LỜI
KHUYẾN TẤN
Sư Thúc ThíchTrừng Giác
NAM MÔ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐẠI TỪ ĐẠI BI TIẾP
DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.
Ngưỡng bạch Giác Linh tân viên tịch thùy từ chứng
giám.
Được sự chỉ dạy của Sư thúc
Hoằng Thu Thầy có đôi
lời cùng với các cháu, cũng như các hàng đệ tử của Pháp
huynh tân viên tịch Thích Chơn Kiến. Qua những lời cảm
niệm thống thiết của hàng đệ tử của pháp huynh không
khác nào một bức tranh tuyệt tác, không khác nào một
bức lụa thêu hoa,Thầy
không thể bằng ngôn từ bút mực nào mà diễn tả được hết
những cái vinh hạnh của Pháp huynh, những hân hạnh của
Pháp huynh, một đời sống động của Pháp huynh là một Ân
sư của các con, các cháu, Thầy chỉ thay mặt có đôi lời
vỏn vẹn cùng các cháu như thế này:
Các cháu là những người đã
hiểu “ phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm
hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân,
dụng báo Tứ ân , bạt tế tam hữu, nhược bất như thử, lạm
xí tăng luân“ thì các Thầy xuất gia trong
hàng môn đồ đệ tử của Pháp huynh thì các con đã biết
những lời lạy của chư Phật chư Tổ, phàm một người xuất
gia bước chân đi phương xa để cầu học thì tâm và hình
phải thoát tục một cách tuyệt
đối, để hàng phục bầy ma để truyền trì hạt giống
Phật, nếu như người xuất gia mà không làm được những ý
nghĩa đó thì không khác nào một người trà trộn trong
hàng chúng Tăng. Và các con cũng nên nhớ rằng trước kia
khi Đức Thế Tôn nhập diệt cũng gọi các hàng đệ tử lại
hỏi “ Trong 49 năm các pháp vui, các pháp khổ, các
pháp sanh diệt Thế Tôn đã dạy hết còn các điều gì mà các
con chưa nắm rõ hay không ? để một lát nữa đây Thế Tôn
sẽ xả báo thân trở về với cõi vĩnh hằng “ thì các
Thầy cũng muốn Ngài A Nan bạch rằng “Bạch Đức Thế Tôn
khi Ngài nhập diệt rồi thì chúng con lấy ai làm Thầy ?
chúng con phải nương vào đâu ?” thì Phật mới dạy
rằng "Nhữ đẳng Tỷ kheo, ư
ngã diệt hậu đương tôn kính, trân trọng Ba la đề mộc xoa,
như ám ngộ minh, bần nhân đắc bảo; đương tri thử tắc thị
nhữ đẳng đại sư. Nhược ngã trụ thế, vô dị thử dã"
(Này các Tỷ kheo, sau khi ta nhập diệt, các thầy phải
tôn kính, trân trọng giới luật, như người mù mà được
sáng mắt, người nghèo mà được châu báu; phải biết rằng
giới luật là vị đại sư cao cả của các thầy. Nếu ta còn
sống ở đời thì cũng chẳng khác gì giới luật này).
Hôm nay Pháp huynh của Thầy
là bậc Ân sư của các con, hôm nay các con được giới thân
huệ mạng cũng không ngoài những phương châm đó, cũng như
các Thầy thường dạy hàng xuất gia cũng như Pháp huynh ở
đây thường nhắc câu của Phật dạy trong Di Giáo “Nhữ
đẳng cộng ngã bất trì giới ngã đắc thị viễn ngã; nhữ
đẳng viễn ngã ưu trì giới ngã đắc thị cộng ngã “, các
Thầy gần ta mà không nghe lời ta hướng dẫn thì các
người đứng xa ta, mà các người xa ta muôn ngàn ức dặm mà
biết áp dụng lời ta dạy thì các người gần ta “Đó là
những điều chánh yếu, khuôn vàng thước ngọc, những kim
chỉ
nam để dắt dẫn một vị hành
giả trên bước đường hoằng pháp.
Đó là hàng xuất gia, còn các
hàng tại gia như các Phật tử trong đây có chúng Pháp Hoa,
Pháp Hoa là gì? Pháp tức là giáo lý kim khẩu của Đức
Phật dạy; Hoa là gì ? là những đoá hoa kết tinh từ trong
lòng đất, từ nơi không khí của vũ trụ để rồi thở ra
những đóa hoa xinh đẹp thiên hình vạn trạng, muôn ngàn
màu sắc, trong hoa có hương có sắc, vừa tỏa mùi thơm
vừa có sắc đẹp để dung hòa trang trí cho thế giới, để
dung hòa trang điểm cho vũ trụ cho nhân sinh, thì giáo
lý của Đức Phật cũng thế. Cũng như kinh Pháp Hoa dạy:
nếu như cuộc đời của con người mà không có không khí thì
chắc chắn con người phải chết, giáo lý của Đức Phật được
ví như không khí, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài, khi
giáo lý Đức Phật bị thăng trầm thì dồn nén vào một chỗ,
khi gặp cơ hội thì không khí tuôn ra khắp cả vũ trụ đó
đây. Cho nên giáo lý của Đức Phật không cô đọng, không
cứng ngắc mà luôn luôn uyển chuyển, cho nên các Phật tử
chúng ta càng phát tâm nên cố gắng tín tâm tụng niệm
kinh Pháp Hoa và cầu những ân sư, giảng sư, giáo thọ sư
để dạy Pháp hoa cho, các vị cần học cho thấu đáo.
