Trang tiếng Việt

 Trang Nhà Quảng Đức

Trang tiếng Anh

Tập San Nghiên Cứu


...... ... .


Hội Thảo Quốc Tế
Phật Giáo Trong Thời Đại Mới

 


 

Kinh nghiệm truyền bá và phát triển Phật giáo tại Châu Âu,
đặc biệt là Đức quốc

TT. Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác, Đức quốc

 

Đạo Phật như một cây đại thọ, có gốc rễ đã bám chặt sâu vào lòng đất của Á châu hơn 2500 năm lịch sử. Do vậy gốc rễ ấy đã quá vững vàng để cho những cành lá ấy vươn cao mãi cho đến tận trời Tây và Phật Giáo đó ngày hôm nay đã có mặt khắp năm châu trên quả địa cầu nầy.

Sau khi vua A Dục (304 BC-232 BC) quy y với Đạo Phật và gửi nhiều đoàn truyền giáo sang các nước Âu Châu như Hy Lạp, Iran, Irak, Alexandria... Thì nghiểm nhiên giáo lý của Đức Phật đã có mặt tại các xứ Trung và Đông Âu này từ những ngày mà Thiên Chúa chưa xuất hiện. Vì vậy mà thuở bấy giờ những Tăng Sĩ và giáo đoàn cũng như tự viện đã được phát triển một cách hùng mạnh, đã chiếm cứ một phương trời triết học, nghệ thuật, văn hóa cũng như đạo đức tại những xứ này. Đó là kết quả của những nhà khảo cổ học gần đây đã khai quật được nhiều di tích tại xứ Alexandria cũng như tại Hy Lạp. Điều này chứng tỏ rằng Phật Giáo đã vang bóng một thời tại những xứ ấy.

Sau đó thì các đạo khác xuất hiện và Phật Giáo vốn chủ trương ôn hòa, bất bạo động; nên đã bị các tôn giáo khác như Hồi Giáo đã thanh toán, chiếm hữu và giết chóc cũng như phá hoại không biết bao nhiêu là tự viện, tu sĩ và những giá trị tinh thần khác. Ngay cả tại Ấn Độ; nơi quê hương của Đạo Phật cũng đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm như thế. Phật Giáo không chùn bước với những thử thách và chịu đựng ấy; Phật Giáo đã nép mình vào sự tồn tại của dân chúng mà thị hiện qua nhiều hình thức khác nhau và trong những thời kỳ bị đánh hại như thế, Phật Giáo chỉ còn tồn tại trong những hình thức nghi lễ, cúng bái cũng như đức tin trời Phật mà thôi. Đây chính là cái nhân để gìn giữ lửa trí tuệ cho những thời kỳ phục hưng sau nầy tại Âu cũng như Á Châu.

Đọc sử Âu Châu không thấy nói nhiều về sự hiện diện của Phật Giáo tại châu này vào những thế kỷ sau Thiên Chúa cho đến thế kỷ thứ 17, 18. Có lẽ vì ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo trong những thế kỷ ấy quá lẫy lừng tại châu này; nên Phật Giáo lại ẩn nhẫn đâu đó để tự tiếp cận về sau này, nơi những nhà triết học của Âu Châu chăng? Trải qua những lần chinh đông của quân đội các nước Âu châu để đi tìm thuộc địa, trong đó có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Anh, Hòa Lan v.v. đã để lại nơi những con người khoa học Âu Châu trong khi tìm kiếm một giá trị tâm linh đích thực của những dân tộc Á Châu ấy thì họ đã bắt gặp Phật Giáo và cũng chính những người ra đi viễn chinh ấy họ đã mang về cho quê hương của họ những chiến lợi phẩm đã nhặt được tại Ấn Độ, Tích Lan, Việt Nam v.v. gồm những tượng Phật, kinh điển bằng tiếng Pali hay Hán Văn. Kể từ đó những nhà nghiên cứu mới bắt đầu làm quen với Đạo Phật.

Như vậy, trong cái rủi lại có cái may và trong cái may ấy lại ẩn chứa những rủi ro khó lường được về sau nầy. Cái rủi là thuở ấy những người Á Châu chúng ta không có đủ phương tiện thuyền bè như người Âu Châu để chinh Tây như người Tây Phương đã đến chinh phục chúng ta vào những thế kỷ 16, 17, 18 và 19; nhưng được cái may là giáo lý của Đạo Phật được tự động tràn ngập vào Tây Phương từ hàng thượng lưu trí thức và từ đó giáo lý ấy đã được truyền bá rộng rãi trong khắp Âu Châu ngày nay.

