Tiếng nói của mẹ

Như Nguyện
dịch

 

Một ngày tháng 6 năm 2005, tôi đang ngồi soạn bài một mình dưới ánh đèn hiu hắt, bổng nhiên tiếng chuông điện thoại vang lên một cách gấp gáp. Tôi nhấc máy alô mấy tiếng, thì đầu bên kia mới truyền lại một giọng nói của đứa bé gái sợ sệt và yếu ớt “ có phải mẹ đó không?  Mẹ ơi”.

E rằng làm đứa bé kinh sợ, tôi hỏi rất nhỏ nhẹ “Con tìm ai”?

Tôi nghe rõ một giọng nói vô cùng bi thương nhưng rất bất khuất hàm chứa một khát vọng, “Con tìm mẹ, có phải mẹ không vậy”?.

Tôi hiểu, đây là một đứa trẻ đang tìm mẹ, tôi cố ý kéo dài gọng nói : “ con là...” ?

Đứa trẻ như rất gấp không thể chờ đợi được, nó sợ tôi gác máy nên tiếng nói đã lớn hẳn lên “Con là An An đây”!

 Tôi lấy tư cách của người mẹ hỏi: “ An An con đang ở đâu vậy”. Tôi nghe từ bên kia tiếng híc híc, tiếng khóc đứa bé lớn dần. Tôi cũng lớn giọng hỏi: “ con ngoan, có chuyện gì nhanh nói cho mẹ biết, con đang ở đâu?

Thì đầu bên kia truyền lại một âm thanh của tiếng khóc thút thít : “ Mẹ, con ở nhà có một mình, con rất sợ, con chưa an cơm và Ba thì chưa về, con đã làm bài tập xong, con rất biết nghe lời. Mẹ! sao mẹ vẫn chưa về nhà? Ba nói: mẹ đã đi một nơi rất xa, khi nào con khôn lớn và hiểu chuyện mẹ sẽ về. Mẹ! Bây giờ con đã khôn lớn rồi, các môn học của con đều đứng đầu lớp, sao mẹ lại chưa chịu về” ?

Tim tôi như thắt lại, nhưng giọng của đứa trẻ làm cho tôi sa vào một cảm giác hoang mang và buồn rười rượi, tôi nhìn ra cửa sổ cái màng cửa cứ dường như nặng trịch và dùn xuống một cách sâu lắng. Tôi không biết nên kết thúc cuộc nói chuyện này như thế nào? Chỉ nhớ tôi lấy tình thương của một người mẹ nói với bé: “ con yêu, nếu con sợ, nếu con nhớ mẹ, thì cừ gọi điện cho mẹ, con nhớ nhé, mẹ lúc nào cũng nhớ con”.

Đứa trẻ rất vui nói với tôi, con đã tìm hết quyển danh bạ điện thọai mới tìm ra tên mẹ và tra được số điện thoại” và con bé rất đắc ý nói tiếp: “ mẹ, mẹ rất là khó tìm, có một lần con gọi và người bắt máy là một bà cụ nên con lập tức gác máy, có lần khác người bắt máy lại là một người chú, con nói con muốn tìm mẹ thì người đó đã quát la con rất là hung dữ, con hoảng hốt tí nữa là khóc lên, nhưng con không sợ. Con đã gọi 9 lần mới gặp được mẹ, con vui lắm”

Tôi thật là không nghe nỗi nữa, không biết đứa bé này gặp cảnh ngộ thế nào? Bao nhiêu tuổi, học lớp mấy, nhà ở đâu. Nhưng tôi không dám hỏi, đã là mẹ sao không biết mọi việc của con gái, nếu hỏi con be sẽ nghi ngờ.

Từ hôm đó về sau, mấy ngày liên tiếp chuông điện thoại reng la tôi đi bắt máy. Rồi dần dần tôi cũng biết đuợc hòan cảnh cửa đứa bé. Nó học lớp 2 trường tiểu học Vũ Xương, cùng tuổi với con gái tôi. Mỗi ngày đón xe bus khoảng 1 tiếng đồng hồ để đến trường, trưa thì mua 1 hộp cơm nhỏ để ăn, ba thường về nhà rất trễ. Con bé là học sinh giỏi toán nhất của lớp. Tôi còn biết tên của bé là Hoàng Oanh, thường gọi là An An, nó hát rất hay, những lúc gọi điện cho tôi nó thường hát cho tôi nghe một bài hát mới.