Cũng như hàng phật tử trong
Gia đình Phật tử. Gia đình Phật tử là gì ? là được sự un
đúc của giáo hội, được sự dìu dắt lãnh đạo của các vị
xuất gia, tại gia và những vị thiện hữu tri thức, trong
đó chúng ta phải nhắc là Ngài Bồ Tát Duy Ma Cật. Cho nên
nếu như hàng Phật tử mà không biết cái hạnh nguyện của
mình, không biết sự phát tâm để un đúc những viên gạch
chín, vuông thẳng góc để xây lên ngôi nhà Phật pháp thì
cũng chính cái sự tác hại của gia đình Phật tử không nhỏ
đối với tiền đồ của Đạo pháp. Cho nên Gia đình Phật tử
là những người phát nguyện rộng lớn để dìu dắt các con
em oanh vũ để đem giáo lý Phật Đà hướng dẫn từ bước sơ
cơ chập chững cho đến lúc trở thành một người Phật tử
chơn chánh, mà người Phật tử chơn chánh không ngoài
những gì hơn là Tam qui ngũ giới.
Thưa các Phật tử, như các vị
đã từng qui y Tam Bảo, thọ Tam qui, trì Ngũ giới mình
kiểm điểm lại mình đã giữ được tương đối không ? có thể
giữ được một phần nào trong những điều mình phát nguyện
đó không ? Qui y Phật – Không qui y trời thần quỹ vật mà
con mình hể đau chạy thuốc chạy thang chưa kịp, chưa ra
Thầy thì nghĩ rằng con mình sẽ mắc dông, mắc dịch rồi đi
am để cầu đồng; Qui y Pháp là không có theo những luận
điệu của tà ma ngoại đạo, như trong hàng Phật tử có nghe
rằng những tờ giấy vụn rãi ngoài đường “ Ngày đó tháng
đó chó không sủa gà không gáy, ai gặp bức này phải
truyền ra hàng trăm bức thì có phước khỏi nạn còn bằng
không sẽ gặp nạn “; Qui y Tăng là không theo những người
bạn bè xấu ác, nhưng trong đó mình kiểm điểm lại mình
đã làm tròn bổn phận của mình
là người Phật tử hướng
dẫn con cháu nhà mình đi đúng ba Pháp Qui y không ?
Còn năm giới mình coi giới thứ nhất, nhất viết bất sát
sinh, mình kiểm điểm lại trong đời sống mình có làm được
phần nào chưa ? Nhị bất đạo, mình không tham lam dù một
vật nhỏ như cọng tần ô, một cây kim sở hữu chủ không cho
mình cũng đừng tự ý lấy; Giới thứ ba là không được mon
men tình cảm bất chánh dù người đó có đẹp hơn mình hàng
vạn lần, người đó có giàu sang quyền quý đi chăng nữa
thì mình cũng phải thấy trước vấn đề nguy hiểm của nó;
Điều thứ tư là không nói sai sự thật bởi vì sự thật là
chữ tín ở trên đời, mà người không có tín thì không có
ai tin cậy “ Nhất ngôn bất tín, vạn sự nan thành “
; Điều thứ năm là mình không nên mượn lời của ngưòi
thế gian nói rằng : “ Vô tửu bất thành lễ“ chẳng
nói như vậy thì các Thầy xuất gia không dùng rượu chẳng
không biết lợi ích sao ? Cho nên đó là một sự đã phá tín
ngưỡng, một sự đã phá về tôn giáo, cho nên Tổ có dạy
rằng rượu nó độc hơn thuốc độc bì đan , thuốc độc bì
đan là một thứ rất độc trong triều đình để bắt người có
tội tự bức tử vì thuốc độc bì đan uống vô là chết liền
chứ không kịp nói bậy , còn rượu uống vô thì nó say làm
mất cái trí tuệ đi, thì phải nói những lời phạm pháp trá
hình, phải chửi Cha mắng Mẹ, đánh đập vợ con, phá tán
cửa nhà rồi cuối cùng mới chết, do đó sự tác hại của
rượu
không thể nói hết được.
