Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

Phật Học Cơ Bản


..... ...

.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO CẤP PHẬT HỌC VIỆT NAM
TP.HCM - Khóa III (1993 – 1997)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 

 NGŨ UẨN THEO QUAN ĐIỂM SINH LÝ HỌC

VÀ DUY THỨC HỌC

Giáo Sư hướng dẫn: TT Thích Trí Quảng
Ni Sinh: Thích Nữ Huệ Liên
Thế danh:
Nguyễn Thị Bích Loan

---o0o---

 


MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

 

I. PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

 

I.1. Dẫn nhập

I.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu

 

II. PHẦN II: NGŨ UẨN THEO SINH LÝ HỌC VÀ DUY THỨC HỌC

 

II.1. Định nghĩa Ngũ uẩn

II.2 Sinh Lý Học

 

II.2.1. Định nghĩa

II.2.2. Lịch sử phát triển

II.2.3. Đặc điểm cơ thể sống

II.2.4. Ngũ uẩn theo sinh lý học     

II.2.4.1. Sắc: gồm các cơ quan nội tạng - tế bào, máu, tim, mạch, hô hấp, tiêu hóa, thận, sinh dục, cơ xương

II.2.4.2. Thọ: các cơ quan cảm giác - thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác

II.2.4.3. Tưởng: hệ thần kinh cao cấp, hệ thần kinh thực vật

II.2.4.4. Hành: chuyển hóa năng lượng, sự điều nhiệt, hệ nội tiết

II.2.4.5. Thức: hệ thần kinh trung ương

 

II.3. Duy thức học:

 

II.3.1.   Định nghĩa

II.3.2.   Lịch sử truyền thừa và điển tịch

II.3.3. Ngũ uẩn theo Duy Thức

II.3.3.1. Thức năng biến thứ nhất

II.3.3.2. Thức năng biến thứ hai

II.3.3.3. Thức năng biến thứ ba

II.3.3.4. Tam lượng: hình thái nhận thức

II.3.3.5. Tam cảnh: đối tượng nhận thức

II.3.3.6. Tam tự tánh

II.3.3.7. Chuyển bát thức thành tứ trí

II.3.4. Đánh giá ưu - khuyết điểm

II.3.5. Sự giao thoa của hai khoa học

 

III. PHẦN TỔNG KẾT: TRÌNH BÀY MỘT ĐƯỜNG LỐI MỚI CHO HÀNH TRÌNH TỰ ĐỘ - ĐỘ THA 

 

  

 

Lời nói đầu

 Mang thân làm kiếp con người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi từ vô thỉ đến nay, đếm sao hết những bộ cốt hài gửi lại cõi Ta Bà này. Trực nhận điều ấy, có ai không thao thức tìm con đường giải thoát chân chính đề phá tan vô minh, tìm cho được chủ nhân đích thực của luân hồi dấu mặt trong xác thân này. Thể nghiệm, ứng dụng hành trì Phật pháp vào cuộc sống để thăng hoa đạo đức cho tự thân và tha nhân, là tâm nguyện người xuất gia đã thôi thúc con nghiên cứu đề tài này.

 Bốn năm tham học dưới mái trường Cao Cấp Phật Học, được Chư Tôn Thạc Đức tận tụy truyền dạy thể hiện qua thân giáo, khẩu giáo, đã giúp con trưởng thành hơn, chính chắn hơn trong tư duy. Tuy nghiên đề tài Ngũ Uẫn là giáo lý căn bản, nền móng cho lộ trình tu tập, không ít khó khăn cho quá trình thể nghiệm, biên khảo. Nhưng với sự khích lệ của Giáo sư hướng dẫn, Thượng Tọa Tiến Sĩ Thích Trí Quảng - Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung Ương, con đã vượt qua được trở ngại này.

 Hoàn thành luận văn này, con trân trọng tri ân Thượng Tọa Giáo Sư hướng dẫn, Chư tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa thân Giáo sư đã tận tình chỉ dạy suốt thời gian học tập tại quí trường. Chân thành tri ân Bổn Sư Thượng Tọa Thích Thiện Minh, người đánh thức con ra khỏi mê đồ để thành Phật tử và biết cách sống an lạc. Chân thành tri ân Thượng Tọa Thích Minh Tiếp, người tạo thiện duyên cho con học hỏi giáo lý. Cảm ơn Sư cô Diệu Thiện cùng quý vị nam nữ cư sĩ đã hổ trợ cho tập luận này.

 Sau cùng, trân trọng tri ân tác giả những tác phẩm đã cung cấp tư liệu. Xin hồi hướng công đức đến khắp pháp giới chúng sanh sớm quay về bờ giác.

  Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

  

PHẦN MỘT

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

I.1. DẪN NHẬP:

 Ngũ uẩn là giáo lý căn bản trong hệ thống giáo lý của Đức Phật, là cơ sở hình thành nhãn sinh quan, thế giới quan, giải thoát quan Phật giáo. Nghiên cứu Ngũ uẩn là đề tài được quan tâm tìm hiểu và tu tập. Đức Phật thành Phật do Ngài phát hiện và thể nghiệm chân lý từ thân hữu lậu Ngũ Uẩn này nên giáo lý của Ngài thể hiện tính nhân bản đặc sắc. Thân là địa ngục cũng là nơi thăng hoa trí tuệ con người. Chuyển hữu lậu Ngũ Uẩn thành vô lậu Ngũ uẩn là niềm hoài bảo hàng đầu của Phật tử.

 Nhận thấy sinh lý học là khoa học nghiên cứu tâm pháp hết sức tinh mật, thâm áo – còn được gọi là tâm lý học Phật giáo – nhưng khá sơ lược khi mô tả cấu trúc và điều tiết cơ thể. Chính vì quá cao thâm khiến kẻ sơ cơ khó lĩnh hội, nên tệ này làm mai một khoa tâm lý Phật giáo vậy.

 I.2 MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Bốn năm tu học dưới sự giảng dạy của chư tôn, bằng vốn kiến thức nông cạn, người viết ước mong phối hợp, bổ sung mặt mạnh yếu của hai khoa để đưa ra cách nhìn về con người tương đối phù hợp theo quan điểm của thời đại, góp phần giúp ai chỉ quen tư duy logic có được phương cách tốt bước vào tòa lâu đài kỳ vĩ của Phật pháp được hình thành trên 2000 năm. Đồng thời giúp chư vị chưa ai rõ cơ thể học làm quen với khoa học mang mục đích cứu người này. Đề tài rất rộng mà khả năng có giới hạn, chỉ xin đi vào những phạm vi sau:

 -         Định nghĩa Ngũ Uẩn

-         Ngũ uẩn theo sinh lý học

-         Ngũ uẩn theo Duy Thức học

-         Ưu khuyết điểm và sự giao thoa

-         Một đường lối cho sự tu tập.

 Đối với bậc thiện tri thức, luận văn này sơ lược hình thức, yếu kém nội dung, lố bịch phương pháp tư duy, ấu trỉ trong nhận xét, nông cạn về phê phán...nhưng nó là bước đầu thể hiện trung tính trung thực khả năng tu tập và lãnh hội của kẻ hậu học chập chững bước vào Không môn. Đây là tiền đề, nền móng, phương hướng cho lộ trình nghiên cứu Phật lý suốt đời. Tuy kém chính xác trong nhận định nhưng không thể sai lầm trong nhận thức: Ngũ uẩn là một hiện hữu duyên sinh, chịu một quá trình tổng hợp và phân hủy, không phải là một thực thể thường hằng bất biến, thời gian làm học Tăng, ai cũng mang hoài bảo cao đẹp để thăng hoa cuộc sống, để tri ân và báo ân nhưng thực tế bao giờ cũng khắc nghiệt, chỉ cần hoàn thành một nữa ước mơ sẽ không là gánh nặng của xã hội. Mong rằng nổ lực của người viết mang lại chút gì hữu ích cho bậc tri âm và cho những ai thường đặt câu hỏi: Con người là ai? Con người từ đâu đến? Con người tồn tại hay không tồn tại...

 

 PHẦN II

 NGŨ UẨN THEO SINH LÝ HỌC VÀ DUY THỨC HỌC

 II.1. ĐỊNH NGHĨA NGŨ UẨN:

 Đức Phật ra đời vì một mục đích: “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”. Ngài không trả lời những câu hỏi về siêu hình, chỉ đặt vấn đề đưa con người thoát biển khổ làm chính. Chỉ vì si mê, chấp ngã, tham đắm, ái dục, không nhận chân được sự thật là vô thường duyên sinh, vạn vật không tồn tại độc lập, mà phải phụ thuộc nhau: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Con người là tổ hợp duyên sinh, hình thành từ tứ đại, hiện hữu bởi hai yếu tố sinh lý và tâm lý. Theo thuật ngữ Phật giáo đó là ngũ uẩn, gồm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc thuộc sắc pháp – sinh lý - thọ tưởng, hành thức thuộc tâm pháp – tâm lý. Do tâm sinh lý tạo nên thân Ngũ uẩn tức con người.

 Trong kinh tạng Nikàya, Ngũ uẩn (panca-khandà), Trung Hoa phiên âm là kiền độ, cũng gọi là Ngũ ấm, Ngũ chúng, Ngũ thủ uẩn. Đức Phật định nghĩa: “Phàm sắc, thọ, tưởng, hành, thức, cái gì thuộc quá khứ, hiện tại, vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần... đây gọi là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Do nhân bốn đại, do duyên bốn đại được gọi là sắc uẩn. Do nhân xúc do duyên xúc được gọi là thọ uẩn. Do nhân xúc do duyên xúc được gọi là tưởng uẩn. Do nhân xúc, do duyên xúc được gọi là hành uẩn. Do nhân danh sắc, do duyên danh sắc được gọi là thức uẩn. (Kinh Tương Ưng III, trang 121)

  • Sắc uẩn (Rùpa): tứ đại và tứ đại sở tạo tác. Tứ đại là đất, nước, gió, lủa. Tứ đại sở tạo sắc là sắc do bốn đại làm ra.

  • Tưởng uẩn (Samjña): sự tưởng tượng, tư duy về hình dáng sự vật sau tác dụng của căn đối với cảnh.

  • Hành uẩn (Samkàra): mối quan hệ tác dụng của tâm và tâm bất tương ưng, khởi ra các hành động thiện ác.

  • Thức uẩn (Vijñana): tác dụng của tinh thần để nhận thức và phân biệt trang thái tâm đối với cảnh.

Như vậy, Ngũ uẩn là cơ sở để giải thích sự tồn tại của chúng sinh. Theo Phật giáo “Các pháp đều do duyên sinh”. Nhân duyên của Phật giáo rất gần với học thuyết tiến hóa của khoa học nhất là sinh lý học, một khoa học chuyên nghiên cứu cấu trúc con người.

II.2. SINH LÝ HỌC:

 II.2.1. Định nghĩa:

 Danh từ Physiologie nguyên gốc Hy Lạp. Lúc đầu Physiologie mang nghaĩ rộng là nghiên cứu thiên nhiên. Sau nghĩa được thu hẹp là khoa họci nghiên cứu các hiện tượng sống. Do đó, dịch physiologie là sinh lý học.

 Sinh lý học là khoa học nghiên cứu về chức năng, hoạt động các cơ quan của cơ thể, tìm hiểu sự liên quan của các hoạt động, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Tìm ra những qui luật hoạt động chung của cơ thể và của riêng từng cơ quan. Tìm ra cơ chế lý hóa của các hoạt động của cơ th3ê dựa trên quan niệm cơ bản: cơ thể là một khối thống nhất và thống nhất với môi trường sống.

