Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

Nhân Vật Phật Giáo Việt Nam


...... ... .

 

TIỂU SỬ

DANH TĂNG  VIỆT NAM

THẾ KỶ XX

Thích Đồng Bổn chủ biên

 

TẬP II

---o0o---

 

 

Ý KIẾN VỀ BỘ TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM

Phật giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy thăng trầm của lịch sử. Nếu như nước nhà thời nào cũng có anh hùng thì Phật giáo giai đoạn nào cũng có danh Tăng dựng đạo giúp nước. Ðó là những tấm gương sáng giá góp phần tạo nên lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn cận và hiện đại với công cuộc chấn hưng và phát triển Phật giáo song song với sự vươn lên của dân tộc.

Công lao của các bậc cao Tăng tiền bối, các vị sứ giả Như Lai, những danh Tăng hộ quốc kiên trì giữ đạo, tịnh tiến tu hành, đã được sưu tầm qua công trình biên soạn bộ Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX này, dù chưa thể gọi là hoàn hảo và còn một số tiểu sử danh Tăng còn thiếu cần sưu khảo thêm, tác phẩm này cũng đã cô đọng được tất cả nét chủ yếu của từng cuộc đời riêng lẻ, từng sự nghiệp đặc thù ở mỗi hạnh nguyện cá biệt để đúc kết thành bối cảnh lịch sử cả một giai đoạn. Bộ sách đã phản ánh được bao nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noi giương. Ðó là sự đóng góp có ý nghĩa nhất của tác phẩm vào kho báu văn hóa – lịch sử của Phật giáo Việt Nam.

Trưởng ban văn hóa trung ương GHPGVN

Cư sĩ VÕ ÐÌNH CƯỜNG

 

 

LỜI NÓI ÐẦU 

Thế kỷ XX vừa mới trôi qua, cũng là thời điểm hoàn tất quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX tập II”. Tuy nhiên ban biên tập vẫn chưa thể kết thúc công việc ở giai đoạn này, còn lại rất nhiều danh Tăng mà chúng tôi chưa sưu tầm được, hoặc có tư liệu nhưng chưa đầy đủ.

Ở quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II này, chúng tôi vẫn trung thành với phương pháp khảo cứu và bố cục như tập đầu ra mắt cách đây bốn năm. Qua ý kiến đóng góp của chư tôn đức, các nhà nghiên cứu và độc giả khắp nơi, trong quyển II này chúng tôi có thêm phần mục lục về sinh quán và trú quán của chư danh Tăng, để tiện việc tra cứu theo từng địa phương và để nơi sản sinh ra những danh Tăng làm tư liệu truyền thống.

Như đã nói trên, chúng tôi vẫn theo hệ thống bố cục công trình của quyển I, cho nên tập II giới thiệu các vị danh Tăng vẫn giữ 4 phần biên tập đã có. Ngoài ra chúng tôi đưa thêm chuyên mục thứ 5: “Danh Tăng Giai Thoại” để ghi lại những truyền thuyết, hành trạng thánh hóa của chư Tổ sư được lưu truyền trong các chùa và dân gian, mà theo phương pháp khoa học lịch sử, chúng tôi không thể đưa vào phần chính sử.

Quyển Tiểu sử Danh Tăng tập II ghi lại thân thế và công đức thêm 100 vị danh Tăng tiêu biểu từ đầu thế kỷ XX cho đến năm 2000, năm bản lề trước thế kỷ XXI. Ðặc điểm của quyển này là việc biên khảo khá đầy đủ về chư vị Thánh tử đạo ở giai đoạn pháp nạn đấu tranh của Phật giáo trong thập niên 60 – 70, và thêm một số vị danh Tăng có công hoằng dương đạo pháp ở hải ngoại. Ngoài ra phần phụ lục vẫn là các vị cư sĩ tiêu biểu có công góp phần hiển dương đạo pháp, để lại dấu ấn lịch sử của thế kỷ.