Tháng 7, trường đã cho nghỉ hè, cả nhà tôi đi du lịch ở Bắc Kinh 1 tháng, tối hôm đi du lịch về chuông điện thoại vang lên, tôi vừa nhấc máy thì nghe giọng của An An rất ấm ức nói rằng ngày nào nó cũng gọi điện cho tôi nhưng không có người bắt máy. Con bé hỏi tôi: “mẹ! Mẹ đi đâu, trường ghỉ hè, bạn bè con đều được ba mẹ dẫn đi chơi. Còn con thì chỉ ở nhà có một mình, cho đến người nói chuyện củng không có, thật là cô độc. Mẹ con rất muốn mẹ dẫn con đi chơi, bạn bè con đều đi xem chiếc cầu lớn của sông Trừơng Giang, nói là rất đẹp, chỉ có con là không được ai dẫn đi cả”.

Lòng tôi cứ run lên, và đứng im lặng, thật tội cho con bé, chẳng lẻ tôi nói, tôi mất bận dẫn con gái đi Bắc Kinh rồi.

Tôi bắt đầu bịa đặt nói dối: “nghỉ hè này mẹ bận đi công tác nước ngoài, sau này nếu có thời gian nhất định sẽ đưa con đi tất cả những nơi mà con muốn đi”

Thi giữa học kỳ xong không lâu An An lai gọi địên đến báo cáo tất cả thành tích của nó, con bé nói: ngữ văn đạt 99 điểm, đứng nhất lớp. Đứng thứ nhì là Diệp Lệ Lệ, 98 điểm, mẹ bạn ấy tặng bạn ấy một hộp socola lớn. Ngồi cùng bàn của con là Trương Hoa Đình chỉ được 72 điểm bị ba đánh một trận sưng đỏ cả mông.

Tôi hỏi: ba tặng con món quà gì? Tiếng điện thoại bổng im thim thiếp, một hồi lâu con bé mới nói: “ từ xưa đến nay ba không đói hoài gì đến con cả, có mấy lần cô giáo muốn phụ huynh ký vào vở bài tập, nhưng ba về quá trễ nên con đã giả chữ ký và cô giáo biết được và phê vào vở con là: “con là một học sinh nói dối, không thành thật”. Mẹ, sau này con không dám nữa. Mẹ! Khi nào mẹ mới trở về nhà, mẹ về là có người ký tên cho con rồi”.

Nước mắt tôi cứ trào ra không thể ngăn lại được, nhỏ nhẹ nói: “ An An! ngoan nào, cố gắng học tốt, đợi mẹ trở về, nhất định sẽ cho con rất nhiều chocolate và ký vào vở cho con. Và nếu thành tích không tốt mẹ cũng sẽ đánh đòn con đó”. Bên kia là một giọng cười vui vẻ và kế tiếp là một âm thanh nhỏ nhẹ nhưng ngọt ngào “mẹ, bye bye”.

Hai tuần sau, An An lại gọi điện đến, cũng một giọng nói rất hào hứng “ mẹ, lần này thi môn toán chỉ được 72 điểm, mẹ mau về đánh đòn con đi”. Tôi rất kinh ngạc bởi niềm vui đó, tôi hiểu rõ nổi khổ tâm của An An, vì muốn được mẹ trừng phạt đánh đòn, vì muốn có một giấc mơ ấm áp tình thương mà đã làm nên “hành động oanh liệt” sao mà bi tráng tự nhiên, tôi nghiêm khắt phê bình An An, trách nó sao cứ làm tôi lo lắng về việc học của nó. Tôi lại thêm một lần nói dối, tôi nói: “ mẹ sắp đi công tác nứoc ngoài rồi, không có thời gian đến thăm con. Con bé khóc ré lên, khóc một cách uất ức. Con bé sụt sùi nói “con sai rồi, con đã nói dối. Thật ra con rất muốn được 79 điểm thôi, nhưng cũng vẫn 97 điểm. Vì con muốn gặp mặt mẹ một lần nên mới nói dối như vậy, con xin cam đoan sau này con sẽ không để mẹ lo nữa”.

