---o0o---
Lời giới
thiệu
Nhận được bản thảo cuốn "Vượt Luân Hồi
Vào Tịnh Ðộ" của Thầy Phổ Huân gởi từ Úc qua Ðức bằng đường hàng
không và nhờ tôi giới thiệu trước khi in thành sách. Dĩ nhiên là tôi rất
hoan hỷ. Tôi đã bỏ ra mấy ngày để đọc tác phẩm này.
Sách
gồm có 10 chương và mỗi chương như thế tác giả đã hình thành cho một
chúng sanh và nhiều chúng sanh ở nhiều dạng thức khác nhau. Lúc thì làm
Vua, lúc thì làm Trời, lúc làm người, lúc làm A Tu La, lúc làm súc sanh
v.v... mãi sanh tử cuốn chìm trong biển nghiệp. Rồi cũng chính từ chúng
sanh đó có nhân duyên nghiền ngẫm kinh A Di Ðà bằng nhiều lối nhìn qua
niềm tin, tôn giáo và triết học. Sau đó tác giả phân tích thế giới qua
hiện tượng và tuệ nhãn của Phật, để đi đến kết luận là ngoài thế giới
nầy còn có vô vàn thế giới khác nữa, mà trong kinh Phật gọi là: Hằng hà
sa số thế giới.
Chúng
sanh khi phát tâm niệm Phật thì vượt lên khỏi những đối đãi thường tình,
mà do Tín, Hạnh, Nguyện là ba điều căn bản để chúng sanh đó thành tựu
đức tin và hạ thủ công phu, đi vào pháp môn niệm Phật để vượt khỏi luân
hồi, đi vào Tịnh Ðộ. Khi đã đới nghiệp vãng sanh, quả vị ấy tuy nhỏ ở
cõi Tịnh Ðộ; nhưng vượt qua khỏi cõi người và cõi Trời; nơi an ổn, gần
bên Ðức Từ Phụ A Di Ðà để tiếp tục tu chứng Thượng phẩm Thượng sanh vậy.
Khi
phát tâm niệm Phật cũng đồng thời phát tâm Bồ Ðề cầu được vô thượng
chánh đẳng chánh giác, là quả vị Phật mà hành giả của Tịnh Ðộ Tông quyết
trong một đời hay nhiều đời phải đạt đến.
Trong
cuộc đời này ai trong chúng ta sinh ra rồi cũng phải chết. Vì thân nầy
được cấu tạo bởi tứ đại: đất, nước, gió, lửa mà thành, thì khi tứ đại
không còn hòa hợp nữa, phần nào sẽ được trả lại phần đó cho thiên nhiên,
đất trời và vạn vật. Tuy nhiên nếu người biết tu, tạo những công đức,
phước điền như bố thí, trì giới, niệm Phật v.v...thì đây là những công
năng vi diệu giúp hành giả có thể vãng sanh về thế giới Tây Phương của
Ðức Phật A Di Ðà.
Cuối
cùng của sanh tử vẫn là chốn Phật hiện thân. Do vậy mà trong sanh tử đã
có Phật tánh và từ tánh Phật nầy, mỗi chúng sanh đều có thể thành Phật;
nếu nhất tâm niệm đến danh hiệu của Ðức Phật A Di Ðà trong khi sống cũng
như trước lúc lâm chung. Ðiều nầy ai cũng có thể làm được hết trong đời
mạt pháp nầy.
Vĩnh
Minh Diên Thọ Thiền Sư, người đời Tống bên Trung Quốc suốt đời tu Thiền;
nhưng cuối đời Ngài cũng đã hạ thủ công phu tu pháp môn Tịnh Ðộ. Trong
sự quyết nghi của sanh tử ấy, Ngài có để lại đời sau bốn điều như vầy:
1. Trong đời mạt pháp nầy vạn người tu Tịnh Ðộ đều chứng hết cả vạn
người.
2. Trong
đời mạt pháp nầy mười người tu Thiền chỉ chứng được có một người.
3. Trong
đời mạt pháp nầy nếu ai tu cả Thiền lẫn tu Tịnh Ðộ thì chẳng khác nào
chúa tể sơn lâm có thêm hai sừng.
4. Trong
đời mạt pháp nầy nếu chẳng tu Thiền lẫn chẳng tu Tịnh Ðộ, khi chết
xuống, chỉ có cột đồng và nước sôi.
Ðây là
4 điều khẳng định của Ðại Thiền Sư đời Tống và những điều nầy đã được
giảng giải rành mạch trong "Qui Nguyên Trực chỉ".
Ðời
nầy tu Thiền vẫn có người chứng; nhưng so ra với Tịnh Ðộ thì khó hơn và
ít chứng hơn. Chi bằng tu pháp môn Tịnh Ðộ, nương vào tha lực của Ðức
Phật A Di Ðà là điều dễ làm nhất mà thành quả lại cao.