Nhưng trong cái may ấy cũng có cái rủi là không có người lãnh đạo những phong trào học Phật này. Đúng là trăm hoa đua nở. Lý do chính đáng để trăm hoa nầy đua nở. Vì các nhà học phật Âu Mỹ nầy họ đã chán ngấy những tôn giáo độc thần, mọi quyền của con người đều được ban ơn bởi một vị Thượng Đế. Do đó mà họ muốn thoát ra khỏi những kỷ cương vốn đã trói cột họ suốt hơn 2000 năm nay. Đây là lý do chính để họ thấy rằng ở Đạo Phật có một cái gì đó công bằng hơn. Vì mọi người đều có khả năng thành Phật và ngay cả người nữ đối với Đạo Phật cũng có một vai trò và giá trị cao hơn là những Tôn Giáo khác; nên họ đã chấp nhận Đạo Phật một cách rất dễ dàng. Rồi từ đó họ đi vào giáo điển bằng tiếng Pali, Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam và Phạn Ngữ.

Riêng tại nước Đức này cách đây hơn 200 năm có nhà văn đồng thời là triết gia đã bắt đầu làm quen với Phật Giáo. Đó là Schopenhauer (22.02.1778-21.09.1860), ông ta không hẳn là một phật tử, nhưng ông đã thích giáo lý của Đạo Phật và hình ảnh tượng Phật đầu tiên đã có nơi phòng làm việc của ông vào những năm ở đầu thế kỷ 19 đã khiến cho những nhà phật học khẳng định rằng: Phật Giáo tại xứ Đức nầy đã bắt đầu từ đó. Đồng thời với Schopenhauer, tại Việt Nam chúng ta có đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Du đã phải tụng kinh Kim Cang hơn 300 biến mới hoàn thành được tác phẩm Kim Vân Kiều là một câu chuyện bên Trung Quốc nhan đề là “Thanh Tâm Tài Tử Truyện” hay “Đoạn Trường Tân Thanh” vốn dĩ là một áng văn xuôi rất bình thường đã xuất hiện vào triều nhà Minh, ở vào thế kỷ thứ 13, 14. Thế nhưng khi tác phẩm ấy đã vào tay cụ Nguyễn Du, là một bậc quan lại của ba triều(1) nghiễm nhiên đã trở thành một tuyệt tác văn chương, mà có lẽ trước và sau đó trong lịch sử văn học Việt Nam không có tác phẩm nào có thể sánh bằng với tác phẩm nầy. Vả chăng tinh thần Tam Giáo đồng quy đã thể hiện được trong tác phẩm nầy qua cái nhìn biến thiên của lịch sử. Giả dụ, nếu tác phẩm này có tồn tại ở Trung Quốc trong 1000 năm sau nữa, cũng chỉ thế thôi. Nó sẽ trở về trong quên lãng. Nhưng ở đây may mắn nó đã lọt vào tay của cụ Nguyễn Du và chính nó đã làm đẹp đẽ giang sơn văn học Việt Nam, chứ không là của Trung Quốc.

Đạo Phật cũng như thế, khi du nhập vào các nước Âu Châu đã biến thể khá nhiều. Đầu tiên có những nhà nghiên cứu người Âu Châu sau khi thâm hiểu giáo lý của Đạo Phật ít nhiều, họ đã tự động sang Á Châu để xuất gia học đạo, trong đó có ngài Nyanatiloka(2) người Đức, ngài sang Tích Lan kể từ sau đệ nhị thế chiến (1939-1945) và viên tịch tại đó. Trong thời gian Ngài ở Tích Lan, rất tích cực trong việc dạy Thiền cũng như phiên dịch những kinh điển từ tiếng Pali sang tiếng Anh và tiếng Đức. Ngài không về lại Đức. Vì lẽ xứ Đức đối với Ngài chưa có cơ duyên; trong khi đó Tích Lan là một xứ Phật Giáo; nên Ngài đã không rời bỏ nơi mà Ngài đã tu học trong nhiều năm tháng.

Rồi những năm đầu thế kỷ thứ 20 nầy, người ta đã để ý đến Zen của Nhật Bản, qua sự truyền bá của Daisetsu Suzuki (1870-1966), là người Nhật có vợ Anh và những tác phẩm của ông như “Easy Zen and Easy Practise” đã làm cho nhiều người Âu Mỹ, nhất là người Đức ưa chuộng phong thái mới nầy. Nó rõ ràng hơn và an ổn hơn là đi vào thế giới tiếng Pali không đơn thuần chút nào ở những giai đoạn đầu học Phật.

Rồi các triết gia Friedrich Nietzsche (1844-1900) hay Sigmund Freud (1856-1939) và Hermann Hesse (1877-1962) là những người không nhiều thì ít đã ảnh hưởng tinh thần khai phóng tâm linh của Phật Giáo qua tác phẩm Ánh Sáng Á Châu (The Light of Asia) của Edwin Arnold (10.06.1932-24.03.1904). Để từ đó họ có những sáng tác độc đáo như “Đường về nội tâm” (Der Weg nach Innen) của Herman Hesse. Chính những tư tưởng của những triết gia này đã ảnh hưởng không ít đối với người đương thời và ngay trong hiện tại, không thiếu những người nhắc nhở đến họ.

