Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Hòa Thượng Thích Huyền Vi


...... ... .



KHUYẾN TU

Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày,  
Tu hành gắng lấy, để cầm tay,  
Bến mê lánh khỏi trăm phần khó,  
Cửa Pháp nương nhờ lắm chuyện may !  
Nợ trước bốn ơn, lo gắng trả,  
Thân sau ba cõi, nguyện đừng vay,  
Vô thường niệm niệm xin ghi nhớ,  
Chớ bỏ trôi qua uổng tháng ngày!"

Thơ của HT Huyền Vi 

***

Suggestions

Don’t let the time flow out of your wish,
Cultivate your mind to harvest the good deeds,

Bustling Life
is hard to refuse since you came for it,
Dharma Door
is your home to return fortunately as you see it!
The Four Great Debts
you borrowed should try to pay back
The Three Woe Realms
be away your next life not to be trapped,
The impermanence here and there, please bear in mind it always exists,
Don’t let the time flow out of your wish!  

Translated by Helen Quang Tue Nguyen
(April 14, 2009)

 

 

 

Những dòng sữa mẹ (tập 2). HT Huyền Vi 

Đường về xứ Phật . HT Huyền Vi 
Tam Pháp Ấn. HT Huyền Vi giảng

Thật tướng ấn. HT Huyền Vi giảng
Những tác phẩm Phật Học của HT Huyền Vi 
Hình ảnh sinh hoạt của HT Huyền Vi

Bốn Kinh của Phật Tổ. HT Huyền Vi dịch

Tam Pháp Ấn. HT Huyền Vi giảng

Lược sử Tổ Bồ Đề Đạt Ma
Tu sĩ và họa sĩ trên đất Phật

Phật lý căn bản

Kinh Viên Giác

Diệu Lý Pháp Hoa

Phật Giáo Thánh Điển

Yếu Nghĩa Phật Pháp  
Hiện Đời Thành Phật  
Gương sáng người xưa

Chủ yếu kinh Lăng Nghiêm

Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật  
Hồng Danh Lễ Sám (15000 hồng danh)

Phật nói Kinh Chánh Pháp Đại Bửu Tích

Kinh Vô Lượng Thọ và Pháp Môn Niệm Phật

Kinh Đại Định Thủ Lăng Nghiêm và các kinh ngắn

Con Đường Thành Phật và khái lược Phật Giáo    

Chú Giải Kinh Kim Cang và Chánh Pháp Chưa Từng Có

Thiền Tứ Oai Nghi (3 ngôn ngữ Pháp văn, Anh văn và Việt văn)

 

 

Sơ Lược Tiểu Sử và Sự  Nghiệp Hoằng Hóa

của Hòa Thượng Thích Huyền-Vi

 

 - Phó Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Thế Giới.

 - Nguyên thành viên Hội đồng Viện Tăng Thống GHPGVNTN.

 - Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

 - Nguyên giáo sư Viện Đại Học Vạn Hạnh và Viện Đại Học Sài Gòn.

- Thành viên Hội Đồng Trưởng lão chứng minh GHPGVNTN tại Hải ngoại.

- Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Linh Sơn Thế Giới.

Ngài thế danh Lê Văn Huyền, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Đạo, pháp hiệu Huyền-Vi, thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41. Ngài sanh ngày 08/04/1926 (năm Bính Dần) tại làng Phước Khánh, tổng Vạn Phước, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.

Ngài sanh trưởng trong gia đình Nho giáo và là con một. Thân phụ là cụ Chánh Tổng Lê Văn Hiển, một nhà Hán học uyên thâm; thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Điểm. Ngài mồ côi mẹ năm lên chín tuổi. Cụ ông trong cảnh gà trống nuôi con, lại ý thức được những gì là chân thực, huyễn tạm mà đức Phật đã huấn thị rất rõ, nên đã đưa đứa con duy nhất vào chùa quy y và làm con nuôi cho Đại lão Hòa Thượng thượng Trí hạ Thắng, trụ trì chùa Sắc Tứ Thiên Hưng, thuộc làng Vân Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.

