Tiếng Việt

Trang nhà Quảng Đức

   Tiếng Anh 

qd.jpg (8936 bytes)

Tản Mạn


...... ... .

 


 

HIỆN TRẠNG
CÔ DÂU VIỆT NAM TẠI ÐÀI LOAN
 

Kính thưa quý độc giả!

Tơi là một nhân viên làm thiện nguyện trong dường dây Bảo vệ Cơ Dâu Ngoại Quốc tại Ðài Bắc do bộ Nội Chính tổ chức, đường dây này được tổ chức hơn một năm với 05 ngôn ngữ: Viet Nam, Philipine, Indonesia, Thai Lan, Kampuchia, mỗi ngôn ngữ được tiếp điện thoại hai tiếng đồng hồ, nhưng vào đầu tháng 03 năm này với vụ án cô dâu VN là một vấn đề đang bùng nổ tại Ðài Loan, nên bộ Nội Chính ban hành điều lệ mới là tiếng Việt được tiếp suốt ngày từ 9h00AM đến 17h00PM, còn những ngôn ngữ khác thì chỉ tiếp từ 13h00 đến 17h00 PM, số phone:0800-088-885; trung bình mỗi ngày có khoảng 06 vụ án của cô dâu VN. Những trường hợp xảy ra đều xoay quanh những vấn đề lớn như: Bạo lực gia đình và tình dục, ly hôn, gia đình chồng đối xử không tốt. Ðường dây này chỉ tư vaán các vấn đề pháp luật hay chuyển những vụ án bạo lực hôn nhân và gia đình đến những cơ quan chức năng, chứ không có thể giúp các chị em về tiền bạc trong những nhu cầu cấp bách khác, như mua vé để trở về VN sau khi ly hôn hay hoàn cảnh gia đình khó khăn..v..v...

Hiện nay có khoảng 100 ngàn cô dâu Vn, khoảng 70 ngàn lao động Vn tại Ðài Loan. Những vần đề mà cô dâu Vn gặp phải, phần lớn vì bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, tuổi tác chênh lệch, 80cô dâu Vn tại đây đều rơi vào hoàn cảnh thật bất hạnh đến nổi ly hôn mà cả tấm vé trở về Vn cũng không có, thì còn gì gọi là công bình trong hôn nhân?

Tôi viết những dòng chữù này chân thành khuyên những chị em và những bậc cha mẹ khi quyết định gả con mình cho một người Ðài Loan, qúy vị nên biết rõ đây là cuộc hôn nhân thật sự hay là một chuyện mua bán người, đừng nhẫn tâm để con em mình trở thành món hàng, nên có thể cò kè giaù cả, và quý chị em phải hiểu thêm rằng chuyện lập gia đình là chuyện xây dựng một mái ấm gia đình được hạnh phúc chứ không phải là đến Ðài Loan để kiếm tiền gởi về gia đình cha mẹ ở VN, vì qúy chị em ở Vn lập gia đình cuõng đặt chuyện hạnh phúc lên hàng đầu, không một ông chồng nào có thể chấp nhận một điều kiện mà qúy chị em đưa ra như vậy, chuyện giúp đỡ gia đình bên Vn là thứ yếu. Tôi có dịp trực tiếp tiếp xúc với nhiều chị em, tất cả đều cho rằng chuyện lập gia đình là để kiếm tiền, chính những điều này dẫn đến gia đình qúy chị em mất hạnh phúc.

Ðiều kế tiếp cũng không kém quan trọng là những chị em sang DL lâu năm, có quốc tịch Ðài Loan, ngôn ngữ lưu loát, lại chính là những người làm trong công ty môi giới để giới thiệu về gả cưới hay hợp tác lao động, qúy chị em là những người đi trước nên đồng cảm và giúp đỡ cho những người em đi sau không biết gì, nhưng các chị em lại là người ăn trên xương máu và sự đau khổ của những vị tân nương hay những người lao động VN mới sang Ðài Loan.

Những chàng tân lang sang Vn cưới vợ là vì ở Ðài Loan họ không thể lập gia đình, bởi họ là những người đàn ông không có nghề nghiệp, tuổi cao mà tham vợ trẻ như “ Bò già thích ăn cỏ non vậy”, thần kinh có vấn đề, tứ chi không đầy đủ, cái đặc biệt là những người ăn trầu Ðài Loan là những người được nêu ra trong những trươøng hợp trên vậy, chính những người này là những người đến Vn cưới vợ.