Đặc biệt nhất ở xứ Đức này phải nhắc đến nhà bác học Albert Einstein (14.03.1879-18.04.1955). Ông ta là người Đức gốc Do Thái sinh ra tại Neu Ulm thuộc miền nam nước Đức. Lớn lên ông học hành cũng bình thường; nhưng sau đó nhờ đi dạy học tại Thụy Sĩ và nhờ phát minh thuyết tương đối (Reality Theory); nên đã được thế giới ngưỡng mộ. Sau đệ nhị thế chiến, ông di dân qua Hoa Kỳ và lập nghiệp cũng như chết tại đó. Ông đã viết rất nhiều sách và diễn thuyết rất nhiều nơi trên thế giới; nhưng với ông đặc biệt có ba điều mà người phật tử chúng ta cần nên nhớ. Ông nói: “Điều thứ nhất, người phật tử không cần đi tìm Đạo Phật nơi khoa học, vì trong Đạo Phật đã đầy đủ tính chất khoa học rồi.

Điều thứ hai, tôi (tác giả) không phải là một Phật tử. Nhưng nếu tôi theo một Tôn Giáo, tôi sẽ chọn Phật Giáo.

Điều thứ ba, kể từ thế kỷ thứ 21 trở đi không có Tôn Giáo nào có thể phát triển mạnh trên thế giới bằng Đạo Phật.”

Ta có thể nói rằng: nhà bác học Albert Einstein là một người Phật tử chưa quy y Tam Bảo và rất có thiện cảm với giáo lý của Đạo Phật mà ở vào cuối thế kỷ thứ 20. trên quả đất này có sáu tỷ người, trong khi đó Liên Hiệp Quốc đã chọn ông là người tiêu biểu và là cha đẻ của thuyết tương đối. Từ đó ta hãnh diện là một người Phật tử đã chọn đúng đường cho nội tâm của mình.

Đức Phật nói trong luận A Tỳ Đàm về việc thành lập các thế giới(3) đã khẳng định rằng vũ trụ nầy còn tồn tại lâu bền hay sẽ vở tung ra trong thời gian dài ngắn là do con người biểu hiện qua các việc: có kính trọng cha mẹ, Thầy Tổ; có hòa thuận với anh chị em trong gia đình; có tu bát qua trai, làm lành lánh dữ hay không; chứ không phải quả đất nầy được cai quản bởi một vị chúa tể nào. Đây là một nhận định khoa học, khách quan mà Đức Phật đã dõng dạc tuyên bố như thế qua tuệ giác siêu việt chứng ngộ của mình.

Cũng như gần đây nhà bác học Stephen Hawking (sanh 08.01.1942) là người Anh. Ông ta đã chứng minh như Đức Phật là thời gian không có bắt đầu và không có cuối cùng. Rõ ràng là giáo lý ấy đã được người Âu Mỹ và đặc biệt là những học giả của thế giới đã tán đồng. Do vậy đề tài “Phật Giáo trong thời đại mới: cơ hội và thách thức” có lẽ sẽ không dừng lại đây mà sẽ triển khai ở nhiều phương diện, để Đạo Phật càng ngày càng được thăng hoa hơn.

Vào giữa thế kỷ thứ 20 một phong trào học Phật mới tại Âu châu nầy đã bùng nổ mạnh. Đó là Phật Giáo Tây Tạng. Qua hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà giáo lý Mật Tông đã được truyền bá khắp nơi. Từ thành phần trí thức, đến những người dân dã đã đổ xô đi nghe Ngài thuyết giảng, hay muốn gặp gỡ Ngài để được ban phước lành và đặc biệt là học hỏi những tư tưởng thâm sâu của Phật Giáo Tây Tạng đi từ Nhất thừa, đến Bích chi phật thừa, Bồ Tát đạo rồi mới vào được Kim Cang thừa. Đây là điểm son của lịch sử truyền thừa Phật Giáo trên thế giới.