Nhờ túc duyên khánh hạnh đời trước, nên năm 9 tuổi quy y được ban pháp danh là Như Kế; năm 12 tuổi được thế phát xuất gia, được ban pháp tự là Giải Đạo; năm 14 tuổi được bổn sư cho thọ giới Sa-di và đậu vĩ Sa-di, được phần thưởng danh dự trong số trên dưới 300 giới tử tham dự trong giới đàn tại chùa Sắc Tứ Thiên Đức, thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Việt Nam; năm 20 tuổi được thọ Tỳ-kheo giới tại giới đàn ở chùa Sắc Tứ Tây Thiên, thuộc làng Bảo An, quận Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Sau khi thọ cụ túc giới, vừa phụ tá bổn sư tại Tổ-đình vừa làm Quản sự tại chùa Sùng Ân, Phan Rang. Nơi đây Hòa Thượng bổn sư của Ngài làm Giám-đốc.

 Với ý chí tiến tu đạo nghiệp, sau nhiều lần thưa thỉnh, năm 1950 Ngài được bổn sư cho phép vào Nam nhập học tại Phật học đường Nam Việt ở chùa Ấn Quang dưới sự hướng dẫn và giám đốc của Hòa Thượng thượng Thiện hạ Hòa, giáo thọ là Hòa Thượng thượng Thiện hạ Hoa.

Vốn tư chất thông minh, hiếu học, đến năm thứ tư, Ngài đã được gia nhập vào giảng sư đoàn để hướng dẫn các lớp dưới, đào tạo tăng tài v.v... Đặc biệt sau khi tốt nghiệp Cao Đẳng Phật Học tại Ấn Quang vào năm 1955, Ngài trở thành Đốc-giáo kiêm Giám-viện. Cuộc đời hành đạo của Ngài nổi bật nhất bấy giờ ở hai phương diện về hoằng pháp và giáo dục, vì Ngài là vị giảng sư nổi tiếng mang pháp âm rải khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Với lòng thiết tha tầm đạo, tìm về cội cũ gốc xưa, ngày 02/07/1961, Ngài lên đường sang Ấn Độ du học tại Viện Đại Học Nalanda. Nơi đây, Ngài học hỏi, nghiên cứu giáo lý Phật-đà; sau khi học xong chương trình Cử-nhân Anh văn, Ngài học văn bằng cổ ngữ Acharta. Những năm kế tiếp, Ngài trình luận án M.A. với đề tài "The four Abhidhammic Reals" (Tứ Chân Thật Pháp). Rồi ba năm sau, Ngài trình luận án Tiến-sĩ (Ph.D) với đề tài "The life and work of Sariputra Thera" (Cuộc đời và sự nghiệp của tôn-giả Xá Lợi Phất).

Năm 1972, vì nhu cầu Phật sự, tuân hành Giáo-Chỉ của Đức Đệ Nhất Tăng Thống thượng Tịnh hạ Khiết, Ngài trở về quê nhà và được cung thỉnh giữ chức Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp. Năm 1974, Ngài được Viện Tăng Thống thỉnh cử làm Thành Viên Hội Đồng Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mà lúc bấy giờ đa số thành viên đều là các bậc Trưởng lão.

Biến cố 30/4/1975, Ngài theo làn sóng người Việt ra hải ngoại. Sau khi  định cư tại Pháp, một mình chèo lái con thuyền chánh pháp để hoàn thành sứ mạng "Thượng Hoằng Phật Đạo, Hạ Hóa Chúng Sanh", đáng kể nổi bật về các phương diện:

- Khai sáng Giáo Hệ Linh-Sơn, phát triển các chi nhánh khắp năm châu, làm sống lại tinh thần Linh Sơn Pháp Hội như thời Đức Phật còn tại thế.

- Liên tục đào tạo tầng lớp Như-Lai Sứ Giả để thừa hành "Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự".

- Là thành viên của các tổ chức Phật Giáo trên thế giới và đảm nhiệm những chức vụ quan trọng.

Cuộc đời hoằng pháp của Ngài thể hiện phương châm "Hoằng pháp thị gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp". Không từ lao nhọc, gian nan, đi đến đâu Ngài cũng rống tiếng pháp, xối mưa pháp, độ vô số chúng sanh. Đến nơi nào có đủ duyên lành thì Chùa hoặc Hội Phật Giáo được mọc lên nơi đó.