5 ngày liên tiếp tôi cứ đợi điện thọai An An ,  vào lúc 2 giờ khuya ngày thứ 6, điện thoại lại vang lên một cách khẩn gấp, bên kia là giọng của một người đàn ông chần chừ và ngần ngại “ xin lỗi, tôi là ba của An An, con bé bị bệnh, sốt cao, lại cứ nói nhẩm, muốn gọi điện thoại cho mẹ. Tôi biết như vậy hơi liều, chúng ta không quen nhau, nhưng tôi không biết vì sao An An lại cứ nhớ rỏ số điện thoại của Cô, con bé còn nói: còn mấy ngày nữa là đến ngày13 tháng11 là sinh nhật của nó, nó mong muốn được gặp mặt mẹ một lần . Trái tim tôi đột nhiên như co lại: “ An An thế nào rồi, hảy nói rỏ cho tôi biết. Hoàn cảnh của anh chị như thế nào? Tại sao mẹ của An An không ở chung”?

Tiếng điện thoại bên kia như nhỏ dần: “ xin cô đừng quá lo, An An chỉ bị viêm phổi, hiện tại khá nhiều rồi, hoàn cảnh chúng tôi sau này tôi sẽ nói rõ, chỉ xin lổi con bé thôi”

Tôi nói “ thôi đừng nói nữa , cho con bé nghe điện thoại đi “ mẹ!!!!!!!!!!! mẹ...” một âm thanh như chờ đợi đã lâu, như làm nghiền nát tim tôi. “ mẹ, con bị bệnh đang nằm ở bệnh viện, mấy bạn khác đều có mẹ mà chích thuốc còn khóc, con rất kiên cường, chỉ có nhớ và muốn mẹ đến cùng con. Mẹ! Mẹ có thể đến thăm con được không”?

Cổ họng tôi dường như nghẹn lại, một hồi lâu tôi nói lắp bắp được 1 câu “ con gái! Cô...mẹ nhất định sẹ đến thăm con” . Tôi quyết định vào ngày sinh nhật An An sẽ mua thật nhiều quà đến tặng con bé.

Vào buổi chiều ngày 13 tháng 11 tôi mua 1 hộp chocolate và cột lên một cái nơ rất xinh và viết lên đó “ chúc con gái yêu của mẹ sinh nhật thật vui”. Tôi đến trường tiểu học An An tìm cô giáo tìm cô giáo Trương Ngọc Hà, nói rõ việc tôi tìm đến, cũng có nói những cuộc điện thoại kỳ duyên của tôi và An An, cả văn phòng im phăng phắc.

Cô Hà nói “ Hòang Oanh là học sinh mà cô thương nhất. Con bé học rất tốt lại rất hiểu chuyện , nhưng bất hạnh nỗi năm 2 tuổi cha mẹ đã ly hôn. Hoàn cảnh con bé làm cho người người xót xa, cha đứa bé thì tinh thần sa sút, nhậu nhặt. Cho dù mấy lần họp phụ huynh đều không thấy người đến họp. Hòang Oanh hoàn toàn dựa vào sức học tập của chính mình, không có ai chỉ dẫn con bé, nó tự giác học tập, thật là một đứa trẻ hiếm có”.

Cô Hà cầm quyển vở bài tập đưa cho tôi nói “ đây là một tác phẩm văn chương tuyệt tác có tựa đề là “Mẹ tôi” viết rằng:“ Tôi chưa gặp mặt mẹ tôi, ba nói mẹ đi đến một nơi rất xa và rất xa. Nhưng tôi thương gọi điện thoại và nghe được tiếng nói của mẹ, âm thanh của mẹ rất ngọt, tôi nghĩ mẹ của tôi rất xinh. Mẹ nói mẹ sẽ từ một nơi rất xa về thăm tôi, mẹ còn nói tôi là đứa trẻ biết chuyện nhất trên đời. Tôi còn có một nguyện vọng, nguyện vọng này chỉ nói với cô Hà đó là “ một ngày nào đó mẹ sẽ về ký tên lên tất cả những quyễn vỡ bài tập của tôi và có thể nhìn thấy tôi ở đoàn biểu diễn nghệ thuật. Mẹ nhất định sẽ rất vui”, đọc đến đây , ánh mắt tôi lờ mờ và nhòa đi trong dòng lệ.