Ở Đạo Phật không có cơ quan truyền giáo; nhưng ở Phật Giáo có một chất liệu thẩm thấu rất ly kỳ; nó giống như nước cứ chảy đến đâu là thấm vào lòng đất tại đó và không bị đất đẩy ngược lại. Nhìn lại lịch sử truyền thừa từ Ấn Độ qua Trung Hoa cũng thế. Thuở ấy Phật Giáo đã nhờ Lão giáo nên đã thâm nhập vào đất Trung Hoa một cách dễ dàng; nếu chỉ qua con đường Nho giáo thì có lẽ Phật giáo đã dậm chân tại chỗ. Ngược lại Việt Nam chúng ta thì qua những nhà Nho và qua những bậc vua chúa mà Phật giáo đã được truyền vào đây một cách dễ dàng. Phật giáo Nhật Bản cũng thế. Thánh Đức Thái Tử (Shotoku Taishi) là một ông vua vào thuở thời Đường hưng thịnh bên Trung Hoa, ông ta cũng làu thông kinh sử; nhưng ngược lại đã chọn Phật giáo làm quốc giáo cho thần dân. Ngoài ra trong điều 3 của hiến pháp Nhật Bản lúc bấy giờ còn lấy Tam Quy Ngũ Giới cho vào đó để thực hiện việc cai trị dân của Thái Tử. Quả thật Đạo Phật đã ở trong lòng người.

Chúng ta cũng sắp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lịch sử (1010 – 2010) chắc chắn không thể không nhắc đến Vạn Hạnh Thiền Sư vốn là một nhà Nho và đã bỏ Nho theo Phật và vai trò của Lý Công Uẩn trong việc trị nước an dân qua tinh thần của Phật học. Như thế chúng ta có thể khẳng định rằng Phật giáo đi đến đâu đã hòa nhập một cách tài tình vào tinh thần cũng như cách sống, phong tục, văn hóa, tập quán của nước đó.

Người Đức vốn là một dân tộc trọng kỷ luật và có tinh thần tự giác rất cao. Ngoài ra bên ngoài tuy họ lãnh đạm; nhưng bên trong có một quả tim rất từ bi, có một tình thương vô tận. Vì họ đã kinh qua những lò thiêu Do Thái của Hitler và trải qua chiến tranh đau khổ của đệ nhất và đệ nhị thế chiến; nên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đã giang tay ra để đón nhận hơn 100.000 người Việt Nam đến đây để tỵ nạn, sinh sống và bây giờ chúng ta đã và đang xây đắp cho quê hương nầy một viên gạch tâm linh của Phật Giáo vào tòa nhà cao nhất của 200 năm lịch sử truyền thừa nầy và dân tộc Đức đã chấp nhận Phật giáo một cách dễ dàng từ chính quyền trung ương đến địa phương. Từ những người thượng lưu trí thức, cho đến những người bình dân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đây quả thật là pháp Phật nhiệm màu và hầu như đã không có một sự chống đối nào khi Phật giáo Việt Nam của chúng ta hội nhập vào xã hội nầy.

Vì người Đức quan niệm rằng: một người không có đạo đức Tôn Giáo là người ấy dễ phá rối nền an ninh trật tự của xã hội nầy; nên chính quyền đã giúp cho Tôn giáo về văn hóa cũng như ổn định xã hội bằng phương pháp tạo điều kiện cho người có tôn giáo tham gia hoạt động Tôn giáo nhiều hơn để khỏi gây ra những tệ nạn trong xã hội, mà vốn dĩ công tác này là những chuyên đề của những vị lãnh đạo tinh thần của Phật giáo, có thể giúp đỡ cho chính quyền Đức ổn định trật tự trong xã hội nầy.

Ở đây người ta không cai trị dân bằng sự “gọi dạ bảo vâng” mà họ nghe tiếng nói từ dân và do dân đề nghị, cũng như giải quyết những nhu cầu của người dân, trong đó có vấn đề Tôn giáo, là một vấn đề ưu tiên mà nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của họ. Có như thế cuộc sống xã hội mới được an bình và quốc gia mới được thịnh trị.

Tôi vốn xuất thân là một nhà giáo dục học Phật giáo đi từ Á sang Âu và khi đến đây, thấy vấn đề tổ chức xã hội của họ có quy cũ và chặt chẽ như thế nên đã cúi đầu chào khâm phục và bắt tay cộng tác để làm những công việc xã hội văn hóa mà Tôn giáo của mình vốn đã không xa lạ gì trong mấy ngàn năm lịch sử tại quê hương Việt Nam yêu dấu ấy.

Đem chuông đi đánh xứ người, quả không phải là điều dễ dàng gì; nhưng riêng cá nhân tôi đã cố gắng qua 47 tác phẩm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Việt, Anh, Hoa, Nhật, Đức ngữ đã và đang đóng góp phần mình về vấn đề tâm linh cho ngôi nhà Phật Giáo tại Đức nầy.

Theo tôi nghĩ những bậc Tổ Sư của chúng ta như Ngài Ma Đằng, Ngài Trúc Pháp Lan khi qua kinh đô Lạc Dương của Trung Quốc vào thời nhà Hán chắc rằng các Ngài cũng bở ngỡ lắm, vì ngôn ngữ không thông; nhưng qua kinh Tứ Thập Nhị chương mà quý Ngài đã phiên dịch tại chùa Bạch Mã và những bản kinh sau đó, quả đã đóng góp và tích tụ bằng nhiều năm tháng kinh qua để được hội nhập vào cuộc sống tâm linh ấy thuở bấy giờ, quả thật vấn đề ngôn ngữ là vần đề tối trọng đại.