Tu
Thiền giống như chúng ta biết bơi; nhưng liệu ta bơi được bao lâu? có lẽ
chừng vài tiếng đồng hồ; nhưng sau đó thì sao nữa ? Tu Tịnh Ðộ thì khác,
sau khi bơi mỏi rồi, có chiếc thuyền bên cạnh, ta có thể nương vào đó để
nghỉ ngơi và đó là sự trợ lực của Ðức Phật A Di Ðà.
Tu
Thiền cũng giống như một người đứng vững hai chân; nhưng đứng được bao
lâu ? - Có lẽ chừng vài tiếng đồng hồ. Rồi sao nữa ? - có thể ngã quỵ
lúc nào không hay biết; nếu tự lực mình không kham nổi. Còn tu Tịnh Ðộ ?
Sau khi đứng mỏi chân rồi, ta có bức tường để dựa lấy sức và lần theo
lực gia trì của Ðức Phật A Di Ðà cùng nhị vị Bồ Tát Quan Thế Âm và Ðại
Thế Chí, ta có thể đi vào cõi Cực Lạc một cách an nhiên tự tại.
Thế
thì không còn gì nữa để nghi ngờ. Các hành giả nên đọc sách nầy và từ đó
có thêm một chút hành trang, một chút tín tâm để đi vào cõi Tịnh Ðộ như
sách "Hương Thơm Niệm Phật" đã có lần Thầy Phổ Huân trao gởi đến quý vị
độc giả xa gần lâu nay.
Xin
trân trọng giới thiệu sách "Vượt Luân Hồi Vào Tịnh Ðộ";
sách dày 253 trang, nội dung rất phong phú, văn mạch rất lưu thông, dễ
đọc, dễ hiểu. Sách do chùa Pháp Bảo ấn tống và Thượng Tọa Thích Bảo Lạc
là Bổn sư của Thầy Phổ Huân đã tùy hỷ công đức.
Mong
rằng mọi người, mọi loài đều phát tâm niệm Phật để hoa sen nơi thế giới
Cực Lạc được mãn khai thì Ta Bà nầy chúng sanh không còn khổ ải nữa.
Nam Mô Thường Tinh
Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát
Vào một sáng mùa Xuân năm 2003
tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Ðức Quốc
Thích Như Ðiển
Lời dẫn
Ðường học
Phật mênh mông nào ai tự hào quán triệt, nhưng khi ý thức Phật tại tâm
mình, thì hiện pháp chẳng còn xa !
Nẻo về Như
Lai Tạng lại chẳng lạ, chẳng thường duy cũng từ tâm phát khởi.
Nhân duyên
khởi viết tập sách này, không ngoài ý thức mong rõ thấy con đường, mong
thấy Như Lai tánh.
Thật vậy,
đã bấy lâu rong ruổi trong đời trải qua bao thăng trầm thô tế, mà vẫn
hoài trôi nổi si mê - con đường đi qua nào phải xa chánh pháp, nhưng sao
lòng vẫn trĩu nặng chất tình xa!
Tình của
người trong sáu nẻo!!
Trong sáu
nẻo kia chỉ có một nẻo người, sao lại để tình người rơi vào khổ lụy!
Ðó vì biển
động của tâm, không chống chỏi được pháp trần hữu lậu; nên biến động
thành tình, tình vọng thức vô minh !
Niệm Phật
chỉ là một trong muôn pháp, từ dòng sáng chân viên của chư Phật mà lưu
xuất hóa thành. Và ngay đời này, pháp đó hiển lộ khởi sinh một cách
nhiệm mầu; nhưng vẫn cụ thể rõ ràng, sinh động, năng dừng mọi vọng tưởng
chúng sanh.
Người viết
không biết tự nhân duyên bao giờ nay gặp được! Xin chân thành mến mộ
kính ghi chia xẻ cùng tất cả bạn đường xa.
*
Thảng hoặc
có chi khúc mắc trong văn ý, đó là do kiến thức của người viết hãy còn
nông cạn, kính xin Quý vị thiện tri thức độc giả lượng tình mách bảo
cho. Nhân cũng xin tri ân đến quý tác giả, dịch giả mà người viết đã mạn
phép trích ghi sao lục.
Cuối cùng,
nếu được duyên lành công đức chi từ nơi tác phẩm này, nguyện xin hồi
hướng đến tất cả chúng sanh trong pháp giới đều sanh về Tịnh độ.
Nam Mô A Di Ðà Phật
Pháp Bảo tự năm 2003
TK. Thích Phổ Huân
---o0o---
Mục Lục
Chương I
|
Chương II
|
Chương III
Chương IV
|
Chương V
|
Chương VI
|
Chương VII
Chương
VIII
|
Chương IX
|
Chương X