có thể nói không sợ phóng đại rằng cách lạy Phật này rất hợp lý và rất khoa học.

Ngưỡng mong những vị đồng tu có duyên đọc đến tác phẩm này sẽ tìm được niềm vui pháp hỷ sung mãn trong việc lễ Phật, cũng như càng lễ sám, tu niệm, càng thấy thân tâm khang kiện hơn.

 

---o0o---
 

 Mục lục | Phần 1 -1| Phần 1-2 | Phần hai | Phần ba

 

---o0o---
Source: www.niemphat.net
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 1-8-2004


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về trang Phật Giáo và Thời Đại

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ : quangduc@quangduc.com
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544