 II.2.1. Lịch sử phát triển:

 Thời cổ xưa: thời ký giải thích hiện tượng dựa vài huyền bí, cho cơ thể hoạt động nhờ linh hồn được thượng đế ban cho. Hippocate (thế kỷ V trước CN), Galien (thế kỷ II) đều cho rằng nhờ hoạt khí giúp cơ thể hoạt động và điều khiển tâm linh.

 Giai đoạn khoa học tự nhiên từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XX Servet tìm ra tuần hoàn phổi; William Harvey phát hiện đại tuần hoàn; Boe de Silvius tìm ra hô hấp và tiêu hóa hoạt động nhờ men; Lavosier chứng minh hô hấp là quá trình thiêu đốt; Malpighi với dòng điện sinh học trong cơ thể; Magendie xác định xung động thần kinh; Pavlov nghiên cứu hoạt động phản xạ và hoạt động thần kinh cao cấp.

 Thời đại sinh học phân tử: năm 1962 Watson, Crick, Wilius tìm ra cấu trúc AND; năm 1965 Jacob, Monod, Lwoff tìm thấy cấu trúc ARN; năm 1968 Nirenberg, Holley, Khorana tìm ra được mã di truyền. Ở kỷ nguyên sinh lý học phân tử đã đi sâu nghiên cứu tế bào đến mức độ phân tử, làm sáng tỏ chức năng các cơ quan trong cơ thể, nghiên cứu mật mã sự sống, cấu trúc gen, tổng hợp gen, tìm ra nguyên nhân một số bệnh bẩm sinh do rối loạn mã di truyền; năm 1972 Shin và Carraway phân biệt enzyme màng tế bào; năm 1973 L.Robert và B.Robert đưa ra mô hình tế bào; năm 1975 leway và Geschwind tìm ra sự bất đối xứng về chức năng của hai bán cầu đại não; năm 1981 Haigler tìm ra chất moradrenalin truyền xung động cảm giác đau bởi enzyme màng tế bào; năm 1985 Brown và Golstein phát hiện cholesterol và bệnh sơ vữa động mạch.

 II.2.3. Đặc điểm cơ thể sống:

 Khả năng chuyển hóa: gồm quá trình thu nhập vật chất thành chất dinh dượng để cơ thể tồn tại, phát triển và biến vật chất thu nhập thành năng lượng để cơ thể hoạt động. Đồng hóa - dị hóa là hai mặt thống nhất của quá trình chuyển hóa. Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết.

 Khả năng hưng phấn và ức chế của tế bào, cơ quan chuyển đổi trạng thái khi bị kích thích. Khả năng tồn tại nòi giống nằm trong chương trình của cơ thể sống do mã di truyền quyết định. Khả năng thích nghi của tế bào, cơ quan hay một phần cơ thể khi điều kiện sống thay đổi. Khả năng cơ thể sinh sản, phát triển, trưởng thành, giả cỗi, chết.

 Cơ thể sống là một chỉnh thể mà các cơ quan ảnh hưởng qua lại, hoạt động theo quy luật riêng nhưng phải tuân theo quy luật chung toàn cơ thể. Muốn có sự thích ứng toàn vẹn phải có một cơ thể toàn vẹn. Đáp ứng một cơ quan là đáp ứng toàn cơ thể. Cơ thể hoa động thành một khối thống nhất và thống nhất với môi trường sống nhờ hai hệ thống điều hoà chức năng là: hệ thống thể dịch và hệ thống thần kinh bổ sung nhau.

 II.2.4. Ngũ uẩn theo sinh lý học:

 Sinh lý học khám phá sự tổ hợp cơ thể con người do các nguyên tố cấu thnàh, từ hợp chất vô cơ và hữu cơ tạo nên tế bào, nhiều tế bào tạo thành cơ quan, cơ quan tạo thành hệ, nhiều hệ hợp thành con người. Chương trình tổ hợp được mạ hóa trong gen, là yếu tố di truyền của con người.

 II.2.4.1. Sắc: các cơ quan nội tạng 

 A.     Sinh lý tế bào: đơn vị cấu tạo cơ bản của con người là tế bào. Các tế bào được biệt hóa thành từng hệ: hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, thần kinh, nội tiết. Hoạt động của tế bào mỗi hệ khác nhau ở đặc điểm riêng nhưng giống nhau ở cấu tạo màng tế bào và các bào quan.

 1.      Màng tế bào: màng sinh học được cấu tạo bởi liquid và protid. Mỗi phân tử liqid có phần điện tan trong nước, phần không tích điện không tan. Hai loại này xếp thành hai lớp với đầu ưa nước hướng ra ngoài. Protid có nhiệm vụ cấu tạo tế bào, vận chuyển điện tử qua màng, tiếp nhận chất dẫn truyền thần kinh, hormone là chất xúc tác làm thay đổi sinh lý tế bào. Màng ngăn cácht ế bào với môi trường, duy trì chức phận quan trọng của mỗi thành phần trong tế b ào, là nơi trao đổi thông tin, tạo xung động để cơ thể kích thích hay ức chế.

 2.      Các bào quan: nằm bên trong tế bào. Ty thể: chứa men để oxy hóa chất dinh dưỡng, tạo năng lượng cho cơ thể. Tiêu thể: chứa men phá hủy hầu hết thành phần tế bào nếu không có màng ngăn cách, tiêu hóa các chất ngoại sinh như vi khuẩn hay các chất lạ xâm nhập tế bào. Nhân: chứa nhiểm sắc thể là khuôn mẫu tổng hộp ARN để tổng hợp protein cho cơ thể theo chương trình mã hóa trong ADN tức gen di truyền. Ngoài ra còn có sợi siêu vi, ống siêu vi giúp tế bào cử động. Trung thể, màng lưới nội bào và bộ golgi – nơi chứa chất cặn bã.

B. Sinh lý máu: chiếm 7-0% trọng lượng cơ thể, chứa hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương. Giữ chức năng vận chyển O2, CO2 trao đổi giữa phế nang và các tổ chức, mang chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào thực hiện phản ứng oxy hóa, chuyển cặn bã từ tế bào đến cơ quan bài tiết, bảo vệ cơ thể tránh vi trùng xâm nhập, điều hòa hoạt động cơ thể, nhiệt độ, tạo cân bằng kiềm toan, giữ nước trong mao quản, làm đông máu khi có vết thương, tan máu khi bị huyết khối.

C. Hệ tim mạch: tim là khối cơ rổng, nặng khoảng 300gr. Ngoài có màng bao, trong có tâm thất, tâm nhỉ, thông nhau bởi van tim. Nút dẫn nhịp tạo chu chuyển và phát xung tim. Trong 24 giờ, co bóp 10.000lần, bơm đẩy 1.000 lít máu. Cấu tạo bổi tế bào sợi nối kết như mạng lưới và hoạt động như một lớp bào dưới tác động của hệ thần kinh thữ vật. vỏ não, hormone, sự hô hấp, nồng độ ìon trong máu, nhiệt độ. Tim tự thay đổi sợ cơ tim để tăng giảm sức chứa máu trong lúc co bóp. Tim chuyển máu đến tế bào và ngược lại nhờ hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. Huyết áp cơ thể tăng giảm do tính đàn hồi của mạch.

D. Hệ hô hấp: mục đích của hô hấp là đưa khí O2 đến tế bào đốt các chất dinh dưỡng để lấy năng lượng và CO2 sinh ra trong phản ứng được đưa ra ngoài tránh cơ thể bị nhiểm độc. Hệ thống gồm lồng ngực, màng phổi, đường dẫn khí, tiểu phế quản, ống phế nang, phế nan. Phế nang là đơn vị chức năng của phổi, được mao mạch phổi bao bọc như mạng lưới, có khoảng 300x106 phế nang. Máu đen mang CO2 từ tĩnh mạch đổ vào tâm thất phải, theo động mạch phổi đến mao mạch phổi bao quanh phế nang để trao đổi khí O2 trở thành máu đỏ theo tỉnh mạch phổi về tâm nhỉ trái, đổ vào động mạch, mao mạch đến tế bào đế tiếp tục thực hiện phản ứng oxy hóa. Quá trình có sự tác động của các chất hóa học và dây thần kinh cảm giác số 8 và số 10.

E. Hệ tiêu hóa: một ống bắt đầu từ miệng và tận cùng ở hậu môn gọi là ống tiêu hóa, ống chia ra làm 5 đoạn: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Một số tuyến lớn nằm ngoài ống như tuyến nước bọt, gan, mật, tuyến tụy đổi dịch tiết vào ống giúp tiêu hóa thức ăn. Hệ có chức năng chính là cung cấp nước, chất điện giải, chất dinh dưỡng. Thức ăn được nghiền trộn với men tiêu hóa trong nước bọt, theo ống dạ dày. Tại đây thức ăn chịu tác động của dịch tiết biến từ chất có cấu trúc phức tạp thành chất đơn giản hấp thu qua nhung mao thành ruột non và đưa vào máu, phần cặn bã đến tận cùng ống. Hoạt động này chịu tác động của đìện thế màng tế bào và các chất hóa học trong cơ thể.

F. Sinh lý thận: cơ quan bài xuất cặn bã chuyển hóa, đào thải chất độc, điều hòa lượng nước và nồng độ chất điện giải trong huyết tương, giữ cân bằng kiềm toan... của cơ thể. Hai quả thận chứa 2.400.000 đơn vị thận. Mỗi đơn vị có khả năng lọc như một quả thận nhỏ. Gồm năm phần: quản cầu thận, ống thận gần, quai Henlé, ống thận xa, ống góp. Quá trình xảy ra như sau: khi máu chảy vào mao quản cầu thận, những chất cực nhỏ qua màng lọc, túy thuộc lượng máu tới thận kích thích thần kinh trực giao cảm, áp huyết, áp suất thủy tĩnh, nồng độ protein huyết tương làm gia tăng thẩm thấu, diện tích mao mạch... ảnh hưởng độ lọc; sau đó đưa vào ống góp và bài xuất ra ngoài. Mỗi ngày lọc 180 lít nhưng bài tiết khoảng 1.5 lít do có sự tái hấp thu suốt quá trình dịch lọc chảy qua các ống.

G. Hệ sinh dục: giới tính được quyết định bởi những chất hóa học. Chất này được tổng hợp theo khuôn mẫu gen đã mã hóa theo phân tử ADN nằm trên nhiẽm sắcd thể giới tính thứ 21 (nhiễm sắc thể X, Y). Nam: do hormone Androgen (Testosterone), Estrogen (lượng nhỏ), Inhibin. Nữ: hormone Estrogen, progesteron, xelaxin, Inhibin. Lượng Estrogen và progesteron lớn qui định tính chất phái nữ và hình dạng đặc trưng.

H. Hệ cơ-xương: cấu tạo bởi nhiều sợi và tơ cơ. Hầu hết cơ bắt đầu và chấn dứt trong gân cơ với các sợi xếp song song giữa các đầu gân. Mỗi sợi đều là một tế bào nhiều nhân, dài, hình trụ do các protein co thắt cấu tạo. Sự co thắt do ion Ca2+ trên màng tế bào cơ và nguồn năng lượng từ chất dinh dưỡng cung cấp. Xương là bộ khung để chống đỡ và chịu lực toàn cơ thể. Có 2 loại tế bào; tế bào sinh khoáng chất như calci, phospho, manhê... Từ 1-25 tuổi tế bào sinh xương cao hơn tế bào hủy xương, 25-30 tuổi cân bằng, trên 40 tuổi thì ngược lại.