Hy vọng rằng quyển “Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam tập II” này sẽ ít nhiều giúp quí độc giả hình dung được toàn cảnh mạch sống của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX qua những tấm gương tiêu biểu để chúng ta vững vàng tiếp bước đưa Phật giáo Việt Nam đi vào thế kỷ XXI.

Rất mong chư tôn túc giáo phẩm, các nhà nghiên cứu và độc giả xa gần bổ khuyết, chỉ giáo cho những điều chúng tôi chưa biết hoặc còn sai sót trong quá trình biên khảo để chúng tôi tiếp thu điều chỉnh cho lần xuất bản tiếp theo. Ðó là sự khích lệ quí báu cho Ban biên tập tiếp tục công trình như đã dự thảo.

Ðầu Xuân Tân Tỵ năm 2001

Chủ biên

THÍCH ÐỒNG BỔN

---o0o---

 

MỤC LỤC NIÊN ÐẠI

 

 


I. GIAI ÐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG
(1900 – 1930)

 

1.     HT. Thích Liễu Ngọc                 (1826-1900)

2.     HT. Thích Tâm Truyền               (1832-1911) 

3.     HT. Thích Thiện Quảng              (1862-1911)

4.     HT. Thích Huệ Pháp                  (1871-1927)

5.     HT. Thích Tâm Tịnh                   (1868-1928)

6.     HT. Tra Am-Viên Thành            (1879-1928)

 

II. GIAI ÐOẠN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM (1931-1950)

 

7.     HT. Thích Phổ Huệ                    (1870-1931)

8.     HT. Thích Từ Văn                     (1877-1931)

9.     HT. Thích Phước Chữ               (1858-1940)

10.   HT. Thích Bổn Viên                   (1873-1942)

11.   HT. Thích Ðại Trí                       (1897-1944)

12.   HT. Thích Hoằng Khai               (1883-1945)

13.   GS. Thích Trí Thuyên                 (1923-1947)

14.   HT. Thích Bửu Ðăng                  (1904-1948)

15.   HT. Thích Phước Hậu                (1862-1949)

16.   HT. Thích Từ Nhẫn                   (1899-1950)

 

III. GIAI ÐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO ÐẦU TIÊN

(1951-1956)

 

17.   HT. Thích Minh Nhẫn Tế           (1889-1951)

18.   HT. Thích Chánh Quả                (1880-1956)

19.   HT. Thích Liễu Thiền                 (1885-1956)

 

IV. PHẬT GIÁO GIAI ÐOẠN ÐẤT NƯỚC BỊ CHIA ÐÔI

(1957-1974)

 

20.   HT. Thích Diệu Pháp                 (1882-1959)

21.   HT. Thích Thiện Bản                  (1884-1962)

22.   TTÐ. Thích Tiêu Diêu                (1892-1963)

23.   TTÐ. Thích Quảng Hương         (1926-1963)

24.   TTÐ. Thích Nguyên Hương        (1940-1963)

25.   TTÐ. Thích Thanh Tuệ               (1946-1963)

26.   TTÐ. Thích Thiện Mỹ                (1940-1963)

27.   TTÐ. Thích Thiện Huệ               (1948-1966)

28.   TTÐ. Thích Hạnh Ðức               (1948-1967)

29.   HT. Thạch Kôong                      (1879-1969)

30.   HT. Thiện Luật                          (1898-1969)

31.   HT. Thích Thiên Trường             (1876-1970)

32.   HT. Thích Thiện Ngôn               (1894-1970)

33.   TTÐ. Thích Thiện Lai                 (1896-1970)

34.   HT. Tăng Sanh                          (1897-1970)

35.   TTÐ. Thích Thiện Ân              (1949-1970)

36.   HT. Thích Pháp Long                 (1901-1971)

37.   HT. Thích Thiện Hương             (1903-1971)

38.   HT. Thích Chí Tịnh                    (1913-1972)

39.   HT. Thích Ðạt Thanh                 (1853-1973)

40.   HT. Thích Thiện Thuận               (1900-1973)

41.   HT. Thích Quảng Ân               (1891-1974)

 