- 1975 Thành lập Chùa Linh-Sơn tại Pháp Quốc.

- 30/01/1977 Thành lập Tự-Viện Linh-Sơn tại Pháp Quốc.

- 27/03/1977 Thành lập Chùa LS và HPG Việt Nam tại Hawaii, Mỹ Quốc.

- 03/09/1978 Thành lập GHPGLS Pháp Quốc".

- 26/11/1978 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc.

- 08/05/1979 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Bruxelles, Bỉ Quốc.

- Tháng 10/1979 và những năm kế tiếp- Thành lập các Giảng Đường Linh-Sơn tại Đài Bắc, tại Trung-Hiếu, tại Trung-Lịch và Viện Nghiên-Cứu Phật-Học LS tại Đài-Bắc, Đài-Loan. (HT. Thích Tịnh Hạnh)

- 05/02/1980 Thành lập Viện Cao Đẳng Phật Học LS tại Pháp.

- 07/09/1980 Thành lập HPG và Chùa Linh-Phong tại Thụy-Sĩ. (SB. TN. Như Tuấn)

- 1980 Thành lập Thiền Đường Linh-Sơn tại Tây-Đức (HT. Pàsàdika)

- 20/09/1981 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại London, Anh Quốc.

- 22/11/1982 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Austin, Texas, Mỹ Quốc.

- 21/05/1983 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Grand Rapids, Michigan, Mỹ Quốc.

- 17/07/1983 Thành lập Thiền Đường và Hội Sakyamuni tại Montbéon Pháp.

- 22-24/04/1983 Thành Viên Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại.

- 15/04/1984 Thành lập Niệm Phật Đường Luzeru, Thụy-Sĩ.

- 27/05/1984 Thành lập NPĐLS và HPG tại Poitiers, Pháp Quốc.

- 20/10/1984 Thành lập HPGLS tại Montebello, California, Mỹ Quốc.

- 07/11/1984 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Houston, Texas, Mỹ Quốc.

- Tháng 02/1985 Thành lập NPĐ và HPGLS tại Brest, Pháp Quốc.

- 16/03/1985 Thành lập NPĐ và HPGLS tại Reims, Pháp Quốc.

- 30/05/1985 Thành lập NPĐ và HPGLS tại Pontoise, Pháp Quốc.

- 13/10/1985 Thành lập HPGLS tại Detroit, Michigan, Mỹ Quốc.

- 05/12/1985 Nhận lãnh và thành lập Chùa LS Song-Lâm tại Kushinagar, Ấn-Độ.

- 27/04/1986 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Toulouse, Pháp Quốc.

- 02/11/1986 Thành lập Tùng Lâm LS và HPGLS, Rancon Limoges, Pháp Quốc.

- 26/09/1987 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Brisbane, Úc Đại Lợi.

- 20/11/1987 Thành lập HPGLS tại New Jersey, Mỹ Quốc.

- 10/03/1988 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Windsor, Gia Nã Đại.

- 11/09/1988 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Toronto, Gia Nã Đại.

- 25/09/1988 Thành lập Chùa LS và HPGLS tại Portland, Mỹ Quốc.

- 20/10/1988 Thành lập Tự Viện Linh- Sơn tại Kinshasa, Zaire, Phi-Châu.

- 16/07/1989 Thành lập Tự Viện LS và HPGLS tại Mỹ Quốc.

- 1990 Thành lập Chùa Linh-Sơn tại Mulhouse, Pháp Quốc.

- 1990 Thành lập Hội Phật Giáo Linh-Sơn tại Columbus, Ohio Mỹ Quốc.

- 30/09/91 Thành lập Chùa Linh-Sơn Melbourne, Úc Đại Lợi.

- 09/05/93 Thành lập Chùa Linh-Sơn Worcester, Mỹ Quốc.

- 30/09/93 Thành lập Linh-Sơn Thiên Các Tự tại Phổ Ninh, Quảng Đông, Trung Quốc.

- 22/04/94 Thành lập HPG Bồ Đề tại Montpellier, Pháp Quốc.