II.2.4.2. Thọ: gồm năm giác quan 

A.     Thị giác (nhãn cầu): gồm 3 hệ thống 

1.      Hệ thống cảm nhận ánh sáng: màng mắt (củng mạc, mạch mạc, võng mạc).

2.      Hệ thống thấu kính hội tụ ánh sáng trên võng mạc; thủy tinh thể, thủy dịch, dịch kinh (dịch giữa thủy tinh và võng mạc).

3.      Hệ thống thần kinh dẫn truyền xung động từ tế bào nhận cảm giác đến não gồm các dây thần kinh thị giác và tế bào nhận cảm ánh sáng. 

Hình ảnh hội tụ trên võng mạc và tia sáng đến kích thích làm thay đổi điện thế tế bào nhận cảm ánh sáng. Các xung động từ võng mạc truyền đến não cho cảm giác, thĩ giác. Như vậy, mắt biến đổi năng lượng quan phổ thành diện thế động cho thần kinh thị giác và cho cảm thụ thị giác.

B.     Thính giác (nhĩ căn): cơ quan cảm nhận âm thanh và điều chỉnh thăng bằng cơ thể. Có 3 phần:

1.      Tai ngoài: nơi tiếp nhận các làn sóng âm thanh.

2.      Tai giữa: nơi màng nhĩ căn thẳng tạo điều kiện dẫn truyền sóng âm.

3.      Tai trong: có màng mê đạo cách ngăn ngoại dịch - nội dịch để kích thích thần kinh thính giác.

Từ ngoài vào trong, tai được cấu tạo bởi tế bào vòm tế bào lông, tế bào nhận cảm. Sóng âm dận truyền đến tế bào lông làm thay đổi điện thế màng tế bào, kết hợp vời dịch ta trong làm thay đổi tính thấm của Na+, K+ gây điện thế động. Xung động được truyền đến não bộ. Tế bào thần kinh đặc biệt cho tần số âm thanh và nhận thức về mức độ âm thanh đó.

C.     Khứu giác (tỷ căn): niêm mạc khứu giác chứa tế bào nhận cảm khứu giác, tổng cộng 10-20 triệu tế bào. Mỗi tế bào là một neuron thần kinh. Niêm mạc phủ chất nhầy chứa protein giuíp vận chuyển phân tử mùi đến tế bào khứu giác, kích thích Na+, K+ gây điện thế cảm thụ, phát sinh xung động điện, dòng điện theo sợi thần kinh đến vỏ não. Tế bào khứu giác và mùi ví như khóa và chìa, đúng mã tạo cảm giác dễ chịu, nếu không cho cảm giác khó chịu. Con người phân biệt được 2.000-4.000 mùi, khứu giác phái nữ nhạy hơn phái nam.

D.     Vị giác (thiệt căn): chồi vị giác do 4 tế bào tạo thành. Mỗi chồi có 50 sợi thần kinh. Khoảng 10.000 chồi được phân bổ tại các gai lưỡi, màn hầu, sụn nấp thanh quản. Tất cả sợi thần kinh đều tập trung về 3 đường thần kinh vị giác chính: dây thần kinh số 5, 9, 10 tất cả tập hợp tại hành tủy. Tế bào thần kinh vị giác từ hành tủy đến đồi thị, vỏ não, bốn vị căn bản là ngọt chua đắng mặn. Mặn và chua gây khử cực tế bào vì có Na+, H+, đắng và ngọt bám màng tế bào làm phóng thích Ca+, K+ vị còn kích thích cảm giác đau, mùi hương, độ đặc lỏng và nhiệt độ.

E.      Xúc giác (Thân căn):

1.      Cảm giác ngoài da: do cảm thụ quan có ở da, quanh mang lông, mô dưới da, luôn luôn thích ứng với tình trạng kích thích. Xúc giác dẫn truyền theo hai đường: đường xúc giác thô sơ và đường xúc giác tinh tế.

2.      Cảm giác sâu (cảm giác bản thể): cảm thụ quan bản thể hiện diện trong và chung quanh khớp, dây chằng, thoi cơ, da. Từ đây cảm giác được tổng hợp lên vả não để cho cảm giác nhận thức vị trí cơ thể trong không gian.

3.      Cảm giác nhiệt: cảm thụ nóng thuộc ngưỡng 30oC – 45oC, cảm thụ lạnh 10oC – 30oC. Cảm thụ quan là nh74ng đầu thần kinh đáp ứng nhiệt theo khả năng mô dưới da, không theo khuynh độ nhiệt qua da. Dưới 10oC – 45oC xảy ra tổn thương mô và gây ra cảm giác đau, thần kinh đi đến vỏ não.

4.      Cảm giác nội tạng: cảm thụ quan đau là những đầu thần kinh có mặt khắp các mô. Đường dẫn truyền nằm trong bó tủy đồi thị đến rảnh sau tâm. Lúc đầu đau nhanh, nhói, khu trú, sau đau âm ỉ, nhiều và lan tỏa. Càng xa não sự phân biệt càng rõ. Có 2 loại thần kinh dẫn truyển cảm giác đau nhanh và chậm. Khi kích thích bằng điện, cơ hóa nhiệt... làm phóng thích chất hóa học trung gian gây đau, tác động lên cảm thụ quan và dây thần kinh. Sự nghẽn máu, viêm, phản xạ co rơ...

 

II.2.4.3. Tưởng: thần kinh cao cấp

Biểu hiện hoạt động thần kinh cao cấp là tâm lý, tinh thần, tư tưởng, tư duy, tình cảm... Như vậy, hoạt động cao cấp của hệ thần kinh là hoạt động tinh thần của con người do sự phối hợp hai loại phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Phản xạ thành lập trong quá trình sinh sống, tập luyện dựa trên điều kiện sẵn có hay trong điều kiện đặc biệt. Do tác dụng lập lại các kích thích làm biến đổi cấu trúc tế bào thần kinh não. Kết quả là điểm tiếp hợp giữa hai tế bào thần kinh (Xinap) trở nên hưng phấn, giúp sự dẫn truyền tín hiệu được dễ dàng. Sự tập hợp chất trung gian đến mức tối đa, làm tăng cưởng protid, tăng sội tơ thần kinh, tăng lượng ion... đều giúp cho phản xạ thuận lợi.

Hoạt động thần kinh có yếu tố nằm trong tế bào chất của tế bào thần kinh. Kinh nghiệm học được trong cuộc sống mã hóa trong phân tử ARN. Sau đó mã này đượ diễn lại dưới dạng tập tính thích ứng - sự nhớ lại – khi có điều kiện tương ứng. Nghiên cứu thành phần hóa học trong tế bào thần kinh vùng não liên quan quá trình thành lập phản xạ, thấy lượng ARN nhiều hơn các tế bào thuộc vùng não khác. Vậy ARN là chất trung gian giữa luồng thông tin truyền vào và tế bào thần kinh. Đó là cơ chất trung gian giữ thông tin dưới dạng protid được gọi là “Khuôn trí nhớ” và có khả năng di truyền (trong cùng dòng họ có thiên hướng về một khoa học, mỹ thuật... đặc trưng).

Sự hoạt động của thần kinh cao cấp tùy thuộc vào hai quá trình cô bản là hưng phấn -ức chế và một số qui luật tương quan: cường độ kích thích mạnh thì cường độ đáp ứng mạnh. Nhưng nếu quá ngưỡng hoặc dưới ngưỡng sẽ không đáp ứng do gâ ức chế vượt giới hạn. qui luật khuếch tán: khi hưng phấn hay ức chế tại một điểm trên vỏ não sẽ có xu hướng lan tỏa đến nhưng điểm xung quanh và càng xa càng yếu dần. Qui luật tập trung: sau khi khuếch tán thì chuyển sang tập trung trở lại điểm xuất phát. Qui luật cảm ứng: trên vỏ não, một điểm hưng phấn sẽ gây ức chế những điểm chung qunh và ngược lại. Một điểm ở thời gian này thuộc trạng thái hưng phấn thì thời gian tiếp theo ở trạng thái ức chế. Qui luật phân tích và tổng họp ở vỏ não tức khả năng phân chia một kích thích có bản chất phức tạp thành những yếu tố đơn giản. Sau đó kết luận, tổng hợp tìm ra ý nghĩa sinh học để điều khiển cơ thể đáp ứng. Trong vỏ não, có vô số điểm hưng phấn và ức chế xen kẽ, chuyển đổi nhau theo nhịp điệu khác nhau làm cho võ nảo như bức tranh nhiều màu và luôn thay đổi. Qui luật định hình hay thói quen: nếu kích thích có điều kiện theo thứ tự, một trình tự thời gian nhất định, phản xạ sẽ xảy ra hàng loạt theo trình tự như trong vỏ não có bản định hình vậy. Cứ mỗi kích thích là một tín hiệu. Tín hiệu cụ thể như sờ, nghe, thấy, nếm... chung cho người và động vật. Tín hiệu trừu tượng như ngôn ngữ, chữ viết, tư duy... đặc trưng cho người.

Ngôn ngữ là kích thích có điều kiện. Hiểu nội dung, ý nghĩa ngôn ngữ là thành lập phản xạ có điều kiện. Đó là sản phẩm của hoạt động tế bào vỏ não hay tư duy là sản phẩm của hoạt động vỏ não. Tư duy cảm tính dựa trên tính hiệu cụ thể cho cảm giác, tri giác, tri thức. Tư duy lý tính dựa trên tín hiệu trừu tượng cho khái niệm, quan niệm, quan điểm.

 

II.2.4.4. Hành

Có thể ví như cổ máy tinh vi và tự động, dù thức hay ngủ vẫn hoạt động không ngừng. Vận động thô sơ hay vận động vi tế đều giúp cho cơ thể năng động và duy trì sự sống.

A.     Chuyển hóa năng lượng: sự biến đổi năng lượng trong cơ thể từ dạng nọ sang dạng kia. Cơ thể không tự sinh ra năng lượng, phải lấy từ hóa năng của thức ăn chuyển hóa thành các dạng năng lượng cần thiết cho sự sống.

1.      Chuyển hóa đường: đường hấp thu từ ruột vào máu, có 3 dạng: glucose, fructose, galactose. Chủ yếu là glucose theo tĩnh mạch cửa vào gan rất cần cho sự sống của mô nhất là não. Đường dùng để xây dựng cơ thể, có trong tế bào, sụn, gân, cơ, tạo ADN, ARN tạo sữa mẹ... từ đường đa phân tử thủy phân thành đơn phân tử, đi vào các chu trình phân hủy, chuỗi hô hấp để cho sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và năng lượng.

2.      Chuyển hóa đạm: protein được thủy phân thành acid amin rồi tái tổng hợp liên tục ở niêm mạc ruột trong thời kỳ tăng trưởng, quá trình sinh tổng hợp vượt quá trình phân hủy. Cơ thể cần chất đạm, nếu thiếu ser4 bị bệnh mà chết. Ở người phải có đủ 8 loại acid amin thì cân bằng đạm mới duy trì. Phản ứng chuyển hóa acid amin và phản ứng oxy hóa - khử amin là hai phương trình chuyển hóa đạm trong cơ thể.