Còn những người làm môi giới cũng chính là những người làm việc mua bán người, trông họ như là người làm trong xã hội đen không khác, chính bản thân tôi bị họ làm dữ một lần tại phi trường Trung Chính Ðài Bắc, vào tháng 10 năm 2003, tôi thấy những phái đoàn lao động Vn đến sân bay khoảng 30 người, đang ngồi trong tư thế uể oải- mệt mõi khi không hiểu ngày mai mình sẽ ra sau, ngồi trong mấy giờ liền để chờ những pháøi đoàn khác đến để người môi giới đưa về công ty và phân phối đến những nơi đã hợp đồng, nhưng họ không hề cho những anh chị em lao động này một chai nước để uống, có ngươøi phải trả cho người môi giới 2.000usd khi đến sân bay Trung Chánh, mà chai nước cũng không cho uống thì còn gì là đạo đức chứ, thấy những người đồng hương như vậy tôi đến hỏi thăm và đưa cho những chị em số điện thoại Cục Quản Lý lao Ðộng VN tại Ðài Bắc để các anh chị em có gì thắc mắc thì điện đến nhờ giúp, thì đằng sau lưng tôi ặp đến những người đàn ông ăn trầu bộ dạng thật đáng sợ làm có thái độ dữ dằn với tôi, bên cạnh họ là những người vợ Vn làm thông dịch, tôi đã thẳng thắn nói với những chị em đó là tôi không hề làm gì sai pháp luật; 90người lao động Vn là đến từ các tỉnh phía Bắc của VN.

Chính bản thân tôi năm qua tôi cũng giúp đỡ đưa một cô dâu về Vn sau một tháng đến làm dâu xứ người về VN, tôi cũng từng bị người môi giới là người Việt gốc Hoa đang ở tại Ðài Loan điện đến hăm dọa tôi đủù thứ. Tiền vé máy bay lần này là do tôi và bạn tôi và ông giám đốc công ty du lịch Hồng Nghị gom lại, mỗi người 2.000NT để mua vé đưa em về Vn, chính ông này đã lái xe đưa tôi và bạn tôi đến tận nơi cô dâu ở, cách Tp.Ðài Bắc ba giờ rưỡi lái xe, đến nơi thì thấy một cô gái thật ngây ngô xinh xắn với cái mặt bầm tím vì những cú đấm của ông chồng thần kinh , suốt mấy giờ đồng hồ vằn nước đá cho vết bầm của em mà lòng tôi rất đau buồn khi thấy số phận một người con gái Vn ở xứ người bị đánh như thế, trong đêm em ở lại nhà tôi tại Ðài Bắc để ngày mai ra phi trườøng trởû về Vn sau một cuộc hôn nhân bị đổ vỡ, em đãø kể lại chuyện một tháng mà em đã trãi qua thật là khủng khiếp.

Hiện tại đa phần những cô dâu VN được gả sang Ðài Loan vì hoàn cảnh nhà nghèo không được học hành, nên sự hiểu biết cũng kém, cộng thêm là các chị em sang đây nhiều lúc sống 5-7 năm trên xứ Ðài Loan mà không biết đâu là đâu, thậm chí ngay địa chỉ nhaø mình cũng không biết đọc, nên gặp phải những chuyện bất trắc xảy ra cũng chỉ ngồi đó chịu trận, gia đình chồng không cho họ đi ra ngoài nên muốn liên lạc với các chị em cũng không là vấn đề đơn giản, thì làm gì có chuyện đứng lên để đòi quyền dân chủ, quyền bình đẳng......

Sau đây tôi nêu ra những trường hợp điển hình này để các chị em chưa đến Ðài Loan, đang trong những ngôi nhà của môi giới để chờ người mối lái đến chọn hàng, ít nhiều am hiển phần nào những thực trạng của cô dâu Vn tại Ðài Loan trước khi đi đến quyết định.