- 07/07/96 Thành lập Linh-Sơn Quán Âm Tự tại Mỹ Quốc.

- 12/10/96 Thành lập Thiền Viện L-S và HPGLS tại Montréal, Gia Nã Đại.

- 20/05/97 Thành lập Chùa Linh-Sơn tại Columbus, Ohio Mỹ Quốc.

- 01/06/97 Thành lập Chùa Linh-Sơn tại East Moline, Mỹ Quốc.

- 01/12/97 Thành lập Chùa Nhơn Vương tại Troyes, Pháp Quốc.

- 20/01/98 Thành lập NPĐLS tại H.D Etten Leur Hòa Lan.

- 08/02/98 Thành lập Chùa LS tại Tottenham, Anh Quốc...

Tính đến nay lên đến trên 50 đơn vị chùa và Hội Phật Giáo Linh-Sơn trực thuộc sự  lãnh đạo và chỉ đạo của Giáo Hội PGLSTG. Số Tăng Ni được đào tạo đủ khả năng thừa hành Phật sự lên đến trên trăm vị.

Mặc dù Phật sự đa đoan khắp nơi và niên cao lạp trưởng, Ngài vẫn bất quyện bì lao hoằng hóa đúng với ý nghĩa:

"Lập Giáo Hội Linh-Sơn hoằng Phật Đạo

Dựng Tùng Lâm hiển giáo dưỡng đồ sinh".

Mùa Hạ năm 2000, Ngài đã ký mua được khu đất và ngôi nhà với diện tích trên 3000 thước vuông, mục đích kiến tạo một cơ sở thích nghi cho văn hóa và giáo dục Phật Giáo là tạo dựng một viện Đại Học Phật Giáo Thế Giới tại Vitry cận thủ đô Paris. Viện Đại Học này, không những đào tạo Tăng Ni và cư sĩ người Việt mà còn cho cả người Tây phương. Vì tuổi già sức yếu, ngày 19 tháng 04 năm 2001, Ngài đã lâm trọng bịnh cho đến ngày nay (15/02/05) gần 4 năm trường.

Ngài đã an nhiên thâu thần thị tịch tại Tự Viện Linh-Sơn Paris Pháp Quốc lúc 19 giờ 45, ngày 15 tháng 02 năm 2005 (nhằm ngày mùng 7 tháng giêng năm Ất Dậu) Trụ thế 80 tuổi, 59 Hạ lạp và 68 Tăng lạp.

Với ý chí kiên trì và hy sinh cao cả, Ngài đã vượt mọi khó khăn để gánh vác những Phật sự lớn lao. Ngài là một tấm gương sáng về phương diện hoằng pháp lợi sanh; công hạnh và uy đức của Ngài tỏa rộng khắp nơi. Ngài thật xứng đáng là một bậc long tượng, là một đống lương của ngôi nhà Phật pháp.  

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Nhất Thế húy thượng Như hạ Kế tự Giải Đạo, hiệu Huyền-Vi Giác Linh Tôn Sư tác đại chứng minh.

 

History of Venerable Dr Thich Huyen-Vi

On an auspicious day, 8th April, 1926, at Ninh-Thuận, South of Vietnam, a son, who was going to be a great Buddhist Master in the future, was born to Le Van Hien and his wife Nguyễn Thị Diem. As he was born into a religious and pious Buddhist family, it was not a wonder that at the young age of nine he wanted to be a monk and thus was ordained at the local Buddhist Temple.

At twelve, while doing his secular education, he was also taught, by his Buddhist Master, Classical Chinese which also comprises, intensive studies of the Confucian Classic. At the same time, he was guided wisely by his Master to study the Chinese Tripitaka.

At fourteen years of age, Ven. Huyen-Vi received his novice ordination. Even as a young novice of 18, he already took up the responsibility as a teacher at a Buddhist primary school. Later, at 20, he received the higher bhiksu Ordination. After  a few year later, he left his home province and joined An-Quang Buddhist Institute in Saigon for deeper understanding in Buddhalogy. At the same time, he continued his service to teach at a secondary school run by the Sangha. Apart from his academic pursuits and teaching activities, he never forgets to help other suffering beings especially those victims of the war and to do charitable works. Even at a young age, he was moulding himself to be a Buddhist Chinese Scholar by specialising in particular the Chinese versions of the Abhidharma - Kosabhasya, in Yogacara literature, and in Vietnamese literature.