3.      Chuyển hóa chất béo: lipid cấu trúc màng tế bào, dự trữ ở mô mỏ và kho mở, cung cấp nhiệt lượng để điều hòa nhiệt độ. Khi đó mở ở kho bị động viên nhưng ở cấu trúc vẫn được duy trì. Lipid gắn với chất chuyên chở lưu hành trong máu để cung cấp đến cơ quan. Khi oxy hóa chất béo cho năng lượng rất lớn.

B.     Sự điều nhiệt: điều nhiệt là giữ cho thân nhiệt dao động một khoảng  rất hẹp trong điều kiện nhiệt độ môi trường dao động rất lớn. Trong cơ thể nhiệt lượng sinh ra do sự co cơ, đồng hóa thức ăn, các chuyển hóa tuần hoàn hô hấp... nhiệt lượng mất đi do quá trình truyền nhiệt, bức xạ, bốc hơi qua hô hấp, da... sự thăng bằng giữa hai quá trình sẽ quyết định thân nhiệt. Vận tốc các phản ứng hóa học trong cơ thể và hoạt động của hệ thống men tùy thuộc vào thân nhiệt. Thân nhiệt ổn định ở mức 36oC – 37oC. Khi mất quân bình nhiệt, cơ thể tự động điều chỉnh nhiệt độ.

C.     Hệ nội tiết: thể hiện sự duy trì nội môi, bảo đảm cho các môi trường tốt nhất cho các hoạt động chuyển hóa tại tế bào. Đáp ứng của cơ thể đối với những trường hợp khẩn cấp như nhịn đói, nhiễm trùng, chấn thương, stress tâm lý. Hệ nội tiết gồm các tuyến tiết ra dịch được đổ thẳng vào máu: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận, tủy thượng thận, tuyến tụy. Tế bào các tuyển sản xuất hormone, được máu chuyên chở đến tế bào để điều hòa quá trình chuyển hóa. Khi chức năng của cơ quan thực hiện quá mức sẽ sản xuất chất hóa học gây tác động ngược làm tuyến nội tiết giảm tiết hormone. Tác dụng của hormone này tùy thuộc vào sự hiện diện của hormone giúp quân bình cơ thể.

II.2.4.5. Thức: hệ thần kinh trung ương, thần kinh thực vật

Hệ thần kinh trung ương mang đặc điểm, tính chất vô cùng phức tạp trong cấu tạo và chức năng. Hệ tiếp nhận hàng triệu triệu mã (bits) thông tin từ các cơ quan cảm giác ở các bộ phận trên toàn cơ thể, đưa vào hệ thần kinh theo đường dẫn truyền từ vùng nhận cảm giác thô sơ ở tủy sống đến cấu trúc lưới của hành tủy, cầu não, não giữa, tiểu não, đồi thị, vỏ não. Sau đó tích hợp các thông tin lại để định ra đáp ứng cho cơ thể dựa trên cấu trúc thông tin dẫn truyền tín hiệu.

Chức năng chính của hệ là xử lý thông tin đi vào sao cho có một đáp ứng thích hợp được đưa ra. Thực sự có 99% thông tin bị võ não bỏ đi vì không quan trọng. Có những cảm giác tác dụng vào nhưng ta không nhận thức vì bận lưu ý đến cảm giác khác. Khi một thông tin được chọn sẽ đi vào vùng vận động thích hợp của não để tạo đáp ứng gọi là chức năng tích hợp. Một phần nhỏ tạo đáp ứng vận động ngay, phần lớn được tích trữ để điều khiển vận động trong tương lai và dùng cho quá trình suy nghĩ. Phần tích trữ nằm trong vỏ não gọi là quá trình tạo trí nhớ hay quá trình lưu trữ thông tin.

Cơ chế tạo trí nhờ tùy thuộc sự kinh động của xinap (nơi tiếp hợp của hai tế bào thần kinh). Khi tín hiệu cảm giác đưa vào hoặc tín hiệu tự phát sinh trong não băng qua chuỗi xinap sẽ được trữ ở hệ thần kinh để trở thành cơ chế xử lý thông tin. Quá trình tư duy của não so sánh những cảm giác mới với trí nhớ cũng giúp chọn lựa và lưu trữ thông tin. Như thế khi có tín hiệu băng qua lần sau, xinap sẽ dẩn chuyển dễ dàng và gâ đáp ứng hiện thời của cơ thể đối với loại tín hiệu ấy. Xinap có thể tiết ra chất hóa học gọi là chất dẫn truyền thần kinh hoặc tạo điện thế động tại màng tế bào thần kinh giúp đáp ứng kích thích, ức chế hay xử lý thông tin.

Hệ thần kinh thực vật: từ trung khu là chất xám tủy sống đi theo các sợi đến các hạch tại mỗi cơ quan để tạo tất cả đáp ứng của cơ thể đối với môi trường trong – ngoài khi bị kích thích hay ức chế. Mỗi cơ quan tồn tại hệ giao cảm và đối giao cảm hoạt động liên tục. Mức độ cân bằng của hoạt động được gọi là trương lực giao cảm và đối giao cảm của hệ thần kinh. Phần lớn hệ giao cảm cho đáp ứng kích thích làm tăng trương lực, nhưng có những cơ quan tác dụng ngược lại. Dây thần kinh tận cùng của hệ giao cảm tiết norepinephrine, hệ đối giao cảm tiết acetylcholin. Những hormone này tác động lên các cơ qua khác nhau gây hiệu quả giao cảm hoặc đối giao cảm, là chất dẫn truyền của hệ thần kinh thực vật.

Như vậy, sinh lý học được trình bày chứng tỏ sự nghiên cứu tỷ mỉ về cơ thể con người có thể giải đáp những cấu trúc, cấu tạo sắc pháp. Nghiên cứu công phu về mặt tâm pháp là thành quả to lớn của Duy Thức học.

II.3. DUY THỨC HỌC

Giáo pháp do Phật thuyết giảng có ba thời: Có, Không, và Trung Đạo. Có là đề cập đến Uẩn, Xứ, Giới; Không nghĩa là Không Uẩn, không Xứ, Không Giới; Trung đạo nghĩa là chẳng phải Có chẳng phải Không. Thời thứ nhất dùng Pháp phá Ngã; thời thứ hai dùng Không phá Pháp; thời thứ ba phá cả Ngã-Pháp. Tùy căn cơ trình độ Đức Phật diễn n1i giáo pháp hơn 49 năm không ngoài mục đích: phá Ngã chấp, Pháp chấp để thành Phật. Duy Thức học là giáo pháp thuộc thời thứ ba không ngoài mục đích cao thượng này.

II.3.1. Định nghĩa:

Tiếng phạn Màtratà nghĩa là Duy, Vijñapti nghĩa là Thức. Duy là duy nhất, riêng biệt; Thức là hiểu biết, phân biệt. Ngoài Thức ra không một pháp nào có thật nên gọi là Duy Thức.

Duy Thức học là một danh số phức hợp, nếu chia gọn thành ba yếu tố, chia rộng thành tám yếu tố:

·        Ba yếu tố:

 

1.      Sơ năng biến: thức thứ 8

2.      Nhị năng biến: thức thứ 7

3.      Tam năng biến: sáu thức trước.

 

·        Tám yếu tố:

 

1.      Nhãn thức

2.      Nhĩ thức

3.      Tỷ thức

4.      Thiệt thức

5.      Thân thức

6.      Ý thức

7.      Mạt-na thức

8.      A-lại-da thức.

 

·        Duy Thức học là môn khảo sát vạn pháp trong vũ trụ nên thường chia thành năm nhóm:

 

1.      Tâm pháp

2.      Tâm sở hữu pháp

3.      Sắc pháp

4.      Tâm bất tương ứng hành pháp

5.      Vô vi pháp

Bốn nhóm trước thuộc về sự, nhóm sau thuộc về lý hay bản thể của các pháp. Thức cũng chính là Tâm, theo tinh thần của kinh nhấn mạnh nghĩa tập khởi tạo tác, nên gọi là Duy tâm. Theo tinh thần của luận nhấn mạnh nghĩa hiểu biết phân biệt, nên gọi là Duy Thức. Nghĩa của kinh bao gồm cả Nhân-Quả, nghĩa của luận chỉ giới hạn ở nguyên nhân.

II.3.2. Lịch sử truyền thừa:

  1. Sự hình thành Duy Thức pháp tướng ở Ấn Độ:

Đức Phật là người đầu tiên trình bày lý Duy Thức trong các kinh. Đứng về mặt hệ thống hóa, triển khai tập thành thì sau khi Đức Phật diệt độ khoảng 900 năm, Duy Thức pháp tướng tông ra đời do công huân của Bồ Tát Di Lặc, Vô Trước, Thế Thân là những luận sư cự phách của Duy Thức Tông.

Tiền thân của Duy Thức là tông Du già (Yogacara). Tông này đặt cơ sở giáo nghĩa trên bộ Du già sư địa luận do Bồ Tát Di Lặc đích thân trình bày và Bồ Tát Vô Trước thọ giáo vào cuối thế kỷ thứ IV. Theo truyền thuyết, Đại sư Vô Trước vì muốn thông hiểu pháp Không quán của Đại Thừa đã vận dụng thần thông lên cung trời Đâu Suất thỉnh giáo Bồ Tát Di Lặc. Nhưng các học giả về sau cho rằng những bộ luận đều do ngài Vô Trước trước tác từ sự tổng hợp học thuyết các bậc tiền bối rồi gán cho Di Lặc hoặc luận sư Di Lặc là nhân vật lịch sử đã sáng tác và ngài Vô Trước sao chép lại. Ngài Vô Trước tập thành bộ Du già sư địa luận gồm 100 quyển, 15 địa và thành lập Du già tông chuyên giảng dạy pháp quán hạnh. Ngài truyền lại cho em là Bồ Tát Thế Thân đã bỏ Tiểu Thừa sang Đại Thừa. Bồ Tát Thế Thân hệ thống hóa các yếu điểm lý Duy Thức trong luận Du già thành hệ tư tưởng. Học lý Duy Thức được hình thành và thay thế hẳn tông Du già.

Về sau, luận sư Hộ Pháp (TK VI) là đệ tử của Bồ Tát Thế Thân; Luận sư Giới Hiền (TK VI, VII) là đệ tử ngài Hộ Pháp đã xiển dương giáo nghĩa Duy Thức tại Ấn Độ.

  1. Sự hình thành Duy Thức pháp tướng ở Trung Hoa:

Trước khi Pháp tướng tông hình thành do ngài Huyền Trang (602-664) khởi xướng thì đã có tông Nhiếp Luận (Samparigrana) lấy bộ Nhiếp Luận làm cơ sỏ giáo lý tư tưởng. Ngài Huyền Trang nhập Trúc cầu pháp, tu học 17 năm tại Ấn Độ và tham học Duy Thức với luận sư Giới Hiền. Khi về nước Ngài thuyết giảng và truyền bà tư tưởng qua bộ Thành Duy Thức Luận (vijñappatimatra) đệ tử là ngài Khuy Cơ tập thành bộ luận Duy Thức thuật ký.

Như vậy, tông Pháp Tướng đã thay thế tông Nhiếp Luận vào đầu TK VII. Sau Khuy Cơ có ngài Viên Trắc (613-696), Huệ Chiểu (651-714), Trí Chu (668-723) truyền bá tư tưởng Duy Thức cho đến thời đại Thái Hư Đại Sư cận đại Trung Hoa Dân Quốc giữa TK XX(1919).