V. PHẬT GIÁO GIAI ÐOẠN THỐNG NHẤT ÐẤT NƯỚC

(1975-1980)

 

42.   HT. Thích Huệ Pháp                  (1887-1975)

43.   HT. Thích Tôn Thắng                 (1879-1976)

44.   HT. Thích Minh Trực                 (1895-1976)

45.   HT. Pháp Vĩnh                           (1891-1977)

46.   HT. Thích Giác Nguyên             (1877-1980)

47.   HT. Thích Huệ Hòa                   (1915-1980)

48.   HT. Thích Thiên Ân                 (1925-1980)

 

VI. GIAI ÐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM

LẦN THỨ 2 (1981-2000)

49.   HT. Thích Tâm An                     (1892-1982)

50.   HT. Thích Tường Vân                (1899-1983)

51.   HT. Thích Huyền Tấn                 (1911-1984)

52.   HT. Tăng Ðuch                          (1909-1985)

53.   HT. Thích Huyền Tế                  (1905-1986)

54.   HT. Thích Ðạt Hương                (1900-1987)

55.   HT. Thích Hoằng Thông             (1902-1988)

56.   HT. Thích Ðức Tâm                   (1928-1988)

57.   HT. Thích Hoàng Minh              (1916-1991)

58.   HT. Thích Viên Quang               (1921-1991)

59.   HT. Thích Trừng San                 (1922-1991)

60.   HT. Danh Dinl                           (1908-1992)

61.   HT. Thích Chân Thường            (1912-1993)

62.   HT. Pháp Minh                          (1918-1993)

63.   HT. Thiện Thắng                        (1923-1993)

64.   HT. Thích Huyền Ðạt                 (1903-1994)

65.   HT. Thích Pháp Lan                   (1913-1994)

66.   HT. Thích Thanh Thuyền            (1914-1994)

67.   HT. Thích Phước Ninh               (1915-1994)

68.   HT. Thích Bửu Ngọc                 (1916-1994)

69.   HT. Thích Trí Tấn                      (1906-1995)

70.   HT. Oul Srey                             (1910-1995)

71.   HT. Thích Minh Tánh                 (1924-1995)

72.   HT. Thích Quảng Thạc               (1925-1995)

73.   HT. Pháp Tri                             (1914-1996)

74.   HT. Thích Ðạt Hảo                    (1916-1996)

75.   HT. Thích Bửu Ý                       (1917-1996)

76.   HT. Thích Diệu Quang               (1917-1996)

77.   HT. Thích Kế Châu                   (1922-1996)

78.   TT. Thích Minh Phát                  (1956-1996)

79.   HT. Thích Hoàn Không              (1900-1997)

80.   HT. Thích Tâm Minh                  (1910-1997)

81.   HT. Thích Từ Huệ                     (1910-1997)

82.   HT. Thích Thiện Hào                 (1911-1997)

83.   HT. Thích Giác Nhu                   (1912-1997)

84.   HT. Thích Tuệ Ðăng                  (1927-1997)

85.   HT. Siêu Việt                             (1934-1997)

86.   HT. Thích Hưng Dụng                (1915-1998)

87.   HT. Thích Thiện Châu                (1931-1998)

88.   HT. Thích Huyền Quý                (1897-1999)

89.   HT. Thích Trí Ðức                     (1909-1999)

90.   HT. Thích Hoằng Tu                  (1913-1999)

91.   HT. Thích Trí Ðức                     (1915-1999)

92.   HT. Thích Tâm Thông                (1916-1999)

93.   HT. Thích Thiện Tín                   (1921-1999)

94.   HT. Thích Khế Hội                    (1921-1999)

95.   HT. Thích Ðịnh Quang               (1924-1999)

96.   HT. Tăng Ðức Bổn                    (1917-2000)

97.   HT. Thích Minh Thành               (1937-2000)

98.   HT. Thích Duy Lực                    (1923-2000)

99.   HT. Thích Thuận Ðức                (1918-2000)

100.HT. Thích Thanh Kiểm               (1921-2000)