As he was doing remarkably well in his academic field, he was appointed lecturership at An-Quang Buddhist Institute for monks and at Tu-Nghiêm Buddhist Institute for nuns as well as orator of the Vietnamese Sangha Congregation. Later he was elected Vice-President of the General Commission for the Propagation of the Dharma in South and Central Vietnam and finally later was the Director of An-Quang Buddhist Institute.

Wanting to broaden his horizons and later to be involved in international activities, Ven. Huyen-Vi left for India to learn more of both traditional Indian and Western method of scientific work. In the summer term in 1961, he enrolled at the Nalanda Institute of Post-Graduate Studies and Research in Pali and Buddhist Learning. He took on the difficult task of learning English and Hindi in order to follow the university courses and amazingly he succeeded by obtaining his B.A. in English in 1965. As he was proficient in the Buddhist doctrine as preserved in the Chinese Tripitaka, it was easy for him to command the Pali language quickly.

In 1963, he passed the Pali-Acarya examination conducted by the Mithila Institute of Post-Graduate studies and Research in Sanskrit Learning at Darbhanga. In 1967, he did his MA  in Pali entitled The Four Abhidhamma Reals at the Magadh University, Bodh Gaya. In May 1971, he obtained his Ph.D, the dissertation being "A Critical Study of the Life and Works of Sariputra Thera", under the supervision and guidance of Prof. U. Dhammaratana of Sri-Lanka whom he was very high regard for.

Nalanda is the birth place of Sariputta, one of the chief disciple of the Buddha who was very wise and believed to be the originator of the Abhidhamma philosophy. Coincidentally, Ven. Huyên-Vi had his own special interest for Abhidhamma literature since in Vietnam and thus, he embarked upon "A Critical Study of the Life and Works of Sariputra Thera", where a full-scale study in which all relevant source materials were gathered from the Pali, Sanskrit and Chinese canonical, post-canonical and commentarial literature were systematicallly arranged and evaluated. The products of his study showed that Sariputra has a charming personality of a great sage, in contrast to the usual discription of the stereotype ascetic of the Ancient India. This conclusions was the same to those of the well-known scholar, André Migot, who wrote in his "Un Grand Disciple du Buddha, Sariputra - son rôle dans l'histoire du Bouddhisme et dans le développement de l'Abhidharma (BÉFEO, Paris, 1954).

As a youth, Ven. Huyen-Vi had very good teaching skills. He held the post of a lecturer for three years at Nalanda Institute teaching mordern Chinese and he encouraged students to take up the Chinese diploma courses. As for himself, he took up a diploma course in Tibetan under the guidance of Lama Rigzin Lhundup. In 1973, after staying in India for more than 10 years, he returned to Vietnam to be the Professor at Van-Hanh Buddhist University in Saigon. He lectured on Ch'an Buddhism according to Chinese sources. One year later, the Saigon State University appointed him to teach Buddhism and ancient Vietnamese Literature. Unfortunately in 1975, due to political unrest in his country, he was not able to continue with his teaching career.

Ven. Huyên-Vi was one of the Buddhist leaders of South Vietnam. He never loose contact with his motherland no matter where he went. In 1964, he was elected President of the Overseas Vietnamese Buddhist Association and in 1969, he became the Hon. President with the headquarters in France. Following that in 1972, he was elected General Commissioner of the United Buddhist Congregation in Saigon. Only in 1975, he was invited to Paris by the Linh Son Buddhist Association to be the adviser and later on its president and Vén. Supérieur of Monastere Bouddhique Linh Son (= Grdhrakuta - Vihara). With much work and persistence, he set-up the Linh Son Headquarters at Joinville-le-Pont, France, together with all other branches at all other continents of the world.

In 1977, Linh Son, France was chosen to be The World Fellowship of Buddhists Regional Centre in France and Ven. Huyen-Vi was the director. In 1979 he joined the World Buddhist Sangha Council and has contributed much as it's Vice-President since.