C. Sự truyền thừa ở Việt Nam:

Theo truyền sử Phật giáo ở Việt Nam, tông Duy Thức không được thành lập nhưng tư tưởng Duy Thức manh nha được từ khi Phật giáo du nhập vào và được các bậc Cao Tăng Thạc Đức dùng dạy cho đệ tử. Như Thiền Sư Thường Chiếu chủ trương sự tu học chứng ngộ cần căn cứ trên nền tâm học vững vàng mới thành tựu được. Biết rõ tâm tức thấy sự liên hệ giữa chủ thể và khách thể, tức Duy Thức học.

Thế kỷ XX, Ngài Huyền Cơ khởi xướng học lý Duy Thức, xem như sánh vai với các ngài Thế Thân, Huyền Trang, Khuy Cơ. Hòa Thượng Thích Trí Độ, một học giả uyên bác, lỗi lạc về Phật Pháp, Ngài dịch bộ Lăng Nghiêm và bộ Thành Duy Thức. Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Giáo sư Thạc Đức, Hòa Thượng Thích Từ Thông, Thượng Tọa Thích Thiện Nhơn, Thượng Tọa Thích Nguyên Ngôn... đã xiển dương giáo lý Duy Thức.

 

D. Điển Tịch: gồm 6 bộ kinh và 11 bộ luận.

  • Kinh:

1.      Hoa Nghiêm Kinh

2.      Giả Thâm Mật Kinh

3.      Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm Kinh

4.      Đại Thừa A-Tỳ-Đạt Ma Kinh

5.      Lăng Già Kinh

6.      Hậu Nghiêm Kinh

 

  • Luận:

 

1.      Du Già Sư Địa Luận, Bồ Tát Di Lặc giảng, Huyền Trang dịch

2.      Hiển Dương Thành Giáo Luận, Vô Trước  tạo, Huyền Trang dịch

3.      Đại Thừa Trang Nghiêm Luận, Thế Thân tạo

4.      Tập Lượng Luận, Trần Na tạo, Chân Đế dịch

5.      Nhiếp Đại Thừa Luận, Vô Trước tạo, Huyền Trang dịch

6.      Thập Địa Kinh Luận, Thế Thân tạo, Bồ đề Lưu Chi dịch

7.      Phân Biệt Du Già Luận, Bồ Tát Di Lặc tạo, chưa đến Trung Quốc

8.      Quán Sở Duyên Duyên Luận, Trần Na tạo, Huyền Trang dịch

9.      Duy Thức Nhị Thập Luận, Thế Thân tạo, Huyền Trang dịch

10.   Biện Trung Biên Luận, Bồ Tát Di Lặc tạo, Huyền Trang dịch

11.   A-Tỳ-Đạt Ma Tập Luận, Vô Trước tạo, Huyền Trang dịch.

 

II.3.3. Ngũ Uẩn theo Duy Thức Học:

Thức là sự phân biệt, sự hiểu, sự lĩnh hội... là tâm hay ý thức. Khi dùng những từ này người ta hay có khuynh hướng nghĩa rằng thức là chủ thể nhận thức, chủ thể tư duy. Theo Duy Thức, thức bao hàm chủ thể và đối tượng nhận thức: nhận thức cái gì? Phải có chủ thể và đối tượng mới hình thành nghĩa Thức. Đây là điều căn bản của Duy Thức học. Nghiên cứu Duy Thức phải thấy rằng, luận sư bắt đầu bằng sự phân tích cách thức sử dụng khái niệm và ngôn từ nhưng đến tận cùng biên giới của thế giới hiện tượng thì tận lực đả phá và triệt tiêu hoàn toàn mọi phân tích, khái niệm, ngôn từ để mở đường hiển lộ chân đế tức thực tính vạn pháp, bản thể chân thực của thức tức chân như.

Như vậy, Thức gồm 2 phần: Sở phân biệt là cảnh vật như: núi, sông, ruộng, vườn... Năng phân biệt là tác dụng phân biệt, nhận thức cảnh vật. Sở phân biệt hay Năng phân biệt cũng đều là thức, tất cả sự vật do Thức biến hiện không thực có, vì mê lầm nên chấp Ngã – Pháp. Chấp Ngã vì cho rằng thân mạng hữu tình có quyền tự chủ, tự tạo, sai khiến, sắp xếp mọi công việc. Chấp Pháp vì tin rằng Thật (bản chất), Đức (hình dáng), Nghiệp (công dụng) là có thực. Trong kinh nói Ngã – Pháp vì muốn chúng sanh hiểu nên giả danh như thế, kỳ thực không chấp Ngã – Pháp như thế gian.

II.3.3.1. Thức năng biến thứ nhất:

·        A-lại-da: Trung Quốc gọi là Tàng, Thức này có thể chứa tất cả pháp như kho tàng, gọi là tàng thức. Tàng thức không có giới hạn. Năng Tàng: thể tính chứa chủng tử các pháp. Sở Tàng; chổ chứa chủng tử. Ngã ái chấp Tàng; bị Thức thứ hai chấp làm Ngã.

·        Dị Thục thức: dị thời nhi thục, dị loại nhi thục, biến dị nhi thục.

·        Nhất thế chủng thức: các Pháp hiện hành trong thế gian và xuất thế gian đều có chủng tử. Chủng tử là nhân, hiện hành là quả.

Đó là tên gọi của Tự Tướng, Quả Tướng, Nhơn Tướng của A-lại-da là bản chất hiện hữu của sinh mệnh và môi trường, trong đó sinh mệnh tồn tại. Tác dụng A-lại-da là năng trì và năng biến tức khả năng duy trì căn thân và khả năng phát hiện hiện tượng từ chủng tử thành hiện hành. Sự phát hiện theo lý nhân duyên và nghiệp báo. Như vậy, sinh mệnh và sinh hoạt của sinh mệnh là những pháp hiện của A-lại-da theo tổng thể giá trị của nghiệp báo đã qua. Phải có căn thân, khí thế gian, Thức mới duy trì và bảo tồn sự hiện hữu của sinh mệnh và thế giới. Trong đó, thế giới A-lại-da là thế giới tánh cảnh, là tương phần của A-lại-da, là đối tượng sở duyên cho kiến phần dựa trên nguyên tắc tự biến và cọng biến để pháp hiện sinh mệnh và duy trì chủng tử, thân thể, giác quan, môi trường vật lý bằng hiện hành. Từ vô thỉ đến nay thức này vẫn hằng chuyển biến, mỗi niệm, mỗi sanh diệt tương tục, không gián đoạn, hằng chuyển nên chẳng đoạn diệt, liên kết biến chuyển không diệt nên không thường. Vì có hai mặt Nhiễm - Tịnh nên khi đạt quả vị A-La-Hán mới xả bỏ được danh xưng A-lại-da (Nhiễm) còn nguyên vẹn phần thanh tịnh tức Đại Viên Cảnh Trí.

A-lại-da là chủ nhân ông của các thức, là nền tảng của mọi thức vì những thức này chỉ phát hiện sau khi A-lại-da đã được an lập.

II.3.3.2 Thức năng biến thứ hai:

Tiếng Phạn là Mạt-na, Trung Quốc dịch là Ý, nhưng không phải là ý thức (thức thứ sáu), vì tính tư lương nỗi bật của nó. Năm thức trước đều có chỗ y cứ, bên ngoài thấy được nên gọi là sắc căn, còn căn cứ của ý thức không có cơ sở rõ ràng và dùng thức thứ bảy là căn cứ nên gọi là tâm căn hay căn của thức thứ sáu. Ý thức và Mạt-na đều có tính tư lương nhưng Mạt-na chỉ tư lương A-lại-da lấy đó làm tự ngã mà không tư lương pháp khác. Còn ý thức thì tư lương tất cả pháp trong – ngoài. Do chấp A-lại-da làm ngã nên có bốn món phiền não tương ứng: Ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái. đều do chấp ngã sinh ra. Chừng nào ngã chấp này còn hiện hữu, dù hình thái chủng tử hay hiện hành, chừng ấy A-lại-da vẫn còn là nạn nhân của luân hồi sinh tử. Đối tượng của Mạt-na là kiếp phần của A-lại-da, lấy A-lại-da làm chổ sở y, rồi cho đó là Ngã. Theo Duy Thức học, đấy là nguồn gốc của sự lầm lẫn trong nhận thức. Ác nghiệp và thiện nghiệp trong quá trình sinh mạng cứ tiếp tục do sự lầm lạc này. Nếu tu tập thiện nghiệp, A-lại-da sẽ thanh tịnh, vô minh tiêu tan và Mạt-na bị xóa bỏ. Đây chính là bình đẳng tánh trí.

II.3.3.3. Thức năng biến thứ ba:

Tác dụng không giống nhau nên chia sáu loại: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Sáu thức có điểm tương đồng nên có tên gọi tổng quát là thức năng biến thứ ba. Do sáu căn sai biệt nên có từng tên gọi. Do biện biệt cảnh thô phù bên ngoài nên gọi liễu biệt cảnh thức tánh tướng đều liễu cảnh. Tương ứng 51 tâm sở nên tác dụng của thức này có thể đưa đến giác ngộ, niết bàn (thiện), vô minh luân hồi (ác), hay không công dụng chi cả (vô ký)

A.     Biến hành:

Biến tướng khắp hết và thường có trong tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), không gian (ba cõi chín địa), khắp các tánh (thiện, ác, vô ý). Khi sáu căn tiếp xúc sáu cảnh (Xúc) đưa đến móng nghĩ (Tác ý) tất cảm thấy sướng, khổ, chẳng sướng chẳng khổ (Thọ), cảnh ấy in bóng lại (Tưởng) sinh sự nghĩ ngợi ứng phó (Tư). Biến hành có mặt trên cả ba thức năng biến.

B.     Biệt cảnh:

Khi đối cảnh khởi mối ham muốn mong cầu (Dục), lại thấy hiểu hơn hết mà không bị duyên ngoài lay động (Thắng giải), mỗi cảnh lại rõ ràng không quên (Niệm) qui tụ niệm tán loạn về thuần nhất (Định) sẽ phát sinh trí tuệ đối với cảnh đó (Huệ).

C.     Thiện:

Đối với chân lý đáng tin sinh lòng tin (Tín), đối với pháp lành hết sức hành trì (Tinh tấn), đối với việc hiền thiện mà không làm được trong tâm sinh hổ thẹn (Tàm) lời phê bình bên ngoài đối với việc xấu xa, đáng khinh sinh chỗ bẽn lẽn (Quí). Cảnh đáng ưa không sinh ham thích (Vô tham), cảnh đáng ghét không sinh giận dữ (Vô sân), cảnh giới không bị mê hoặc (Vô si), thâm tâm thanh thoát chẳng hôn trầm (Khinh An), chăm chú hành trì không sao lãng (Bất phóng dật), bình đẳng mà chẳng gây hại (Bất hại). Đây là những điều mang đến thuận tiện, lợi ích cho bản thân và tha nhân trong đời này, đời sau.

D.     Căn bản phiền não:

Cảnh giới đáng ưa sinh lòng ham thích (Tham), cảnh giới không thích sinh lòng giận dữ (Sân), không rõ sự lý (Si), cậy giỏi khinh người (Mạn), không tin và sự chân chính (Nghi), trước lẽ chân chính mà chấp trước điên đảo (Ác kiến). Ác kiến có 5 loại: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ. Đó là những tâm sở gây cho chân tâm phiền não, tán loạn, bất an.