Tôi nói với cô Hà : “ nhờ cô tìm tất cả vở bài tập của An An để tôi ký vào”. Và viết một lời bình sau bài văn đó: “ con gái! Bài con viết rất hay, mẹ xem mà lệ lòng cứ từng giọt từng giọt rơi xuống. Con yêu, con nên tin tưởng, từng giây từng phút mẹ luôn ở bên cạnh con. Ngày sinh nhật con, mẹ tặng con họp chocolate, đây là món quà khích lệ lớn nhất với con. Sinh nhật năm sau, mẹ nhất định sẽ đến bên cạnh con”

Tôi không biết, tôi làm như vậy có thể an ủi An An được tí nào không, nhưng tôi tự hứa với lòng mình những ngày sau này tôi sẽ cố gắng đem tất cả tình thương của người mẹ làm cho từng giọt từng giọt thấm ngầm vào tâm linh của con trẻ.

Như Nguyện dịch  theo jiawengongshang

 

 

Lá thư
lần thứ 72 của mẹ

Một ngày sinh nhật lần thứ 20 của Tiểu Phương, trong không khí tràn ngập sự yêu thương với những lời chúc mừng của ông bà. Ngược lại trong lòng Tiểu Phương cứ thấp thỏm không yên chờ đợi người đưa thư của bưu điện. Cũng như những ngày sinh nhật trước của mỗi năm, từ Mỹ mẹ Phương đều gửi thư về chúc mừng Phương sinh nhật vui vẻ. Trong ký ức của Phương, lúc Phương còn rất nhỏ, mẹ đã một mình sang Mỹ lập nghiệp, Ông bà nói với Phương như vậy. Trong ấn tượng mơ hồ về mẹ còn sót lại trong là mẹ Phương thường ôm Phương vào lòng với đôi tay dịu dàng và nhìn Phương  với ánh mắt từ ái, đó là hình ảnh Phương trân trọng giữ mãi trong lòng. Và hồi ức này cứ thường xuất hiện trong giấc mộng của Phương.

Nhưng mà những ký ức này trong Phương cũng dần phai mờ, trong Phương luôn mâu thuẫn một khát vọng lẫn hờn trách. Phương không thể giải thích được vì sao mẹ lại nhẫn tâm bỏ em một mình để đến một nơi rất xa. Trong nhận thức của Phương, mẹ là người thất bại trong hôn nhân bỏ rơi con như thế là người không có trách nhiệm. Lúc nhỏ cứ mỗi lần nhớ mẹ, Phương thường nhờ ông bà dẫn đi Mỹ tìm mẹ. Nhưng ông bà luôn ràng rụa nứoc mắt nói: “mẹ cháu ở Mỹ rất bận công việc làm ăn, mẹ rất nhớ cháu và cũng rất khổ tâm vì không ở cùng cháu, cháu thông cảm cho nỗi khổ của mẹ cháu, nhất định một ngày nào đó cháu sẽ hiểu rõ”.

Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây. Trong sấp thư dày cợm, lấy ra một bức đã ngã màu vàng, đó là bức thư mẹ gửi khi Phương tròn 6 tuổi đang đi học mẩu giáo: “ vào mẫu giáo, chắc có rất nhiều bạn nhỏ nô đùa cùng con, con cố gắng sống tốt với bạn bè, và chú ý quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng”. Một bức thư khác mẹ gửi khi Phương 16 tuổi thi lúc thi tốt nghiệp phổ thông: “ thi lần này con chỉ cần cố gắng là được, phát triễn sau này còn phải dựa vào thực tài thực học, mới có thể cạnh tranh được với cuộc đời”. Trong bức thư này nét viết rất đẹp, để lộ ra tình thường vô tận của mẹ. Còn hơn cả trăm ngàn ngôn ngữ, viết không tận nói không cùng. Một số thư khác là quá trình trưởng thành Phương lúc muời mấy tuổi, trên tinh thần chuẩn tắc xử sự giữa cuộc đời Phương thấy mình và mẹ như hòa tan vào nhau. Vô số những hồi ức về mẹ thời quá khứ lại hiện về,  Phương chỉ biết ôm hộp thư mà khóc. “ mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Mẹ có hiểu nỗi những hiêu quạnh của con và những ký ức về mẹ không? thậm chí không để lại số điện thoại và địa chỉ, trời đất bao la con biết tìm đâu ra mẹ.”?