1-     Chị Nguyễn Thị T, người tỉnh Thái Nguyên, sang đây được hai tháng, đến DL ngày thứ hai chị phát hiện mình bị gạt, bởi vì trong nhà chồng chỉ vẫn hiện diện mặt của người vợ ông ta và hai đứa con. Vì khi ông đến Vn cưới chịï ông đã làm giấy ly hôn gỉa với người vợ mà ông đang sống, thay vì thuê một người lao động nước ngoài đắt hơn mà chỉ làm theo hợp đồng hai năm, chị buồn quá muốn trở về VN nhưng đã bị chồng nắm giữ hết giấy tờ, mà cũng không có tiền để mua vé.

2-     Chị Nguyễn Thị K, người tỉnh Tây Ninh, chồng dùng bạo lực về tình dục và gia đình, sau khi gả sang Ðài Loan chị ơû trong gia đình chăm sóc cho bố chồng và hai đứa cháu, còn chồng thì đi đâu hai tháng mới về một lần, vừa rồi vì không có tiền để mua những đồ vệ sinh cá nhân, người bạn hàng xóm giới thiệu chị đi lột vỏ tỏi, ngày có ngày không, ngày có hàng thì chị kiếm được 100NT(3usd), khi chồng trở về nghe người nhà mách lại nên có thái độ thô bạo, cởi quần aó chị ra và kiểm tra bộ phận sinh dục, chị chịu không nổi nên trốn nhà ra đi, ở nhà ngươì bạn để chờ ngày ly hôn và trở về Vn.

3-     Chị Nguyễn Thị Ngọc L 18 tuổi, người Ðồng tháp, sang Ðài Loan hai tháng, trong lần mẹ chi sang nuôi người chị lớn sinh, chị xin phép chồng đến để thăm mẹ và chị, nhưng bị chồng nổ thiên đình đánh bầm mặt tím mày, chị trốn bỏ nhà đến nhà người chị ở, mẹ chị điện lại xin cầu cứu, giúp đỡ để đưa chị về Vn.

4-     Chị Phạm Thị Tú T, người tỉnh Cần Thơ, gả sang Ðài Loan hơn một năm, trong thượng tuần tháng 03, chị đang đi ngoài đường chồng chị điện cho chị, nhưng không nghe nên không bắt máy, trở về nhà chị đang tắm, chồng chị tông cửa nhà tắm và lôi chị từ trong nhà tắm ra ngoài đường mọi người đều thấy và đánh đập mặt chị sưng vù và tím bầm, trong lúc còn chưa mặc quần áo. Ðó là nhưng hành vi tồi tệ của một người chồng Ðài Loan.

5-     Chị Nguyễn Thị Y, người quận 11 Tp. Hồ Chí Minh, sang đây 7 năm mà chồng chị vẫn chưa làm giấy để chị nhập quốc tịch, hai năm trước đây thì luật người lấy chồng Ðài Loan sang đây 03 năm sẽ có quốc tịch; còn bây giờ thì 05 năm; chị có 03 đứa con, cháu lớn 6 tuổi, cháu kế 05 tuổi và cháu nhỏ thì 4 tuổi, chồng làm nghề câu cá, mỗi ngày câu được bao nhiêu thì bán lấy đó để sinh sống, vì   chồng đòi hỏi sinh lý quá nhiều nên chị chịu không nổi, nhiều lúc ăn cơm trắng không có tiền mua thức ăn, hiện nay chị sống trong đau khổ không có tiền để nuôi con, mà ly dị trở về Vn thì hoàn cảnh vừa khó vừa nhục, chị không biết phải chọn con đường nào.Số phone nhà chị là(03)779-3603( huyện Miêu Lật)

6-     Chị Lê Thị H, người tiûnh Hải Phòng, đến Ðài Loan hơn một năm, chồng không ngó ngàng đến chị, chị muốn ly hôn trở về Vn, nhưng tủi nhục vì đã mang tiếng lấy chồng, chị đang trong hoàn cảnh lưỡng lự, ở lại nhà chồng thì chịu không nổi, còn trở về Vn thì sợ cha mẹ buồn.

7-     Chị Lê Thị T, người tỉnh Bến Tre, chồng có ba đứa con riêng, sang đây chị rất cực khổ chăm sóc ba đứa con riêng của chồng, nhưng chồng đối xử rất không tốt, chị muốn ly hôn trở về Vn.