E.      Tùy phiền não:

Từ căn bản phiền nạo sanh khởi, nhân tố sai khác của căn bản phiền não xuất hiện một cách bình đẳng nên gọi là tùy. Căn bản phiền não là gốc, tùy phiền não là cành lá. Do giận khi gặp nghịch cảnh (Phẩn) lưu lại mãi trong tâm (Hận) che đậy tội lỗi của mình (Phú) sinh lòng buồn phiền bực dọc (Não), ganh ghét đối kỵ (Cuống) nịnh hót để đạt  danh lợi (Siểm) làm tổn hại người khác (Hại), ỷ có tài rồi khinh người (Kiêu). Đây là Tiểu tùy, Trung tùy có hai là Vô tàm, Vô quí trái với tàm quí. Đại tùy có tám: lao chao, dao động (Trạo cử), tối mờ (Hôn trầm), không tin (Bất tín), trể nãi (Giãi đãi), buông lung (Phóng dật), không nhớ (Thất niệm) rối loạn lăn xăn (Tán loạn), hiểu biết không chân chánh (Bất chánh tri).

F.      Bất định:

Trước đã làm sau sinh hối hận ăn năn (Hối) làm thân tâm mệt mỏi chỉ mơ màng giấc ngủ (Miên), tư tưởng suy tìm lý nghĩa thô sơ (Tầm) hoặc suy tìm tinh tế (Tứ). Những hình tượng này chưa phân định hẳn là thiện hay ác nên gọi là Bất định.

G.     Thành lập nghĩa Duy Thức:

Đề cập ba Thức năng biến tức chỉ cho tám thức. Sở biến tức hai phần kiến, tướng, sở y tức tự chứng phần của ba thức năng biến, vì nó làm chỗ nương tựa cho kiến và tướng phát sanh. Đã có hai phần bị biến hiện là kiến và tướng bên ngoài, tất phải có hai phần năng biến bên trong là tự chứng phần và chứng tự chứng phần. Bốn tướng được thành lập như thế, sanh ra biến hóa vô cùng.

Ngã-Pháp là cái bị biến của hai phần kiến-tướng trong Thức. Nói “chuyển biến” tức nói tám thức và tâm sở tương ứng đều có thể biến thành kiến-tướng; kiến phần hay chấp lấy tướng nên gọi là sở phân biệt. Ngã là tướng năng thủ thuộc kiến phần biến ra. Vì hai phần kiến tướng có thể biến ra nghĩa của ngã-pháp, nên có thể nghĩ rằng ngã pháp do kiến phần biến ra đều không có, thế nên có thể bảo “Tất cả đều do thức biến”.

III.3.3.4. Tam lượng: có 3 hình thái nhận thức.

Hình thái nhận thức thứ nhất là hiện lượng. Nhận thức trực tiếp không qua trung gian suy luận hay diễn dịch. Nhận thức thuần túy cảm thọ, không có tính cách phán đoán và ước lượng. Đây là trường hợp năm thức đầu, có khi cộng tác với thức thứ sáu là Ý thức cho tác dụng nhận thức trực tiếp không lẫn lộn yếu tố suy luận. Thức thú sáu có nhiều hình thái nhận thức nhưng hiện lượng là một trong những hình thái ấy.

Hình thái nhận thức thứ hai là tỷ lượng mang tính phân biệt, suy đoán, thức thứ sáu mang hình thái này. Đây là kết quả của tác dụng so sánh phân biệt, ước lượng, suy luận. Hình thái nhận thức thứ ba là phi lượng. Hiện lượng sai gọi là tợ hiện lượng, tỷ lượng sai gọi là tợ tỷ lượng. Phi lượng chẳng qua là tợ hiện lượng và tợ tỷ lượng. Mạt-na thức có hình thái nhận thức là phi lượng.

III.3.3.5. Tam cảnh: có 3 đối tượng nhận thức.

Tánh cảnh hay lĩnh vực tự thân của thực tại. Trong lĩnh vực này sự vật đúng là lĩnh vực trong thực tại của chúng, không bị biến hình bở tác dụng phân biệt tỷ giảo của nhận thức con người sự vật đây là tự thân thực tại, chính là Duy Thức tánh.

Đối chất cảnh là đối tượng của mọi thức trừ thức thứ tám. Đây là lĩnh vực của ý tượng. Những ý tượng này được cấu tạo trên căn bản hữu chất tánh cảnh, là đối tượng của thức. Do vô minh và ô nhiểm của nhận thức, không mấy khi thức đạt đến bản thân của thế giới tánh cảnh. Thức kiến tạo một thế giới đối chất cảnh gồm ý tượng tạo nên trên căn bản tánh cảnh; nhận thức thế giới này là đối tượng của ý thức. Thức này do tác dụng của phân biệt, suy luận, tạo nên thế giới biến kế chấp mà nền tảng là sự tưởng tượng về tính cách đồng nhất và bất biến của các hiện tượng.

Độc ảnh cảnh là thế giới ảnh tượng do ý thức tái thiết khi vắng mặt cảm giác. Nó hoạt động độc lập không cộng tác với năm thức đầu. Đây là đối tượng là tánh cảnh (trường hợp tri giác thuần túy) hay đối chất cảnh (trường hợp tưởng tượng), mộng mị, hồi tưởng).

III.3.3.6. Tam tự tánh:

Chìa khóa nhận thức luận Duy Thức là khái niệm về Tam tự tánh của sự vật và nhận thức.

·        Biến kế sở chấp: vạn pháp không hiện hữu theo cách thức chúng ta khái niệm chúng. Thế giới khái niệm không là thế giới thực tại. Sự vật trong thực tại hiện hữu theo cách thức của chúng, không thể nắm bắt bằng khái niệm hay diễn tả bằng ngôn từ, chúng là thế. Nhận thức sự vật không đúng với những đặc tính, đó là biến kế sở chấp, một cái nhìn méo mó theo lăng kính vọng tưởng phân biệt. Đặc tính của thức là biến kế sở chấp vì có mặt chủ thể và đối tượng phân biệt. Chỉ có Trí hay Tuệ giác mới không có chủ thể và đối tượng. 

·        Y tha khởi: tính cách tương liên, tương sinh, tương thành của vạn vật. Y tha khởi gần như đồng nghĩa với duyên khởi, phá vỡ dần dần tính cách biến kế sở chấp mà nhận thức đã khoát lên cho thực tại. Phải thấy rằng không có sự vật nào không hiện hữu với những sự vật khác, không thể vượt khỏi luật tương duyên tương sinh. Cái này hiện hữu dựa vào những cái khác, nương nhau mà tồn tại. Sự sinh, trượng, hoại, diệt của các pháp tác động vào nhau nên đặc tính của các pháp lá Y tha khởi. 

·        Viên thành thật: sự vắng mặt vĩnh viễn của biến kế sở chấp nơi Y tha khởi. Do đó, Viên thành thật và Y tha khởi không phải một không phải khác. Liên hệ giữa hai loại giống như liên hệ giữa vạn vật vô thường và tính cách vô thường của vạn vật, không thể thấy cái này nếu không thấy cái kia. Viên thành thật là chân tướng của thực tại cũng chính là y tha khởi, không thể thấy tự tính viên thành thật nếu không thấy tự tánh y tha khởi, cũng như sóng và nước vậy. 

II.3.3.7. Tam vô tính: 

Sau khi thành lập Tam tự tính, Đức Phật lại tuyên lập thuyết Tam vô tánh: Tướng vô tánh, Sanh vô tánh, Thắng nghĩa vô tánh. Chính vì biến kế sở chấp tự tánh hình thành Ngã – Pháp tánh nên Đức Phật đưa ra thuyết tướng vô tánh nhằm triệt tiêu chấp Ngã – Pháp vì y tha khởi tự tánh tạo khái niệm Duyên sanh tánh mới có thuyết Sanh vô tánh để giải trừ. Viên thành thật tự tánh khiến chúng sanh chấp vào khái niệm đắc ly ngã pháp tánh nên Thắng nghĩa vô tánh được dùng để đối trị.  

      Thắng nghĩa vô tánh là không có tánh chấp trước, chấp Ngã – Pháp, chấp Có – Không, tức Ngã – Pháp tánh đều không, chẳng thêm chẳng bớt, tức Chân Như. 

      Theo Bát Nhã Kinh, cạnh khái niệm Không có khái niệm Vô Không, Theo Duy Thức, cạnh khái niệm Tam tự tánh có khái niệm Tam vô tánh. Kinh Kim Cang thuyết: “Phàm sở hữu tướng vô thị hư vọng”, Tam vô tánh đích thực là vô không, là xa lìa cái xa lìa. Sự cẩn mật, phòng vệ, ngăn ngừa không cho khái niệm hóa cái tuyệt đối được thể hiện theo nguyên tắc phá trừ tà kiến để nhìn thấy thực tại và những khái niệm về thực tại của Tam tự tánh phải tự hủy diệt để Duy Thức tự do hiển lộ. Khái niệm ngôn từ phải tưong hủy, tương diệt để nhường chỗ cho Tuệ giác vô niệm và vô phân biệt. Đó chính là chỗ Phật mật ý thuyết tam vô tánh.  

II.3.3.8. Chuyển Bát Thức thành Tứ Trí: 

-         Chuyện A-lại-d thành Đại viên cảnh trí: thức năng biến thứ nhất là bản thể các pháp, nó hiện hữu là cái pháp hiện hữu. Hành tướng Năng duyên-Sở duyên của nó nhỏ nhiệm khó biết, nó huân tập căn thân và thế giới vào Tàng thức rồi đưa Ngũ uẩn vào vòng luân hồi. Khi tu tập đến địa vị A-La-Hán, Bích chi Phật, Bồ Tát, Như Lai, xa lìa tạp nhiễm phân biệt, chẳng vong chẳng ngu, tất cả tánh tướng thuần tịnh viên đức, chủng tử thanh tịnh, có thể hiện có thể sinh các ảnh Phật, thân Phật, cõi Phật không hở không dứt, cùng tột như gương lớn hiện hình ảnh, đó là Đại viên cảnh trí.  

-         Chuyển Mạt-na thức thành bình đẳng tánh trí: thức năng biến thứ hai là năng lực chấp ngã chấp pháp của bản thể. Nó là nguyên nhân hìnht hành nhân sinh quan, vũ trụ quan, tạo nên quan niệm bỉ thử và thế giới sai biệt, làm cho đau khổ thành hình. Trên bước đường tu tập nhờ công năng quán trì ngã chấp-pháp chấp ở mức độ vi tế được tiêu trừ, trở thành vô lậu. Khi ấy tự - tha, hữu tình – vô tình đều bình đẳng, tùy tâm sở thích của chúng hữu tình mà thị hiện thọ dụng thân và độ khác nhau để thể hiện tâm đại từ đại bi. Đó là Bình đẳng tánh trí.  