Buddhist Education has always been what Ven. Huyen-Vi put much importance on with that in mind, he converted the Monastere Bouddhique Linh Son into a centre for monks and nuns to be trained and later to take charge of other branch institutions. As Linh Son Headquarters was becoming too small for all these activities, in 1987, Ven. Huyen-Vi managed to acquire a bigger place - a 30 hectares of grounds to the North of Limoges which is now known as Linh Son Tung Lâm or Linh Son Mahavihara or Dharmaville. Annually, every summer, this centre is the venue for intensive monastic training.

In 1979, Institute de Recherche Bouddhique Linh Son at Joinville-le-Pont was formed with the aim in mind to give the monks and nuns higher standard of training. In that year itself, Ven. Huyen-Vi and other graduate Sangha members began to teach meditation, Buddhist doctrine in Vietnamese/French and Pali (grammar, suttas and Abhidhamma). Printing facilities were also installed at the headquarters to produce brochures, booklets and voluminous books of the Ven. Superior's writing in French and English. The Ven. also saw the importance of reprinting the rare Buddhist books in Vietnamese especially from the Chinese Tripitaka. Thus it became one of the main objectives of the Institute. With the aim of doing Buddhological research, Ven. Huyen-Vi created Linh-Son Publication d'études bouddhologiges of which from 1977 to 1982, twenty copies have been produced. The following year the Institut in cooperation with the Pali Buddhist Union in London, produced the bi-annual jounal called Buddhist Studies Review with advisership of Ven. Huyen-Vi and edited by Russel Webb. The Chinese version of the Ekottaragama which was not known before in the West was translated in parts into French and English. His pieces of Sino-Vietnamese calligraphy was also contributed to this journal. Recently, The Buddhist Studies Review has won recognition as the organ of the UK Association for Buddhist Studies.

Ven. Huyen-Vi's contributions to Buddhist Studies like the comprehensive commentaries inter alia on the Saddharmapundarika, on Prajnaparamita texts or the history of Ch'an School are mainly in Vietnamese which unfortunately is in inaccessible to those who do not read Vietnamese.

To put all this in a nutshell, one outstanding characteristic of Ven. Superior is that in whatever he does throughout his active life, he always does it with the ideal of  "bodhisattvacaryà sarvasattvahitàya".  

Written by: Bhiksuni Shih Hang Thi (Tang Hui Hui )

 

 

CURRICULUM VITAE

Most Ven. Dr Thich-Huyen-Vi (Ma.; Achariya, Ph.D)

President of the World Linh-Son Buddhist Congregation

Vice President of Linh-Son Regional Centre of WFB

President of Linh-Son Research Buddhist Institute

Vice-President of the World Buddhist Sangha Council

Vice-President of the World Buddhist Tathagata Supreme Followers.  

1926 On 8th April in 1926, was born at Ninh-Thuan the historical city of South VIET NAM, descended from a Buddhist family.

 

1935 Joined the Buddhist order (exceedingly studious as he was childhood), he acquired proficiency in the Mahayana Tripitaka with a few years by under going assiduous training.

 

1940 Became a novice (samanera).

 

1946 Was ordained as a Bhikkhu, after graduation from the An-Quang Buddhist Institute in Saigon, South VIETNAM, and began to hold many important positions by consecrating himself of many charitable Work to help the people suffering from the War, and went round VIETNAM for preaching the Buddha-Dharma.

 

1951 Study and research Buddhism at the An-Quang Buddhist Institute in Saigon, South VIETNAM.

 

1954 Became a lecturer at An-Quang Buddhist Institute for monks, and Tu-Nghiem Buddhist Institute for nuns, and also preacher of the vietnamese sangha Congregation.

 

1955 Was elected as Vice-President of the General Commission for the propagation of the Buddha-Dharma. Was elected as the Director of An-Quang Buddhist Institute.

 

1961 Left India for higher studies (on 2nd of July).

Carried on research the topic related to the Theravada tradition of Buddhism at Nalanda Pali Research Institute in Bihar (INDIA).