Người Nhật có câu tục ngữ rằng:

      “Go ni ireba, go ni sitagae”. (vào làng phải theo làng đó)

Người Trung Quốc có câu:

      “Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc”

Và người Anh có câu:

      “When you are in Rome do as Romans do”

Quả là sự ly kỳ cho việc truyền thừa Phật Giáo tại xứ nầy.

Ở Đức, Phật Giáo Việt Nam mới có mặt độ 30 năm; nhưng Phật Giáo đã bước đi những bước rất chậm và chắc như câu tục ngữ Đức: “Langsam aber sicher” (chậm mà chắc) và hy vọng ở thế hệ thứ 2, thứ 3 trở đi Phật Giáo Việt Nam sẽ có chân đứng vững chải tại xứ nầy(4). Một điều rất rõ ràng là bây giờ người Đức có một số lớn đọc, tụng được kinh tiếng Việt và người Việt sinh ra và lớn lên tại xứ Đức nầy bắt đầu từ thế hệ thứ 2 trở đi đã đọc, tụng kinh được bằng tiếng Đức. Đây là một sự giao thoa về mặt văn hóa và Tôn Giáo mà chúng ta thật ra khó có một cơ hội định trước. Có lẽ các pháp tất cả đều do nhân duyên sanh và tất cả các pháp cũng sẽ do nhân duyên diệt. Nếu thuận lợi thì sẽ tồn tại và phát triển. Nếu nghịch duyên thì giáo lý ấy sẽ ẩn mình, hoặc chuyển sang một hướng khác để tự tồn. Điều này lịch sử đã chứng minh và dĩ nhiên lịch sử không là vấn đề lập lại mà lịch sử là sự trải dài của thành, trụ, hoại, không.

Vui, buồn, khen, chê, được, mất, lợi, bất lợi v.v… đó chẳng qua là những đối đãi trong cuộc đời và tất cả không thật tướng. Vì thật tướng của chơn lý vốn là không như trong Bát Bất Trung Đạo, Ngài Long Thọ (Nagarjuna) đã dạy cho chúng ta gần 2000 năm lịch sử rồi.

Đối với khoa học cái gì càng mới bao nhiêu, càng có giá trị bấy nhiêu. Vì đó là những sản phẩm của văn minh và trí tuệ. Còn đối với Tôn Giáo, những gì càng cũ kỹ bao nhiêu và được tồn tại qua thời gian năm tháng lâu dài thì đấy chính là văn hóa và đấy chính là niềm tin vào một Tôn Giáo. Nhưng điều quan trọng nó không nằm trong chiều dài của lịch sử tồn tại Tôn Giáo đó, mà nó chỉ có giá trị của bề dày lịch sử và cuộc đời mà tôn giáo ấy đã, đang cũng như sẽ đóng góp cho nhân loại mà thôi.

Tôi xa nước từ năm 1972 để đi Nhật và qua Đức trực tiếp từ Nhật năm 1977. Cho đến nay ở ngoại quốc đã gần 35 năm và ở Đức gần 30 năm chưa một lần về thăm xứ; ngoại trừ năm 1974 có 1 tháng thăm quê. Thế nhưng quê hương và đất nước là những tình tự dân tộc mà người con xa xứ không được quyền quên. Vì nơi đó đã sinh ra mình và nuôi mình lớn lên thành người. Nay Thượng Tọa Giáo Sư học giả và Sử gia Trí Siêu Lê Mạnh Thát tổ chức được một buổi hội thảo khoa học về Phật Giáo trong thời đại mới như thế nầy, quả là điều đáng ngưỡng vọng và thán phục biết bao. Ở xa, tôi chưa về thăm quê được; nên xin gởi bài này để đóng góp vào việc phát triển Phật Giáo Việt Nam trong mai hậu và xem đây như là một chút tình quê của người sống ly hương đang vời trông về cố quốc.

Kính chào tất cả liệt quý vị.

Viết xong vào một sáng mùa hạ tại thư phòng chùa Viên Giác.

 

Notes

(1) Đó là triều chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Triều Nguyễn Huệ Tây Sơn và triều Gia Long Nguyễn Ánh
(2)
Antom Gueth, 1878 - 1957
(3)
Do TT. Thích Như Điển dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt – Sariputra Giáo Dục Từ Thiện Hội xuất bản năm 2006 tại Hoa Kỳ.
(4)
Xin đọc thêm sách tiếng Đức, của Dr Martin Bauman về sự hình thành của Phật Giáo Việt Nam tại Đức

 

 

EXPERIENCES OF BUDDHIST EXPANSION
AND DEVELOPMENT IN EUROPE - ESPECIALLY IN GERMANY

By Venerable Thich Nhu Dien
Abbott of Vien Giac Pagoda Hanover, Germany

 

     Buddhism is like a giant old tree rooted securely and firmly in the ground of Asia for over 2500 years in history.  Since its roots have been penetrated so deeply, the branches stretched and crossed the oceans to reaches the Western horizon, until today, Buddhism appears in all five continents in our globe.