-         Chuyển Ý - Thức thành Diệu quan sát trí: quá trình chuyển Thức thành Trí do công năng tu tập, quán hạnh của thức thứ sáu. Ban đầu điều phục phần hiện hành ngã chấp, pháp chấp, kế tiếp là đoạn trừ hai món chủng tử phân biệt Ngã – Pháp, sau đó đoạn trừ hoàn toàn chủng tử câu sanh, cuối cùng đoạn trừ hoàn toàn vi tế pháp chấp, chuyển thức thành trí. Khi đó trí này có công năng khéo léo quán sát các pháp tự tướng, cọng tướng vô ngại mà chuyển. Nhiếp môn vô lượng tổng trì, phát sinh công đức, đạt thanh tịnh giải thoát. Diệu quan sát trí chiếu soi căn cơ chúng sanh trong đại thiên thế giới, thể hiện tác dụng sai biệt vô biên đều được tự tại, tùy căn cơ thuyết pháp hóa độ, khiến chúng hữu tình được lợi ích, an lạc.  

-         Chuyển Tiền ngũ thức thành Thành Sở tác trí: khi ở địa vị phàm phu, năm thức trước không có công năng tu tập, chỉ do thức thứ 6 tu tập và thành Phật quả. Khi thức thứ 8 chuyển thành Đại viên cảnh trí các căn hoàn toàn thanh tịnh thì năm thức trước chuyển thành Thành Sở tác trí. Vì lợi ích chúng hữu tình, khắp mười phương thị hiện các thứ, biến hóa ba nghiệp theo sức bổn nguyện mà thực hành. 

Như vậy, các thức chuyển các hữu lậu thành Trí. Trí không phải thức mà nương nơi thức chuyển, vì thức làm chủ nhân nên mới chuyển thức đuợc. Ở vị hữu lậu: trí hèn thức mạnh; ở vị vô lậu: trí mạnh thức hèn. Khuyên chúng hữu tình nương trí bỏ thức nên luận sư nói thức thành trí.  

II.3.4. Đánh giá ưu khuyết điểm hai môn: 

Không thể phủ nhận thành quả của Sinh lý học đã giúp y khoa, dược khoa và nhiều ngành liên quan, đạt kết quả trong chẩn đoán, điều trị phòng bệnh... một cách hữu hiệu. Sự phân tích tỉ mỉ, tìm hiểu quá trình vận động của cơ thể và hệ thần kinh nhằm giúp y sĩ giảm thiểu nỗi đau khổ về thân bệnh cho con người. Họ có thể thay thế các bộ phận trong cơ thể, phục hồi chức năng sống, đẩy lùi bệnh tật, phòng ngừa dịch họa có thể tàn sát hàng loạt nhân mạng. Bất kỳ nơi đâu, thành phần xã hội thế nào... mỗi khi có bệnh đều rất tin tưởng tìm đến điều trị.  Vì khoa học này đã tìm được then khóa trong cấu trúc, cấu tạo và điều hòa chức năng của các cơ quan và sự ổn định về mặt sắc pháp. Dù được hình thành đã lâu, nó vẫn là một nghành khoa học đang pháp triển, luôn trẻ hóa để giải đáp những vấn đề y học hầu hoàn thiện cao hơn mục đích cứu người. 

Tuy nhiên sinh lý học chỉ dừng lại ở mặt sắc pháp, không thể đi sâu nghiên cứu Tâm pháp được. Rất chi tiết chính xác về cơ thể nhưng không thể bước ra khỏi tư duy đặt nền móng trên vật chất. Nếu không có chổ đặt chân đứng thì sinh lý học không thể tư duy, hoàn toàn bất lực và mất phương hướng. Một chuyên gia sinh lý học lỗi lạc vẫn phải làm mồi cho ngọn lửa tham, sân, si, ái, dục... thiêu đốt, vẫn tham đắm, chấp trước vào Ngã – Pháp một cách cực đoan. Họ thiết lập thành trì kiên cố để bảo vệ cái ta được cấu tạo bằng nguyên tố hóa học của họ, sành sõi về cấu trúc di truyền nhưng vẫn không giải thích được cơ chế nào xuất hiện thần đồng hay những người có năng lực siêu nhiên... đã từng làm đau đầu các nhà khoa học trong xã hội. Thế nên, về mặt tinh thần, sinh lý học không thể điều trị được tâm bệnh, chỉ có thể sử dụng hóa chất làm an thần kinh, giảm thiểu kích động cơ học. Cũng không thể giải thích vì sao con người phải chịu đau khổ triềm miên, vì sao trạng thái tâm lý vững mạnh có thể giúp chiến thắng bệnh tật. Không thể biết cơ chế nào làm chủ thân tâm, tư duy những điều cao thượng, khả năng lĩnh hội và phát triển tâm linh vô tận... Con người của sinh lý học chỉ tồn tại một thời sinh mạng, nếu đã chết mọi việc xem như không còn gì để bàn nữa.  

Ngược lại, Duy Thức học đơn giản trong mức độ tìm hiểu cấu trúc cơ thể nhưng hết sức thâm sâu về tâm linh: hành trang của tâm, lộ trình tâm, dòng tâm thức diễn biến, dòng sinh mệnh liên tục không ngừng nghỉ từ vô thỉ, siêu thế tâm, tâm chân như. Diễn biến tâm lý trong quá trình tu tập hay cấp độ tu chứng được diễn giải đầy đủ, hành trình gột rửa ô tâm được chỉ bày minh bạch và phân tích cặn kẻ. Duy Thức học cố gắng gột rửa tư duy của nhân loại ra khỏi sự tầm thường để đưa con người đến thực tại viên mãn, không phân biệt, kế đạt bởi thường - đoạn, lai - khứ, năng - sở. Dập tắt vọng tưởng điên đảo, hủy diệt gốc rể chấp thủ và chủ thể và đối tượng - nguồn gốc của nhận thức sai lạc có căn cội từ A-lại-da được các nhà tri thức truy tìm và chỉ rõ. Sau đó, đưa ra phương pháp cụ thể để ngăn ngừa tiêu diệt... được trình bày minh bạch qua quá trình tu tập đi đến cứu cánh, chân như, nhưng một khi những khái niệm, nhận thức được hành giả xem là sở đắc, sở chứng thì lập tức bị dập tắt hoàn toàn cho đến khi “Vô đắc, dĩ vô sở đắc cố”, tức đạt tuệ giác, đắc quả chuyển y cũng là pháp ngã chấp pháp chấp để thành Phật, là mục đích cao tối thượng của Duy Thức học. Lý thuyết “Tam giới duy tâm, Vạn pháp Duy Thức” và “Tam tự tánh, Tam vô tánh” là những luận chứng đầy sức thuyết phục và trác tuyệt về phương diện mỹ học của giáo lý Phật Đà. Vì sao? khởi đầu đi từ thân tướng hữu lậu Ngũ uẩn đầm đìa phiền não chướng - sở tri chướng, các luận sư khuyến cáo, chứng minh bản chất giả tạm, vô thuờng của xác thân và hướng dẫn đi trên con đường gọi là “Lộ trình giải thoát”. Cứ mỗi khi bám chân đứng được trên mảnh đất tâm ấy thì lập tức bị phủ nhận triệt để. Thiết lập rồi phủ nhận liên tục. Và một khi không còn gì để triệt tiêu nữa, hành giả đốn ngộ Duy Thức tánh, thể nhập thực tại tánh cảnh thì mỗi mỗi sự việc lại phục hồi như cũ. 

Núi – sông vẫn là núi – sông nhưng không phải là núi – sông của ngày xưa nữa. Vì Hữu lậu Ngũ uẩn trở thành Vô lậu Ngũ Uẩn, vì thức đã chuyển thành trí. Sắc – Tâm được triệt để phá hủy cũng chính là tận lực xây dựng. Đức Phật hiểu rằng chỉ ở cõi Dục giới mới pháp được Thắng tâm. 

Tuy nhiên, kinh sách tông Pháp tướng khó đọc, khó hiểu. Câu văn không phân đoạn rõ ràng, chữ dùng lại nghiêm cẩn, nghĩa chập chùng khô khan. Người sơ cơ khó thấy được chỗ hứng thú. Danh tướng lại tế mật, phức tạp, nhỏ nhiệm chi ly, nếu không đủ tinh lực thần khí sáng suốt sẽ khó lĩnh hội căn gốc. Nghĩa lý quá thâm trầm làm người đọc dễ nhận lầm, thần trí mịt mờ, có khi dụng công cả đời vẫn chưa đạt tới chỗ thâm yếu. Lời dạy của tông pháp tướng tinh mật mà thiết thực, lấy phân minh làm nguyên tắc, viết một chữ đặt một câu phải hết sức thận trọng, ngại ngần, không dám tùy ý thay đổi câu chữ sợ sai lầm mà phải đọa lạc và cô phụ tiền nhân. Viết đã khó nói càng khó hơn, mở miệng e lầm. Những tưởng là thông suốt nhưng diễn đạt lại lúng túng rối rắm, khiến người đối diện khó nghe khó hiểu. Người nói mê lầm, người nghe càng mờ mịt... chính vì những tệ ấy mà Duy Thức học ít người nghiên cứu tụ tập.  

II.3.4. Sự giao thoa của hai khoa học: 

Tuy khác nhau về phương pháp nghiên cứu nhưng vẫn chung mục đích là vì sự an lạc thân tâm cho chúng sinh nên có những điểm giao thoa giữa hai môn học này. 

Sắc pháp được cấu tạo bởi tứ đại: địa, thủy, hỏa, phong hay cơ thể ở mức độ tế bào vẫn có sự hiện diện của các yếu tố vi lượng (khoáng chất vô cơ), đa lượng (hữu cơ); dịch lỏng (máu, chất dịch tiết); không khí (sự hô hấp, cung cấp oxy hóa); năng lượng để cơ thể duy trì nhiệt độ và hoạt động sinh tồn. Chính xác hơn, tứ đại hợp hòa sinh mệnh tồn tại, tứ đại phân ly thân mạng hủy diệt hay các ion điện tử của các nguyên tố liên kết bằng mối liên kết hóa học được bền vững thì cơ thể hoạt động, ngược lại là bệnh tật và tử vong.  

Thân người là vô thường, sinh diệt vô ngã, sắc thân giả tạo không thể trường cữu. Trong thành phần cấu trúc tế bào cơ thể đều song song hai quá trình tái tạo và hủy diệt hoạt động không ngừng nghỉ. Mầm mống diệt vong có sẳn trong mầm sự sống Sử hủy diệt kéo dài từ tuổi thơ đến già lão trong khi quá trình sinh trưởng chỉ phát triển ở giai đoạn thanh xuân. 

Sự tồn tại của sắc thân tùy thuộc và duyên sinh, nghiệp quả hay điều kiện môi trường tác động và dòng sinh mệnh là một trường tương tác với môi trường. Nhân duyên tác động lên sắc và tâm, y tha khởi tự tánh chính là tác động của nhân duyên đã ảnh hưởng đến dòng tâm thức khiến tâm không dừng nghĩ bởi sự huân tập và hiện hành của chủng tử. Đó cũng chính là sự vận chuyển của xung động điện qua điểm tiếp hợp của hai tế bào thần kinh (xinap) để đáp ứng khi cơ thể bị môi trường kích thích. Khi phát hiện điều này, con người cần chuyển những giao động vô ích thành sự tập trung năng lực để mở lối cho tri thức hiện lộ tiến đến chân trời cao thượng hơn là tư duy quẩn quanh bên những dao động sắc thân.  