8-     Chị Nguyễn Thị L, người tỉnh Long An chồng làm nghề bạc, nhiều lần dẫn chị sang Kampuchia đến những sồng bạc lớn, ăn thua đều có, tại đây có nhiều cô gái Vn làm nghề phục vụ khách đánh bạc, chồng chị quen với một cô và trở về thoả thuận với chị cho phép ông ta cưới thêm một cô gái Vn từ Kampuchia về làm vợ bé, chị một mực cự tuyệt và buồn bả vì bản tính háo sắc của chồng mình.

9-     Chị Nguyễn Thị L, người tỉnh An Giang, sang đây chưa đầy một năm, chồng chị bị tật mặt nữa đen nữa đỏ, hai vợ chồng thuê nhà bên ngoài nhưng bắt chị phải phu phân nữa tiền nhà, ông đưa ra những điều kiện mà chị không thể chấp nhận, nên muốn ly dị để trở về Vn; khi mới sang chị chưa biết nói tiếng Hoa, văn phòng nhờ tôi dịch dùm để hai người hiểu nhau, nhưng khi gặp tôi chị khóc nức nở, chị nói nhiều đêm ngủ nhìn mặt ông chồng thấy sợ quá, vì nghèo mà phải gả sang đây, nhưng người chồng không biết thân phận của mình mà đòøi hỏi chị phục vụ ông ta như trong một gia đình của cheá độ phong kiến, chị không thể chấp nhận được cảnh sống như vậy và quyết định ly hôn.

10- Chị Nguyễn Thị Kim L, người tỉnh Bến Tre, gả sang đây 04 năm, có một cháu gái, chồng chị không cho tiền sinh sống mà cũng không cho chị đi làm để kiếm tiền, nhiều lần đánh đập và có lần cầm dao định chém chị, ngày 15-03-2004 chị đã làm giấy ly dị xong, chồng chị cho chị ở lại trong nhà một tuần để trở về Vn, hiện nay chị không có tiền để mua vé trở về Vn, số phone nhà chị là (07) 787-1476( Cao Hùng).

Trên đây là những thực trạng của cô dâu Vn tại Ðài Loan, hiện nay có hai tình trạng cấp bách cần được giúp đỡ tiền để mua vé để được trở về Vn (chị thứ 10), còn chị thứ 05 thì cần giúp đỡ để các cháu cơm no áo ấm hay trở về Vn sinh sống.Thay mặt các chị em cô dâu Vn tại Ðàïi Loan, kính mong bạn đọc vì tinh thần tương thân tương trợ, cùng chung dòng máu hãy giúp đỡ cho hai chị nêu trên được an toaøn trở về Vn sau những năm làm dâu trong những gia đình thật bất hạnh tại xứ người.

Hiện nay trên đài tuyền hình Ðài Loan có hai đài đưa hình nhiều cô gái VN đang chờ đợi công ty môi giới hai bên tìm người giới thiệu, nhìn hình ảnh này thật đau lòng cho thân phận những cô gái nghèo VN đâu khác gì món hàng, trong nội dung quảng cáo còn nói: “ Nếu mà cô này bỏ về VN hay trốn đi thì công ty môi giới sẽ đền bù cho cô khác”; trên đường phố ở ngoạïi ô Ðài Loan rất nhiều hình ảnh quảng cáo gái VN chúng ta, có địa chỉ công ty môi giới rõ ràng.

Chúng ta hãy cùng nhau lên tiếng để ngăn chặn làn sóng gái VN lấy chồng Ðài Loan, đừng để người dân Ðài Loan khinh thươøng chúng ta nữa, họ cho rằng chúng ta nghèo cùng khốn khổ nên mới gả con sang Ðài Loan để tìm miếng cơm manh áo, that là nhục nhã khi nghe những lời này; các chị em gái Việt Nam nên nhớ rằng : Ta về ta tắm áo ta dù trong duø đụïc ao nhà vẫn hơn”. Trong nhiều cú điện thoại gọi lại cầu cứu, những án này chuyển đến cơ quan chức năng, nhưng người ta không có nhiệt tình để giúp các chị em này đâu, vì trong suy nghĩ của đa số những cơ quan chức năêg đều cho rằngï: “ Con gái VN không tốt, dối trá, lườùi biếng, tham lam..........nên kệ nó”, ngoại trừ những trường hợp bị đánh đập bị thương nặng, tôi không biết dùng ngôn từ nào để diễn tả những thảm cảnh của những cô dâu Vn tại Ðài Loan.