 

     After the Emperor Asoka (304 BC – 232 BC) became a Buddhist disciple, he sent many Buddhist missionaries to European nations (Greek, Iran, Iraq, and Alexandria…) this, of course, indicates Buddhist religion was in Middle and East Europe prior to the appearance of Christianity there.  Therefore, from that point in time, the Sangha, the missionaries and the monasteries developed and strongly influenced philosophy, arts, culture and morality of those countries.  That is the conclusion of archaeologists who recently discovered and researched ruins in Alexandria as well as in Greek.  It indicates that Buddhism was so glorious in those countries at one time.

 

     Afterwards, some other religions such as Muslim come into existence.  Buddhists with their peaceful and nonviolent philosophy, were oppressed, occupied and destroyed, and gradually replaced by those with less peaceful methods.  Many monks, monasteries, and spiritual values were affected by other aggressive religions.  Even in Hindu India, the birth of Buddhist nation has gone through many ups and downs.  Buddhism has not stepped back although facing many challenges and endured them.   During time of crisis, Buddhist disciples conducted ceremonies and paid respect to the Lord Buddha.   This is the seed to keep the wisdom light burning for future prosperity in Europe and Asia.

 

     European history did not refer much about Buddhist religion at this continent until the 17th and 18th century.  Might be the influences of Catholics were very strong, while Buddhism was waiting for its prosperous time amongst European philosophers.  The European dictators of Spain, Portugal, France, England, and Holland were looking for colonies and during that quest, many of them found the real spiritual value of Buddhism and returned to their native countries with Buddhist memories from India, Sri Lanka, and Vietnam, including statues, Pali and Chinese books.  From that time on, researchers began to be familiar with Buddhist religion.

 

     Therefore, in the unfortunate situations were fortunate events, and in those fortunate events were unlucky situations that could not be foreseen.  One unfortunate situation was that we Asians at the time did not have many ships to travel to Europe like the Europeans had to conquer us from 16th centuries on and beyond, we were fortunate to have Buddhist philosophy expanding in Western nations, especially within intellectuals and the philosophy is widespread all over Europe today.

 

     Another unfortunate matter was the lack of leadership for the Buddhist trend at the time.  The old says: “All flowers opened up to compete for blooming.” There was a solid reason for this.  The Europeans and Americans were tired of praying to only one God with all blessings coming from this God.  Many realized that the religious doctrine controlled them for over 2,000 years.  This was the real reason for them seeing that there was something in Buddhism with more balance.  Everyone has the Buddha nature and even a female retains a special role in Buddhism and has greater worth than in other religions; therefore, they accept Buddhism easily.  Consequently, they have tried to learn Buddhism in Pali, Mongolian, Chinese, Japanese, Korean, Vietnamese and Sanskrit languages.

 

     In Germany, over 200 years ago, there was a writer philosopher, who was familiar with Buddhism.  Arthur Schopenhauer (Feb. 22, 1788–Sept 21, 1860) was not a Buddhist disciple but loved Buddhist teachings and Buddha image was in his office during the first years of the 19th century so that researchers have confirmed that Buddhism in Germany began at that point.  In parallel, Vietnam had the famous poet Nguyen Du, who was chanting the Diamond Sultra for 300 times before he could finish the Kim Van Kieu book based on a Chinese ordinary fiction titled “Thanh Tam Tai Tu Truyen” or “Doan Truong Tan Thanh” appearing during the Ming Dynasty in the 13th and 14th centuries.  However, Nguyen Du, who was a high-ranking official during three regimes at the time, created it and the fiction has become a distinguished treasure.  There has not prior to nor after Kim Van Kieu, has any author surpassed its excellent content, which explain the view of Three United Religions through different angles of history.  Supposedly, if it were in the Chinese literature for one thousand more years perhaps it would to be the same.  It will be forgotten.  However, fortunately, Doan Truong Tan Thanh has enriched Vietnamese literature after the volume had been in Nguyen Du’s hand.

 

     Buddhism entered and transformed Europe a lot.  First, when European researchers understood Buddhist philosophy, they went to Asia for further learning.  Venerable Nyanatiloka left His native Germany in 1903 for Sri Lanka where He was ordained as a Buddhist monk and passed away there.  While being there, He was enthusiastic in teaching Meditation and translated Buddhist literatures from Pali to English and German.  He never went back to Germany.  Since Sri Lanka is a Buddhist nation and He felt so attached to it, Venerable Nyanatiloka did not leave the country where he spent his utmost effort at studying.