Thân khổ do bệnh, tâm khổ do vô minh nên hai môn học đều nhất quán rằng chính tinh thần đóng vai trò then chốt để điều hành chi phối, ảnh hưởng, tạo tác. Hệ thần kinh trung ương, thần kinh cao cấp, thần kinh thực vật, các cơ quan... là căn để tâm và tâm sở hiện hành, huân tập chủng tử, điều khiển các hoạt động mang tính động vật và thực vật của con người. Khi một cá nhân chết đi, thế giới tánh cảnh vẫn tồn tại, sinh mệnh và những phần tử đã tham dự trong thế giới tánh cảnh trở vể trạng thái chủng tử tức hạt giống tại A-lại-da. Thân thể, ngũ căn, ngũ trần, ngũ thức... đều là chủng tử. Tuy ở hình thái chủng tử nhưng tất cả đều chuyển biến, sinh hoạt dưới định luật nghiệp báo. Khi đủ nhân duyên, một giai đoạn mới bắt đầu và dòng sinh mệnh lại tiếp tục. Điều này hoàn toàn trùng hợp với lý thuyết gen nằm trong nhiễm sắc thể dưới dạng mã di truyền trong ADN và khi hai giao tử khác phái gặp nhau (hiện diện trong tinh cha huyết mẹ) sẽ tạo hợp tử, một sinh mệnh bắt đầu với đầy đủ căn thân và hình dạng. Nếu không có điều kiện chúng sẽ tìm ẩn trong gen mà cấu tạo cơ bản của gen chính là các nguyên tố, nguyên tố do bởi ion điện tử cấu thành. Sự vận động của điện tử do năng lượng tác động. Có thể đưa đến kết luận năng lượng đồng dạng với nghiệp báo chăng? Vì năng lượng sinh ra do sự tương tác của các chất trong phương trình phản ứng hóa sinh, còn nghiệp báo là kết quả của các hành động thân khẩu ý. 

Khi Thiền quán các đề tài nhằm triệt tiêu Ngã – Pháp, sẽ đầy đủ súc tích hơn do tính chất chi tiết của sắc pháp và tâm pháp khi phối hợp hai môn này. Với thân vô thường là một tổ hợp duyên sinh, khi tâm hướng đến cấu trúc từng cơ quan ở mức độ vi mô hạt điện tử sẽ đặc sắc khi tiến xa hơn thói quen dừng ở: “Bụi xương trắng phát tàn trong không khí” của Bất tịnh quán. Vì một hạt bụi xương ấy có mặt hàng triệu triệu điện tử của nguyên tố vô cơ. Cái gọi là Ngã mà ta yêu quí chỉ là một đám mây điện tử dầy đặc đang hoạt động tương tác trong không gian mà thôi. Với pháp vô ngã như thế, vạn vật trong vũ trụ này tồn tại dưới dạng vật chất cũng do nguyên tử cấu thành. Tồn tại dưới dạng khái niệm của tư duy, tâm thức lại do xung động điện trong tế bào thần kinh tích hợp nên các Pháp không có tự ngã. Không có cái chi gọi là ta hay của ta. Nhưng sự hiện hữu của ngã Pháp là có theo định luật duyên sinh thể hiện dưới hình thức tương tác bởi các quy luật tự nhiên về tâm sinh lý, vật lý và hóa học. Từ đây, có thể trả lời những câu hỏi từng ray rứt bao thế hệ: con người từ đâu đến? Khi chết con người về đâu? Con người có tồn tại hay không tồn tại... Một các cụ thể và khoa học.

 

III. PHẦN TỔNG KẾT 

TRÌNH BÀY MỘT ĐƯỜNG LỐI MỚI CHO HÀNH TRÌNH TỰ ĐỘ - ĐỘ THA 

Thời đại khoa học kỷ thuật của thế kỷ XXI đặt con người trước ngưỡng cửa mới tùy theo yêu cầu từng vị trí mỗi người. Giờ đây vũ trụ dường như gần hơn bởi các cuộc thám hiểm không gian bằng viễn vọng kính và phi thuyền. Trái đất chỉ còn là làng địa cầu do mạng lưới thông tin hiện đại. Các nền văn minh trên thế giới không còn xa lạ. mỗi nền triết học là tài sản chung cho nhân hoại. Chúng ta may mắn được hấp thụ nền Phật học cao siêu, nền triết học Đông phương thâm áo. Nay trước yêu cầu cấp bách khi nền triết học duy vật của Tây Phương đi vào ngõ cụt, bế tắt và phá sản, họ tìm về phương đông để hấp thụ tinh hoa uyên bác của Phật giáo. Muốn nói cho Tây phương hiểu được Đông phương không gì bằng trang bị khoa học kỷ thuật và sinh ngữ để hướng dẫn họ. Giải thích Ngũ uẩn phải ca7n cứ từ vật chất đi dần đến tinh thần. Phải chứng minh vật chất – tinh thần có mối tương quan. Tinh thần hướng dẫn vật chất và vật chất là phương tiện giúp tinh thần thăng hoa. 

Đạo Phật đặt nền móng trên con người, lấy con người làm gốc. Vì Ngã chấp Pháp chấp mà con người bị trói buộc trong phiền não chướng, sở tri chướng. Cái Ngã bền chắc lạ thường, Pháp nào cũng tự Ngã mà có. Ngã chi phối mọi hành động, tư duy chí hướng của con người. Sử dụng sinh lý học hầu hiểu rõ mặt sắc pháp, biết nguồn máy người cần gia cố, bảo toàn những chức năng sống và hoạt động cho sự tồn tại của sắc pháp. Tu tập theo Duh Thức học là hành trì Ngũ Trùng Duy Thức quán để lộ Duy Thức tánh tức pháp Ngã thành Phật. Một đời sống giải thoát, tự tại, ung dung trong cõi ta bà ô trược mà hương diệu liên thơm ngát trong lòng. 

Có nên đặt vấn đề nhận thức lại tư tưởng của Chư Hiền được xem là khuôn vàng thước ngọc hàng ngàn năm qua và ngày nay có cần rập khuôn như thế? Thời đại nào sản sinh khuôn khẩu mấy. Phương pháp có thể thay đổi nhưng cứu cánh phải bất biến: cuộc đời là khổ, không, vô thường, vô ngã. Làm thế nào để ta hết khổ? Làm thế nào cho người hết khổ, Tinh tấn tu học giáo lý Đức Phật, Thánh chung cùng Cổ Đức đã dầy công kiến tạo và truyền thừa hầu quán triệt chân lý, rõ lẽ tử sinh, liễu biệt tánh-tướng để mang thân Ngũ uẩn đến môi trường nào và hoà và môi trường đó, làm hướng đạo sư cho chúng sinh đến bờ giải thoát chứ không phải là chuyên viên nghi lễ tế đàn. Ngoan ngoãn rập khuôn người xưa nay phủ nhận di sản truyền thừa đều là sở đoản mà người thừa kế cần phải tránh. Phát huy tuệ giác để đưa ta và người qua biển khổ chính là người đền ơn cổ đức vậy.  

Từ những thành tựu khoa học kỹ thuật có thể mượn điện tử để lý giải chủng tử, mượn dòng điện sinh học trong hệ thần kinh để mô tả dòng tâm thức hằng chuyển như bộc lưu, mượn năng lượng điện tử để giải thích thần thông của Chư Phật đã thể hiện trong kinh điển đại thừa, mượn sự hoạt hóa năng lượng lớp điện tử chuyển từ mức độ thấp lên mức độ cao để nói về nhận thức ba cõi Dục, Sắc, Vô Sắc (sự nhận thức do mức độ điện thế ion màng tế bào-sinh lý học), sự du hành vào cõi tam thiên đại thiên thế giới có gì bí ẩn nếu biết được then khóa để mở mức năng lượng sinh học cực đại cho tiểu vũ trụ này hòa nhập và đại vũ trụ kia (khi còn thị hiện tại thế, Đức Phật thường du hành đến các cõi trời, có thể ngài đã sử dụng điều này cũng như phi thuyền bay vào vũ trụ nhờ vào năng lượng do sự bắn pháp hạt nguyên tử). Phải biết cách dùng thuật ngữ Phật giáo để giải thích thành tựu khoa học và chứng minh rằng những thành quả con người ngày nay tự hào đã được Đức Phật liễu tri cách đây mấy ngàn năm. Phải thấy rằng đạo Phật là chân lý, vượt không gian và thời gian tồn tại mãi mãi. Chỉ khi nào trái đất không còn nhân loại bấy giờ đạo Phật mới không còn. 

Khoa học kỹ thuật tuy hiện đại nhưng thuộc về tri thức sinh diệt nên chịu quy luật vô thường. Khoa học phải luôn tìm tòi, khám phá, đổi mới để tồn tại nhưng có khi đưa đến tác động ngược làm hại con người, còn Phật giáo chỉ thuần giải thoát. Thế nên, Phật tử phải sống đúng chính pháp, trở về nguồn cội tự tâm, thấu đạt Phật lý, làm chiếc phao cứu tử cho chúng sinh nương cậy. Chỉ có đạo Phật mới giúp cho con người vượt thoát khổ đau, rời xa sinh tử. Truyền bá đạo Phật cần chuyển ngôn ngữ hàn lâm kinh viện sang ngôn ngữ phổ thông cho mọi đối tượng. Lời văn trong sáng, ý tưởng dồi dào dễ hiểu vẫn không dung tục tầm thường. Cần khéo léo chuyển tải Phật lý huân tập vào tàng thức để chuyển nhiễm ô thành thanh tịnh. 

“Người khéo quán sắc, sắc chẳng sanh tâm, tâm chẳng sanh sắc, sắc-tâm thanh tịnh”. “Người tu đạo biết rõ tâm mình sẽ ít phí sức mà dễ thành công, người tu đạo không biết gì về tâm mình thì chỉ phí công vô ích”. Kinh nghiệm của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Thiền sư Thường Chiếu cùng hạnh nguyện Bồ Tát độ sinh là kim chỉ nam cho Phật tử hành trì.  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1.      KINH PHÁP HOA – HT. Thích Trí Tịnh dịch

2.      KINH LĂNG GIÀ

3.      KINH GIẢI THÂM MẬT – HT. Thích Trí quang

4.      NHIẾP LUẬN – HT. Thích Trí Quang

5.      THÀNH DUY THỨC LUẬN – HT. Thích Thiện Siêu

6.      NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN – HT. Thích Quảng Độ 

7.      DUY THỨC HỌC – HT. Thích Thiện Hoa 

8.      VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG DUY THỨC HỌC – HT. Thích Nhất Hạnh

 9.      LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA – TT. Thích Trí Quảng

10.   TÌM HIỂU DUY THỨC – TT. Thích Tâm Giác 

11.   PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC CỦA DUY THỨC – TT. Thích Phước Sơn 

12.   DUY THỨC HỌC THÔNG LUẬN – GS. Thạc Đức 

13.   QUÁN TÂM PHÁP – Minh Thiền 

14.   DUY THỨC HỌC – Ni Sư Thích Nữ Như Thanh 

15.   CHƯƠNG DUY THỨC – Ni Sư Thích Nữ Huyền Huệ 

16.   BÁT THỨC QUI CŨ TỤNG TRANG CHỦ - Ni Sư Thích Nữ Huyền Huệ 

17.   SINH LÝ HỌC Y KHOA - Trường DH Y - Dược TP. HCM

18.   GIẢI PHẨU HỆ THẦN KINH - Trường DH Y - Dược TP. HCM  

 

--- o0o ---

Vi tính: Quảng Hạnh Phương Thảo; Trình bày: Nhân Văn

Cập nhật: 1-9-2004

 


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Phật Học Cơ Bản

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com