 

1963 Acquired proficiency in Pali, in addition to knowledge of Mahayana Buddhism and chinese language.

 

Got through the Pali Achariya examination from Sanskrit University in Bihar (INDIA).

 

1964 Was elected the President of Overseas Vietnamese Buddhist Association.

 

1965 Graduated B.A. (special) English Examination.

 

1967 Graduated M.A. examination in Pali from the Magadha University, Gaya (INDIA) : (Dissatation the four Abhidhammic Reals).

 

1969 Was elected Hon. President of O.S.V.B.A. (FRANCE).

 

Became lecturer in Chinese for 3 years in Nava Nalanda Mahavihara Institute in India.

 

1971 Submitted the thesis on A critical study of the life and Works of Sariputra Thera, was approved to obtain the degree, Doctor of Philosophy in the faculty of Arts at Magadha University in Bihar (INDIA).

 

1972 Was elected in January, as General Commissioner for Dharmaduta of the United Buddhists Congregation in Saigon (South VIETNAM).

 

1973 Was appointed as Professor at Van-Hanh University in South VIETNAM.

 

1974 Was appointed as Professor in Buddhist studies at Saigon University in South VIETNAM.

 

1975 On 10th May, was invited to Paris, by Linh-Son Buddhist Association as the Abbot of Sacred Mountain Monastery and appointed as the advisor to the same Association.

 

On 30th September, was appointed as the Director of Hoang-Phap publication.

 

1977 On 29th January, became as the Venerable superior of Linh-Son Buddhist Monastery at 9, Avenue Jean-Jaurès, 94340 Joinville le Pont - Paris (FRANCE).

 

0n 27th March, was appointed as the leader of Vietnamese Buddhist Association in Hawaĩ and the Abbot of Linh-Son Temple, Honolulu (U.S.A).

 

On 15th May, appointed as the Director of Etudes Bouddhalogiques Magazine.

 

On 30th May, was invited as the President of World Fellowship of Buddhists Regional Centre, Paris (FRANCE).

 

1978 On 26th November, was appointed as the founder and venerable superior of the Sacred Mountain Monastery in Detroit, Michigan (U.S.A.).

 

On 30th December, was appointed as the President of Linh-Son Buddhist Association in FRANCE.

 

1979 On 20th June, was invited as the leader of Linh-Son Buddhist Association in New Jersey (U.S.A.).

 

On 10th March, was appointed as the Director of Linh-Son Research Buddhist Institute in Paris (FRANCE).

 

On 20th May, was appointed as spiritual Advisor of Buddhist Association in Bruxelles (BELGIUM).

 

On 28th October, was appointed as the President of the Buddhist Association in BELGIUM.

 

On 10th November, became as life member of World Buddhist Sangha Council in Taipei (TAIWAN).

 

1980 On 10th October, was appointed as the leader of Linh-Phong Buddhist Association at Lausanne (SWITZERLAND).

 

On 20th December, was appointed as the leader of Linh-Son Research Buddhist Institute and Linh-Son preaching Hall in Taipei (TAIWAN).

 

1981 Was appointed as the President of Linh-Son Buddhist Association in London (ENGLAND).

 

1982 On 5th August, became Lord Abbot of Linh-Son Temple at Southern Row London (ENGLAND).

 

On 9th September, was appointed (by French Government) as the Director of Vincennes Buddhist International Centre - Paris.

 

On 11th December, was appointed as the spiritual leader of Linh-Son Buddhist Association in Austin -Texas (U.S.A.).

 

1983 On 15th November, was appointed as the spiritual leader of Linh-Son Buddhist Association at Poitiers (France).

 

On 25th September, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association at Belmont Grand Rapids - Michigan (U.S.A.).

 

On 29th May, was appointed as the spiritual leader of meditation Centre (Sakyamuni Buddhist Association) - Montbeon (FRANCE).

 

1984 On 20th October, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association, at Montebello - California (U.S.A.).

 

On 12th November, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association at Houston -Texas (U.S.A.).

 

Was appointed as spiritual adviser of Buddhist study Review of the Institute de Recherche Boudhique Linh-Son.

 

1985 On 15th March, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association, in Brest (FRANCE).

 

On 26th May, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association in Reims (France).