Cuối cùng thì người đưa thư cũng mang đến bức thư thứ 72 của mẹ, cũng như những lần trước, Tiểu Phương sốt ruột gấp gáp mở bức thư. Ông thì lo lắng đứng sau lưng Phương, dường như đóan biết trước được sự tình sảy ra, với tin tức đáng sợ như thế nào? Bức thư này cũ và vàng hơn những thư trước. Phương nhìn lướt qua bên ngoài phong bì, rất ngạc nhiên và cảm thấy không vừa ý, nét chữ của mẹ trên phong thư có vẽ như không nắn nót gì cả, mà lại còn nhạt nhòa nữa chứ: “ Tiểu Phương! Thông cảm cho mẹ, mẹ không thể về dự và chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 quan trọng nhất của con. Thật sự, mỗi lần sinh nhật của con mẹ đều rất muốn về. Nhưng, nếu để con biết, lúc con lên 3 mẹ bị ung thư đường ruột mà qua đời, thì con sẽ hiểu và thông cảm vì sao mà mẹ không thể về chung sống cùng con và chúc mừng con mỗi khi sinh nhật đến”.

“thông cảm cho người mẹ đáng thương của con nhé! Ngay lúc mà mẹ biết mình sắp lìa đời, thì lúc đó mẹ nhìn thấy đôi môi con mấp máy nói không thành lời “ mẹ..., mẹ!!!!!!” sau đó nếp vào lòng mẹ vui đùa thật là dể thương. Mẹ cảm thấy rất hận chính mình vì sao không thể nhìn thấy đứa con duy nhất của mẹ lớn dần thành người theo năm tháng, đó là tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mẹ”.

“ mẹ không sợ chết, nhưng nghĩ đến thân phận của người mẹ, mẹ có trách nhiệm này, đó cũng là khát vọng của bản năng. Điều đáng buồn nhất là mẹ đã không có cơ hội làm tròn thiên chức của người mẹ. Vì thế, một vài ngày cuối cùng trước khi kết thúc thân mạng, mẹ tưởng tượng ra những sự việc có thể xảy ra trong qua trình trưởng thành của cuộc đời con. Lấy tinh thần và sức lực này, thức suốt ngày đêm, nuớc mắt tuông trào viết liên tục 72 bức thư và nhờ người cậu bên Mỹ, chiếu theo những ngày quan trọng nhất của con mà gửi về để thổ lộ và mong mỏi những nguyện vọng trong tâm tư của mẹ. Tuy mẹ đã hồn về chín suối, nhưng những lá thư này là mối quan hệ tinh thần vĩnh viễn duy nhất trong lúc này của mẹ con chúng ta”.

“lúc đó, nhìn con tinh nghịch vui đùa, viết xong bức thư này, thì những cơn đau lại ập đến. Tiểu Phương, con còn chưa biết được thân mạng người mẹ yêu của con chỉ còn khoảng mấy ngày, và cũng không biết được những bức thư này là nét bút cuối cùng của mẹ viết cho 17 năm sắp đến trong cuộc đời của con. Con có biết là mẹ yêu con dường nào không, mẹ không đành để con cô độc lại một mình. Bây giờ mẹ chỉ dùng một tia sức lực cuối cùng này, tưởng tượng hình dáng thướt tha dịu dàng khi con tròn 20 tuổi, mẹ không thể viết được nữa, nhưng mà tình thương mẹ dành cho con là siêu việt sanh tử, mãi mãi và vĩnh viễn”.

Xem đến đây, Phương không cầm lòng được, trong lòng dâng trào kinh ngạc và xúc động, ôm chầm ông bà khóc thảm thiết. Lá thư Phương cầm trên tay rơi xuống, tấm hình cũ nhạt kẹp trong lá thư theo chiều gió chao nghiên bay xuống đất. Trong tấm hình, là hình dáng mẹ nở một nụ cười tiều tụy nhưng hiền hòa lặng lẻ nhìn Phương chứa chan tình cảm, một sấp thư như muốn bay lượn trong tay mẹ. Phía sau tấm hình là nét chữ phai mờ của mẹ viết “ năm 1988, Tiểu Phương sinh nhật vui vẻ”.

Tác giả Lâm Lập Danh, Như Nguyện dịch.