 

PHỤ LỤC

 

1.     Cư sĩ Tuệ Nhuận – Văn Quang Thùy

2.     Cư sĩ Hồng Tai – Ðoàn Trung Còn               

3.     Cư sĩ Trúc Thiên – Trần Ðức Tiếu                

4.     Giáo sư Nguyễn Ðăng Thục

 

 

CỐ VẤN CÔNG TRÌNH

 

HÒA THƯỢNG THÍCH THANH KIỂM

HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUẢNG

THƯỢNG TỌA THÍCH GIÁC TOÀN

THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN NHƠN

CƯ SĨ VÕ ÐÌNH CƯỜNG

 

CHỦ BIÊN

THÍCH ÐỒNG BỔN

 

BAN BIÊN TẬP

Thích Bảo Nghiêm – Thích Ðồng Bổn

Nguyễn Ðình Tư – Lê Tư Chỉ

Minh Thông – Minh Ngọc

Dương Kinh Thành

 

CÔNG TRÌNH

VỚI SỰ ÐÓNG GÓP & CỘNG TÁC CỦA: 

1.    HÒA THƯỢNG THÍCH HIỂN TU (TP.HCM)

2.    HÒA THƯỢNG THÍCH ÐỔNG QUÁN (Qui Nhơn)

3.    HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ THÔNG (Tiền Giang)

4.    THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ SIÊU (TP.HCM)

5.    THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN PHƯỚC (Qui Nhơn)

6.    THƯỢNG TỌA THÍCH QUẢNG THỌ (Long An)

7.    THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN MINH (TP.HCM)

8.    THƯỢNG TỌA THÍCH PHỔ CHIẾU (TP.HCM)

9.    THƯỢNG TỌA THÍCH HẠNH TRÂN (Tiền Giang)

10.  THƯỢNG TỌA THÍCH TỊNH THÀNH (TP.HCM)

11.  ÐẠI ÐỨC THÍCH LỆ TRANG (TP.HCM)

12.  ÐẠI ÐỨC THÍCH MINH ÐẠO (TP.HCM)

13. ÐẠI ÐỨC TĂNG ÐỊNH (TP.HCM)

14.  ÐẠI ÐỨC BỬU CHÁNH (Ðồng Nai)

15.  ÐẠI ÐỨC THÍCH THANH VÂN (Hưng Yên)

16.  ÐẠI ÐỨC THÍCH LỆ HƯNG (Ðồng Tháp)

17.  ÐẠI ÐỨC THIỆN MINH (TP.HCM)

18.  ÐẠI ÐỨC THÍCH NHỰT QUẢ (Long An)

19.  ÐẠI ÐỨC THÍCH MINH LỰC (TP.HCM)

20. NI SƯ THÍCH DIỆU MINH (PHÁP)

21.  NI SƯ THÍCH ÐÀM LAN (Hà Nội)

22.  SƯ CÔ THÍCH NỮ CHÚC HUỆ (TP.HCM)

23.  SƯ CÔ THÍCH NỮ HUỆ NGỌC (Ðồng Nai)

24.  GIÁO SƯ MINH CHI (TP.HCM)

25.  NHÀ GIÁO LÊ TÚY HOA (TP.HCM)

26.  CƯ SĨ QUẢNG TIẾN (TP.HCM)

27.  CƯ SĨ TÂM QUANG (Bình Thuận)

28.  CƯ SĨ DANH SOL (Kiên Giang)

29.  CƯ SĨ GIÁC TUỆ (Khánh Hòa)

30. CƯ SĨ THANH NGUYÊN (TP.HCM)

31.  CƯ SĨ VẠNG ANH VIỆT (TP.HCM)

32. CƯ SĨ TÔ VĂN THIỆN (TP.HCM)

 

 

  --- o0o ---

[ Mục Lục ]  [ Phần tiếp theo ] [Tập I]

  --- o0o ---

 

 Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-02-2003

 

Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở  về Trang Nhân Vật PGVN

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com