 

On 30th July, was founder of Linh-Son Buddhist Association Cergy-Pontoise (FRANCE).

 

On 13th October, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association, Detroit - Michigan (U.S.A.).

 

On 12th December, was appointed as the Venerable superior of the Linh-Son Buddhist Vihara in Kusinagar (INDIA).

 

1986 On 8th January, selected as the Vice-President (for FRANCE) of the World Buddhist Sangha Council.

 

On 12th March, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association in Toulouse (FRANCE).

 

On 3rd April, was appointed as the founder member of Linh-Son Buddhist Association in Limoges (FRANCE).

 

On 14th July, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association, in Kinshasa (AFRICA).

 

On 30th October, bought 30 acres (french) of land for the constructing of the Linh-Son Buddhist University project in Rancon (FRANCE).

 

1987 On 26th September, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Vihara in Brisbane - Q.L.D. (AUSTRALIA).

 

1988 On 29th November, was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association, in Toronto (Canada).

 

Was invited as the leader of the Linh-Son Buddhist Association Sangha, in Portland -Oregan (U.S.A.).

 

Was appointed as the leader of Linh-Son Buddhist Association, in New Jersey - New York (U.S.A.)

 

1989 Was invited as the leader of Linh-Son Buddhist Association in Windsor - Ont (Canada).

 

Was founder of the Linh-Son Monastery, in 8, Church St, Stanhope 07874 New Jersey (U.S.A.).

 

Was selected as the leader of Linh-Son Buddhist Association, in New-York (U.S.A.).

 

1990 Was invited as the leader of Linh-Son Temple at Mulhouse (FRANCE)

 

Was invited as the leader of Linh-Son Buddhist Association, in Columbus - Ohio (U.S.A.).

 

On 30th December, was invited as the leader of Linh-Son Temple in Melbourne (AUSTRALIA).

 

1992 Was invited as Vice President of World Buddhist Tathagata supreme Flowers, in Sri-Lanka.

 

On 15th October, was invited as the leader of Association Bouddhique de Laĩc Vien-Giac, Abidjan, Côte d'Ivoire (AFRICA).

 

1993 On 9th May, was invited as the leader of the Linh-Son Temple at Massachutsette (U.S.A).

 

On 25th July, honoured with the title of "Linh Son Sangha Raja" (or Maha Nayaka Thera the World Linh Son Buddhist Congregation).

 

On 30th September, was invited as the leader of Linh-Son Buddhist Association in Pho-Ninh, Kwang-Tung Province (CHINA).

 

1994 On 22nd April, was invited as the leader of Association Buddhist Bo De in Montpellier (FRANCE).

 

1995 On 2nd February, was inivited as the leader of the Linh-Son Buddhist Association in Carnon.

 

1996 On 7th July, was invited as the leader of the Linh-Son Quan Am Tu in Chicago (U.S.A.).

 

On 18th October, was invited as the leader of the Linh-Son Meditation Centre and Linh-Son Buddhist Association in Montreal (Canada).

 

1997  On 20th May was invited as the leader of Linh-Son Buddhist Temple Ohio, 4045 Cleveland Ave. Colombus Ohio U.S.A

 

1997  On 1st June was invited as the leader of Linh-Son Temple, at 1509-9 th street, East Moline, IL  61244, U.S.A.

 

1997 On 1st December was invited as the leader of the Nhon Vuong Temple at Troyes,  France.

 

1998 On 20th January was invited as the leader of Niem Phat Duong Linh-Son, Lange Schoor 45A, 4873 HD Etten Leur, Holland.

 

1998 On 8th Frebruary was appointed as the leader of the Linh-Son Temple at Tottenham, London England.

 

 Hình ảnh sinh hoạt của HT Huyền Vi

@@@ Xem Trang Tang Lễ Hòa Thượng Thích Huyền Vi @@@

 


Webmaster:quangduchomepage@gmail.com

Trở về trang Thư Mục Tác Giả

Đầu trang

 

Biên tập nội dung : Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua Email:
quangduchomepage@gmail.com
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Australia.
 Tel: 61. 03. 9357 3544; Fax : 61.03.9357 3600