Thu Thanh

 

Ðài Loan
có phải Thiên đường
cho các Cô Dâu Việt Nam?
 

Kính thưa toàn thể độc giả.

Kính thưa các bậc phụ huynh có con em lấy chồng Ðài Loan.

Thưa các vị, trong những năm gần đây người Việt chúng ta có nhiều  chị em lấy chồng Ðài Loan, nhưng không ít chị em cô dâu VN đã gặp những hoàn cảnh thật bất hạnh khi đến xứ người. Ðiều đáng thương là các chị em này không dám nói sự thật với cha mẹ hay người thân mình những gì đã xảy ra sau cuộc hôn nhân trên xứ sở mới lạ. Chuyện hôn nhân này có lẽ chúng ta không nên trách móc bên gia đình chồng hay gia đình vợ, bởi vì cả hai bên đã đồng ý mới tiến đến hôn nhân.

Những chàng trai đến VN cưới vợ phần lớn là những người tứ chi không   đầy đủ, thần kinh yếu kém hoặc có vấn đề, tuổài tác cao, thất nghiệp, ly dị nhiều lần hay xem hôn nhân  như là việc mua bán..v..v...Còn về phía nhà gái ở VN thì đa số là các chị em không hiểu biết tình hình thực tế hay qua trung gian của một công ty giới thiệu. Vì vậy, hầu như các Cô đều xuất thân từ miền quê nên cứ nghĩ đơn giản đi nước ngoài là có thể thay đổi cuộc sống. Thậm chí có chị em nghĩ rằng cuộc sống ở nước ngoài   như  là thiên đường!  Chỉ có một số trươøng hợp cá biệt là do hoàn cảnh gia đình cha mẹ đang khó khăn nên nhắm mắt làm lều “mặc cho con tạo xoay vần ra sao” chấp nhận lấy chồng Ðài Loan để giải quyết phần nào cho kinh tếø gia đình.

Cho nên, đa phần chị em chưa hề biết mặt vị tân lang của mình là ai, bởi vì người đến VN cưới vợ đôi lúc không phải là vị tân lang thật, sau khi vị tân nương này đùến Ðài Loan thấy mặt người chồng của mình thì chỉ biết rơi lệ mà chấp nhận cuộc hôn nhân baát đắc dĩ như vậy. Một trở ngại lớn nhất khi mới sang đây là vấn đề giao tiếp, các Cô đã ngậm đắng nuốt cay trong những năm tháng bất đồng ngôn ngữ, nên bị xem nhẹ hoặc bị đối xử tệ bạc. Nếu chấp nhận ly dị khi chưa lấy được quốc tịch thì phải trở về VN, vì đó là luật pháp của Ðài Loan, nhưng việc này thì càng mất mặt hơn, bởi vì trước khi đếùn Ðài Loan cứ nghĩ là thiên đàng, và rất hãnh diện với cuộc hôn nhân của mình, nếu trở về VN tiền không có mà lại mang tiếng đã ly dị thì rất hổ thẹn với người thân và bạn bè, với tâm trạng đó nên cắn răng chịu đựng.

Có những chị em sang đến Ðài Loan mới phát hiện mình là người vợ thứ   của ông chồng bạo hành, thú tính..., thậm chí là người vợ thứ 6-7 nữa kia. Hoặc có nhiều người kém may mắn, bị biến thành công cụ truyền giống cho mấy anh em, kiêm luôn chức hộ lý vì chồng tàn phế, đồng thời là một “con Sen” không hơn không kém! Có đến 1001 chuyện xảy ra sau cuộc hôn nhân này dưới muôn màu muôn vẻ, tất cả những gì chúng ta nghe phong thanh hoặc sách  báo hay từ một nạn nhân kể lại về chuyện những cuộc hôn nhân bất hạnh, thì xin thưa hoàn toàn coù thật 100% những vấn đề đó vẫn đang tiếp diễn trên số phận của những cô dâu VN tại Ðài Loan hiện nay.