 

     Then during the first years of 20th century, people noticed Zen of Japan from the teaching of Daisetsu Suzuki (1870-1966), who was a Japanese and had an English wife with publication as “Easy Zen and Easy Practice” causing many Europeans, Americans, and especially Germans to have great affections with the style.  Going into the Pali world is not simple for beginners learning Buddhism.

 

     Philosophers Fried Rich Nietzsche (1844-1900) or Sigmund Freud (1856-1939) and Hermann Hesse (1877-1962) were, more or less, influenced by free Buddhist spirit in  “The Light Of Asia” of Edwin Arnold (Jun 10, 1832-Mar 24, 1904).  From it, they had the special writing Der Weg nach Innen (by Hermann Hesse).  Their thoughts have been affected not only in the past but also in the present; many have spoken highly of them.

 

     Especially in Germany, we have to mention scientist Albert Einstein (Mar 14, 1879-Apr 18, 1955).  He is a Jewish-German who was born in Neu Ulm in the south of Germany.  He was an ordinary student in school, however, after that, while teaching in Switzerland, he discovered the Theory of General Relativity and for that people all over the world admire him.  After World War II, he immigrated in the United States and passed away here.  He wrote many books and gave lectures at numerous places.  He reminded Buddhist disciples to remember 3 things:  “First, Buddhists do not need to look at science to find Buddhist religion but Buddhism itself is science.  Second, I (Albert) am not a Buddhist disciple.  However, if I belong to a religion, Buddhism is my choice.  Third, beginning in the 21st century no other religion shall grow as strongly as Buddhism.”

 

     We can say that scientist Albert Einstein is a Buddhist disciple without taking refuge with Triple Gems and Buddhist precepts had attached to Buddhist philosophy.  At the end of the 20th century, our globe had 6 billion people, The United Nations chose him to be the SYMBOL and the FATHER of Theory of General Relativity.  From there, we are proud of a Buddhist disciple who chose the right path.

 

     Buddha said in Abhidharma Sastra about establishment of the worlds and affirmed that whether the universe will continue to exist or will be destroyed sooner or later would depend on people through their actions: respect of parents, teachers, having good relationships with other members in the family.   Obtaining and adhere to the Eight Precepts; doing good deeds and avoiding unwholesome behaviors; and recognizing that the world is not governed by a God.  This is a scientific and subjective judgment that the Buddha declared solemnly with his superior knowledge and self-realization.

 

     Recently, Dr. Stephen Hawking, Ph. D. (born 8 January 1942 in England) proved as the Buddha did affirm, that time has no beginning and ending.  Clearly, Europeans and Americans, especially scholars agree on this philosophy wholeheartedly.  Therefore, the title Buddhism in the new era: “Opportunities and Challenge” perhaps does not stop here but will develop and expand in many directions so that Buddhism will make further progress.

 

     During the middle of the 20th century, a new trend for studying Buddhism grew strongly Tibetan Buddhism. Through His Holiness the Dalai Lama’s idol image, the Mantrayana philosophy has been spreading everywhere.  From intellectuals to ordinary people gathered crowdedly to listen to His lectures, or wish to meet with Him to have blessings or especially to study the profound thoughts of Tibetan Buddhism, going from Theravadinyana; to Bratyakabuddhayana; Bodhisattvayana; and Vajrayana.  This is a bright spot of Buddhist expansion in the history.

 

     Buddhism does not have a propaganda organization but the religion has an interesting feature like water flowing and going into the ground without coming out.  In retrospect, from India to China, Buddhism has relied on Lao Tzu philosophy to enter China easily.  Japanese Buddhism is the same.  His Highness, the Prince Shotoku Taishi (574-622) was a Regent and a politician of the Imperial Court in Japan, in the same era with the Tang Dynasty in China, and he was a very intellectual official.  His Highness chose Buddhism as a national religion.  In addition to the Three Regulations of Japanese Constitution at the time, His Highness adopted the Three Refuges and the Five Precepts of the Buddha to govern his people.

 

     We are going to have a 1,000 - year Thang Long history celebration (1,010-2,010), so we have to mention Meditation Master, venerable Van Hanh who was converted and ordained as a Buddhist monk who assisted the Emperor Ly Cong Uan in running Viet Nam country through Buddhist philosophy in 11th century.  

 

     Germans are very disciplined.  On appearance, they seem to be unfriendly, but deep inside the people have a compassionate heart with unlimited love.  They witnessed Hitler’s cremation ovens for the Jews and suffered heavily through WW I and WW II.  Consequently, after April 30, 1975, they have opened their arms to embrace more than 100,000 Vietnamese refugees to settle here.  Now those Vietnamese have contributed to the country the Buddhist spiritual bricks to the tall building of religion and Germans have accepted Buddhism easily from central government to locality.  It was from all walks of life, intellectuals as well as common people, at many angles.  This is a real Buddhist miracle and there has been no objection when our Vietnamese Buddhism entered into this society.