 

Tiếng đóng cửa
của đứa con hiếu thảo

Tôi mới chuyển nhà đến một nơi ở mới không bao lâu, và cứ mỗi ngày vào lúc trời gần sáng ở lầu trên vang ra tiếng đóng cửa rất mạnh, và kế tiếp là âm thanh của một tràng tiếng chân bước đi ting ting tang tang. Những ngày kế tiếp, tiếng đóng cửa cũng đúng giờ vang lên, tôi không thể nào chịu nỗi, chẳng lẻ phải lên lầu để tranh luận. Mẹ tôi khuyên “ chúng ta mới chuyển đến, con làm như vậy có thể hơi thiếu suy nghĩ, và dể làm mất lòng hàng xóm. Tôi suy nghĩ hòai và hỏi ý kiến mẹ “như vậy thì chúng ta đi tìm trưởng dân phố, xin cô ấy giúp thử được không”? mẹ tôi đồng ý.

Sau khi cô trưởng dân phố nghe chúng tôi trình bày xong, thì khuyên nhủ và an ủi tôi rằng: “ chị cố gắng chịu đựng tiếng đóng cửa của gia đình bất hạnh đó một thời gian. Nữa măm trước, người cha bị tai nạn xe qua đời; người mẹ bị ung thư, nằm dài trên dường không đi lại được. Tôi đóan, tiếng đóng cửa đó là cửa đứa trẻ, nghĩ lại cũng thật là đáng thương, xin chị khoang dung cho”!

Đúng như thế, đứa trẻ khỏang 16,17 tuổi, trông thật thông minh. Tôi tự nhủ “ cố chịu đựng thôi”. Mấy ngày sau tiếng đóng cửa cũng vẫn cứ như vậy, và cuối cùng rồi tôi cũng lên gỏ cửa căn hộ nọ, và đúng như vậy đứa trẻ đó ra mở cửa, nó rất hốt hỏang  run cầm cập xin lỗi tôi: “ Dì ! cháu xin lỗi, sau này cháu sẽ cố gắng cẩn thận......”

Tối hôm sau, tôi vừa thiu thiu an giấc thì tiếng đóng cửa quen thuộc đó lại vang lên đập mạnh vào tai nghe chát chúa, mẹ tôi an ủi nói “ nhẫn đi con, có lẻ thằng bé đã thành thói quen, từ từ rồi nó sẽ sữa đổi”

 Mấy ngày kế tiếp, đúng như lời mẹ nói, tiếng đóng cửa đó biến mất. Tôi nằm trên dường nín thở lắng tai nghe, và tiếng chân mấy ngày trước cũng nhỏ đi nhiều, bứớc chân đi nhè nhẹ xem ra rất là cẩn thận, “ mẹ ! mẹ nói thật đúng” câu nói tôi vừa thốt ra, hai mắt mẹ bỗng nhiên ngấn lệ, bà ngẹn ngào nói “ mẹ của thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, mấy ngày qua thằng bé ban ngày đi học, ban đêm đến quán ăn chạy bàn, nó đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa bệnh cho mẹ, nhưng bà ấy cũng qua đời...... ”

Rồi một ngày buổi tối, bất ngờ tôi gặp cậu bé ấy ở cầu thang của dãy lầu, nó cúi thấp đầu đau buồn bước đến gần tôi nói : “ Dì! Có lẻ dì mất ngủ nhiều rồi, những ngày trước làm ảnh hưởng giấc ngủ của dì, thật là có lỗi”. Một lát sau, cậu bé nói như run lên: “ kỳ thật, tiếng đóng cửa mạnh như vậy là do cháu cố ý, mẹ cháu mỗi ngày mỗi yếu dần, nói không được, khả năng nghe cũng mỗi ngày lại kém, cháu đóng cửa mạnh là muốn để mẹ cháu biết được con mình đã về mà yêm tâm đi vào giấc ngũ, sau này không còn nữa rồi......”

Cậu bé nói gì?????? Tôi như không nghe được nữa, lệ từ hai khóe mắt tôi cứ tuông trào ra........

Như Nguyện dịch theo zhongguofojiaowang

 

 

---o0o---
Vi tính: Tịnh Tuệ

Cập nhật: 01-08-2009


Webmaster:quangduchomepage@gmail.com

Trở về Trang Mục Lục

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ:
quangduchomepage@gmail.com
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544