Vì sao tôi dám nói ra những sự thật này, bởi vì mới đầu tháng 04-2003 chính phủ Ðài Loan có mở một đường dây điện thoại chuyên bảo vệ Cô Dâu Ngoại Quốc như là: Philippine, Việt Nam, Indonesia, Kampuchia, TháiLan. Nhưng trong số cô dâu ngoại quốc này thì cô dâu VN có số lượng đông nhất, hiện nay  khoảng 100.000 cô dâu VN đã đến Ðài Loan. Ðường dây này mỗi ngày đều có những người làm thiện nguyện trực điện thoại bằng những ngôn ngữ sau: Tiếng Việt Nam( 09h00am-17h00pm  ),Tiếng Anh, Tiếng Indonesia, Tiếng Campuchia, tiếng Thái Lan(13h00- 17h00pm) từ thứ hai đến thứ sáu.Số điện thoại của đường dây này là 0800 - 088885.

Tôi là một Nghiên cứu sinh đến từ VN và cũng là một trong những người làm công tác thiện nguyện nơi này. Cho nên, đã chứng kiến biết bao nhiêu cảnh đau lòng của những người đồng hương nên tôi đã suy nghĩ rất nhiều, và quyết định nhắn nhũ với những ai sẽ sang Ðài Loan.

Hằng ngày trung bình có từ 1-6 vụ  kiên tụng xảy ra đối với những chị em cô dâu VN, đều xoay quanh những vấn đề: khác biệt Văn hoá, ngôn ngữ bất đồng, gian lận trong hôn nhân, chồng bạo hành, gia đình đối xử vô văn hoá...

Tôi viết những dòng tâm sự này như một chút quà mọn để gởi đến những bậc phụ huynh có con em lấy chồng Ðài Loan, trước khi tiến đến quyết định cho con gái lấy chồng xứ lạ. Ðừng vì một vài trăm hay ngàn USD, tưởng chừng có thể giải quyết những khó khăn hiện tại, mà lại quên rằng con em chúng ta sẽ và đang trả giá rất đắt về thân xác lẫn tâm hồn. Mấy ai ngờ rằng con mình đang trở thành nạn nhân cho cuộc hôn nhân trá hình như là nạn mua bán người trong thời Phong Kiến bằng những ngôn từ hoa mỹ của xã hội ngay nay, mà mấy ai chứng kiến được những dòng lệ đã và đang tuôn tràn trên những đôi má xanh xao vì  âu lo và giận mình lầm đường lở bước, để giờ đây nằm trong cảnh “chim lồng cá chậu” tiến thoái lưỡng nan. Dĩ nhiên,  không phải nói tất cả những cô dâu VN đều có số phận như vậy, nhưng gần như 80% cô dâu VN đều rơi vào những tình trạng nêu trên !

Mong rằng, các Bậc cha mẹ hãy nghĩ suy cặn kẽ chuyện hơn thiệt trước khi cho con mình xuất giá. Và các chị em ơi! Hãy tỉnh táo trước những cái “Mác” nước ngoài  và những đồng đô la đang đưa ra mà bên trong còn biết nhiêu ẩn số mà mình chưa giải đáp được. Nếu đã tìm hiểu được thấu đáo rồi thì phải chuẩn bị cho mình một khả năng giao tiếp với gia đình bên chồng và xã hội để khỏi phải chịu thiệt thòi như bao nhiêu người đang “dỡ khóc dỡ cười” bên này!

Qúy độc giả hãy thông báo cho bạn bè hoặc người thân của mình có con em lấy chồng Ðài Loan số điện thoại trên để những chị em khi đến Ðài Loan mà ngôn ngữ chưa thông thạo, khi gặp những khó khăn nào thì hãy liên lạc theo số điện thoại này để được hướng dẫn và giúp đỡ. Ðây là đường dây duy nhất và chính thức do chính phủ thành lập.

Kính chúc  qúy vị được nhiều sức khoẻ và hạnh phúc!

Kính thư,
Thu Thanh

 
Xem thêm:
Ai Gây Nên Cảnh Rao Bán Phụ Nữ Việt

 

Cập nhật ngày: 30-03-2004

 

 

Webmaster:quangduc@quangduc.com

 Trở về trang Tản Mạn

Đầu trang

 

Biên tập nội dung: Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng
Xin gởi bài mới và ý kiến đóng góp đến ban biên tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com