Hôm nay trước Linh Đài của cố TT Pháp huynh, là TT. Chơn
Kiến, Thầy là người đồng môn cũng là đồng đời, đồng thời
gian đã cùng sống với Pháp huynh ở Chùa Phước Điền gần
chùa Hải Đức, Nha Trang, những sự thăng trầm, những dòng
thế đời nghiệt ngã, những sự thế sự phủ phàng thì những
lúc đó Thầy và Pháp huynh cùng nhau chia sẻ những lời
tâm sự hơn thua, để rồi có ngày hôm nay mặc dù pháp
huynh đã rã cái thân tứ đại trở về với bổn nguyện của
Ngài. Chúng con mất đi một người Thầy khả kính, các Phật
tử mất đi một vị Đạo sư khả kính, nhưng các việc đó Thầy
khuyên các hàng đệ tử chuyển cái tâm bi thương, chuyển
cái tâm sầu khổ, chuyển cái tâm bi lụy, chuyển cái tâm
luyến tiếc đó trở thành cái tâm trí tuệ, trở về cái tâm
định của chính mình, vì rằng tất cả các vật hữu hình
phải hữu hoại, không có ai mà sống mãi trên trần gian
đâu ? Sự sống già cũng một đời mà trẻ cũng một đời, bổn
nguyện xong thì trở về với bổn nguyện, cho nên sự đến và
sự đi không ai biết được hết. Cho nên điều đó trong hàng
môn đồ đệ tử cũng đừng có nên dựa vào cái sự mất mát đó
mà mình mất đi cái chánh niệm của chính mình, mất đi cái
tâm giải thoát của chính mình, thì cái đó không phải là
một đệ tử gọi là nghe lời của Bổn sư đâu. Dẫu biết rằng
là mình mất Thầy phải khổ, mất mát phải khổ nhưng mà cố
gắng, cố gắng và cố gắng, thì hôm nay thay mặt của Sư
thúc Hoằng Thu Thầy có đôi lời ngắn gọn cùng hàng các đệ
tử trong môn Tông cố gắng làm sao để mỗi ngày, mỗi ngày
mình Thấy bổn sư mình vẫn an nhiên ở trước mặt mình,
cuộc sống, hành trạng
của Bổn sư mình như thế
nào thì luôn luôn ở bên cạnh mình, mà mấy vị có bổn phận
tu tập làm sao để đến ngày đẩy cái kim quan của mình
cũng như đẩy kim quan của Bổn sư mình cho ngày mai này,
đó là một sự báo hiếu chân thật nhất, còn dùng văn từ
nói cho kêu, kể lể cho nhiều, nói cho thật ghê nhưng mà
cái tâm của mình của mình không định, không an trụ,
không có lập trường vững thì cái sự nói đó nó mang một
cái tội vọng ngữ với bổn sư mình, cho nên các vị cố gắng.
Hôm nay Thầy có đôi lời, đứng
về tình môn đồ pháp quyến mà cũng là sư thúc của các con
Thầy chỉ có một nguyện vọng ao ước, Thầy đối với Pháp
huynh Thầy là một phần nhỏ bé đối với Pháp huynh, Thầy
mong ước sao một ngày Thầy già trăm tuổi thì một hơi thở
cuối cùng rồi được một phần nào nhỏ bé như Pháp huynh là
Thầy cũng mãn nguyện lắm rồi chứ không thể như Thầy của
các con đâu. Thầy mong các con nên nhớ những lời của
Thầy thay mặt nhắc nhở hôm nay để làm tròn bổn phận của
mình là người đệ tử đối với bậc ân sư của mình, và khỏi
cô phụ mình là một thành viên ở trong Giáo Hôi và khỏi
cô phụ chính cái bản tâm của mình là hảo tâm xuất gia,
đó là những điều mình cần ghi nhớ. Cho nên trong lúc này
đây Thầy cũng rất ngậm ngùi tiếc thương:
Thiên Phú hôm nay lệ thương
vay
Bồn chồn tất dạ tớ xa Thầy
Cảnh cũ Chùa xưa người đâu
nữa
Thầy trò huynh đệ kể từ đây.
Tiếc là ngày mai đây, không
còn mấy tiếng đồng hồ nữa thì cái nhục thân của Pháp
huynh sẽ trở về với các bụi, nhưng giác tánh của Pháp
huynh không bao giờ mất, luôn luôn ở bên cạnh các con và
Phật tử. Vậy các Phật tử cố gắng làm tròn bổn phận của
mình là người đệ tử của bậc Ân sư cũng như một bậc Đạo
sư khả kính của mình mà các vị đã vừa bộc bạch thống
thiết từ tâm tư của mình, thì thầy có đôi lời cầu nguyện
Hồng Ân Tam Bảo Lịch Đại Tổ Sư và Giác Linh của Pháp
huynh thùy từ chứng minh cho các hàng đệ tử tinh thần
minh mẫn, Bồ đề tâm kiên cố để làm tròn bổn phận của
hàng đệ tử đối với bậc Ân Sư, Đạo sư.
NAM MÔ CÔNG ĐỨC LÂM BỒ TÁT
MA HA TÁT TÁC ĐẠI CHỨNG MINH
|