 

     Since Germans believe that if a person has no religious morality, it is easy for the person to create chaos for the society, the Government supports the Religion on literature and having a peaceful society by giving people who have religions opportunities to engage in their activities so that the society would not have many crimes.  That is also the duty of Buddhist Spiritual leaders to assist Germany Government to establish order in the society.

 

     Here in Germany, the Government does not govern people by calling on citizens who respond, “Yes, sir”.  But they do listen to people’s suggestions and solve citizens’ needs, including religion - This is the priority that the Government would be caring for their spiritual life.  Thus, the society is peaceful and the Nation is prosperous.

 

     I am a Buddhist-educated immigrant to Europe from Asia and, upon coming here; I saw their society is so well organized.  I saluted with respect and admiration, I was eagerly engaged in society and literature projects that our religion has been familiar with during our several thousand years of Vietnamese history.

 

     Bringing my bell to ring in another country is not easy, but I personally tried to complete 47 publications in many different languages:  Vietnamese, English, Chinese, and German.  I have contributed to spiritualism at this Buddhist home in Germany.

 

     I think our Great Grand Masters’ such as the venerable master Ma Dang, and venerable master Truc Phap Lan, when going to Lo-Yang City in China in the Han Dynasty perhaps, were very confused because of the language difference.  However, in the Sultra of Forty Two Chapters that they translated at the White Horse Temple and the Sultras that followed, indeed, they have made significant contributions to spiritual life there at the time; therefore, language is very important.

 

     Japanese proverb is:  Go ni ireba, go ni sitagae.

 

     Chinese proverb is:  Nhap gia tuy tuc, nhap giang tuy khuc.

 

     English proverb is:  When you are in Rome do as Romans do.

 

     Buddhist expansion here is miraculous.

 

     In Germany, Vietnamese Buddhism appears during the past roughly 30 years, however, Buddhism has gone very slowly and firmly like German proverb:  “Langsam aber sicher” and hopefully, the second and third generation on Vietnamese Buddhism shall have a very firm standing in this country.  It is obvious that many Germans now can read and chant in Vietnamese and many Vietnamese who were born and raised up here in Germany since the second generation can read and chant in German.  This is a cultural exchange, we could not have predicted in advance.   Maybe it is growing from the seeds of karma.  If it is convenient, it will remain and develop.  Should it be contrary, it will be in hiding or change to another direction to survive.  History has proven and of course, it is not the problem of repeat but it is Formed, Stabled, Destroyed, and Emptied.

 

     Happiness, sadness, compliments, criticism, gain, loss, advantages, disadvantages…are only conducts in life and are not real facts.  The true philosophy is emptiness as in the Eight Nothingness Middle Way, that Venerable Master Nagarjuna, an Indian philosopher (c. 150-250 CE) teaches us for nearly 2,000 years.

 

     For science, the newer the product, the more valuable it is, since it is the product of civilization and intelligence.  However, concerning Religion, the older it is and it has remained through many years and months, indicates real culture and belief in the Religion.  Nevertheless, the important factor is not the survival length of that religion, the real value is the contributions to benefit people in past, and continuing to the present, and the future. 

 

     I was away from our Vietnam land from 1972 to 1977 go to Japan.  Until the present, I have been in foreign countries for nearly 35 years including nearly 30 years in Germany.  I have never been back to my country during that time except in 1974 I went back to my homeland for one month.  However, I have not forgotten our country.   There I was born and grew up.  Now Venerable Professor, Scholar, and Historian Tri Sieu Le Manh That has a scientific conference on Buddhism in Viet Nam at this time is so admirable and that we have been long waiting for.  At distance, I am unable to attend therefore I am sending this to contribute to the development of Vietnamese Buddhism and please consider it a small gift from a Vietnamese from overseas who has been and always contemplating to the beloved native land.

 Respectfully regards to all of you.

Finished writing on a summer morning in Vien Giac Pagode office, Germany, 2006

Sa Mon Thich Nhu Dien

 Translated & edited by International Translation group.

 

 

 

 

Xem hình ảnh

 

****

Trở về Trang Hội Thảo

 

---o0o---

 

Source: http://www.vinabri.org/

---o0o---

 

Cập nhật: 01-09-2006

 


Webmaster:quangduc@quangduc.com

Trở về Trang Mục Tập San

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp cho Trang Nhà qua địa chỉ: quangduc@tpg.com.au
Địa chỉ gởi thư: Tu Viện Quảng Đức, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic. 3060. Tel: 61. 03. 9357 3544